Bệnh đạo ôn trên lúa và cách khắc phục hiệu quả

Bệnh đạo ôn trên lúa và cách khắc phục hiệu quả

Đối với những người nông dân, đạo ôn chắc hẳn là một chứng bệnh rất thường thấy trên đồng lúa. Đây được coi là loại bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mỗi vụ lúa. Vì vậy, sau đây chúng ta sẽ cùng chia sẻ những thông tin chia tiết về bệnh đạo ôn trên lúa cũng như các phương pháp hiệu quả để có thể phòng, chữa căn bệnh này hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về bệnh đạo ôn trên lúa

Từ xưa tới nay, đạo ôn vẫn luôn là dịch bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với những vụ mùa lúa. Không giống như những loại bệnh khác thường xuất hiện ở một vài thời điểm nhất định, bệnh đạo ôn có thể xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của cây lúa. Cũng chính vì thế, bệnh đạo ôn gây hại đối với mọi bộ phận cây như lá, thân, rễ, hạt…

Đặc biệt, khi bệnh đạo ôn lan rộng và trở thành dịch bệnh, nó có thể gây ra thiệt hại rất lớn về mặt năng suất, kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, người nông dân sẽ mất trắng cả vụ mùa nếu không có biện pháp xử lý, trị bệnh kịp thời.

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh đạo ôn

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh đạo ôn

Có thể nói, bệnh đạo ôn khi xảy ra sẽ gây hại cho mọi bộ phận của cây lúa. Tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất thường nằm ở các bộ phận như lá, thân cây và bông. Đó là những dấu hiệu như sau:

Bệnh đạo ôn trên lá

Ban đầu, dấu hiệu đầu tiên mà chúng ta có thể nhận biết về bệnh đạo ôn xuất hiện trên lá đó là các dấu chấm tròn có màu xanh xám. Dần dần, những vết này sẽ ngày càng lan rộng ra thành hình thoi, to ở giữa và nhỏ, nhọn về hai đầu.

Nếu không có các phương pháp chữa trị kịp thời, bệnh đạo ôn sẽ diễn biến nặng hơn gây chết lá, thối rễ. Khi đó, cây lúa hoàn toàn không có khả năng hồi phục.

Đạo ôn trên bông lúa

Khi đạo ôn xuất hiện trên phần bông lúa, ta có thể thấy dấu hiệu đầu tiên đó là vết bệnh màu xám ở cổ bông hoặc vỏ trấu. Các vết này không có hình dạng nhất định nào cả. Tuy nhiên, nếu chúng bám trên phần vỏ hạt, bệnh theo đó có thể lây lan sang vụ sau nếu mọi người chọn hạt thóc mắc bệnh làm giống.

Bệnh đạo ôn trên thân lúa

Bệnh đạo ôn trên phần thân lúa có biểu hiện ban đầu là các vệt màu nâu. Điều này khiến cho thân lúa bị khô héo và nặng hơn là gãy, chết cây.

Các nguyên nhân chính khiến cây lúa mắc bệnh

Các nguyên nhân chính khiến cây lúa mắc bệnh

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đạo ôn lúa đó là nấm Pyricularia. Tuy nhiên, việc cây lúa mắc bệnh còn phụ thuộc khá nhiều vào những tác nhân khác, chẳng hạn như thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ và đặc biệt là yếu tố mùa vụ.

Thông thường, đạo ôn xuất hiện chủ yếu vào vụ mùa Đông Xuân bởi khi đó, thời tiết chủ yếu là mưa phùn, độ ẩm cao và nhiệt độ nằm trong khoảng 16- 26 độ. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Tuy nhiên, vào các vụ mùa khác như Hè Thu hoặc Thu Đông, đạo ôn vẫn có thể xuất hiện nếu xảy ra mưa bão kéo dài, độ ẩm không khí ở mức cao.

Đặc biệt, các bào tử nấm có thể tồn tại tới hơn một năm trong điều kiện hoàn toàn khô ráo. Do đó, bệnh hoàn toàn có thể lây truyền giữa các vụ mùa khác nhau thông qua hạt giống. Bên cạnh đó, mầm bệnh cũng có khả năng ký sinh và lây lan qua các loại cỏ trên đồng ruộng. Vì thế, ruộng thiếu nước, nhiều cỏ dại cũng có thể là nguyên nhân gây đạo ôn.

Ngoài các yếu tố tự nhiên, bệnh đạo ôn cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân đến từ quá trình chăm bón không đúng cách. Nếu ruộng thừa đạm do sử dụng phân bón không hợp lý, mầm bệnh sẽ có điều kiện phát triển nhanh chóng. Không những vậy, việc bón phân đạm vào lúc cây lúa còn non hay thời điểm nhiệt độ không khí thấp cũng tăng khả năng xuất hiện của bệnh.

Phương pháp xử lý đạo ôn trên lúa

Phương pháp xử lý đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn luôn là một nỗi lo đối với mọi người nông dân bởi thiệt hại khủng khiếp mà nó có thể gây ra cho vụ mùa. Vì thế, chúng ta cần nắm rõ các biện pháp để có thể chữa trị hiệu quả loại bệnh này.

Đầu tiên, mọi người cần lưu ý rằng, khi phát hiện ruộng lúa mắc đạo ôn, ta tuyệt đối không nên bón các loại phân có lượng đạm cao. Ngoài ra, chúng ta cần giữ mực nước trong ruộng ở mức vừa phải, không để ruộng bị khô hạn. Bên cạnh đó, các loại thuốc kích lá hay kích thích sinh trưởng đều không được sử dụng trong giai đoạn này. Đó là những điều cần làm để khiến cho bệnh đạo ôn không lan rộng và phát triển hơn.

Tất nhiên, nếu muốn loại trừ hoàn toàn bệnh, chúng ta cần sử dụng các loại thuốc phun hóa học đặc trị. Để đảm bảo hiệu quả trị bệnh, mọi người nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu trôi nổi trên thị trường. Về kỹ thuật pha thuốc, liều lượng cụ thể, bạn nên tham khảo và thực hiện theo phần hướng dẫn ghi trên vỏ chai.

Sau khi phun thuốc, chúng ta cần theo dõi tình trạng, diễn biến của bệnh trên cây lúa để có thể chủ động phun lần tiếp theo. Thông thường, giữa hai lần phun sẽ cách nhau khoảng 5 cho đến 10 ngày.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh đạo ôn xuất hiện trường thời điểm lúa trổ bông, chúng ta cần chủ động phun thuốc phòng ngừa sau khi đã trị khỏi. Điều này giúp cho quá trình thụ phấn, hình thành hạt không bị ảnh hưởng, đảm bảo năng suất mùa vụ tốt nhất cho bà con nông dân.

Cách phòng bệnh đạo ôn trên lúa hiệu quả

Cách phòng bệnh đạo ôn trên lúa hiệu quả

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về bệnh đạo ôn cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, dù được điều trị kịp thời, đạo ôn vẫn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và năng suất của cây lúa. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ mùa vụ của người nông dân đó là chủ động phòng bệnh.

Đầu tiên, chọn giống lúa tốt là một yếu tố quan trọng giúp ta hạn chế bệnh. Nếu chọn hạt giống từ thu hoạch mùa trước, mầm bệnh có thể lưu lại và phát tán qua mùa sau. Vì thế, mọi người nên gieo trồng bằng các giống lúa đã được sàng lọc, lai tạo đạt chuẩn. Những giống lúa này không những cho năng suất cao mà còn có khả năng kháng đạo ôn rất tốt.

Ngoài ra, một trong những biện pháp phòng bệnh đạo ôn trên lúa tốt nhất đó là xử lý đất, đặc biệt là đối với những khu vực thường xuyên bị bệnh. Một số cách xử lý đất giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả đó là tiêu hủy tàn dư của các loại thực vật trong ruộng, dọn sạch cỏ trên bờ ruộng, mương, khử khuẩn bằng vôi bột… Bên cạnh đó, hoạt động cày bừa, phơi đất ải sau mỗi vụ thu hoạch cũng là phương pháp hiệu quả để phòng bệnh xảy ra.

Bệnh đạo ôn lúa luôn được coi là mối nguy mà người nông dân đặc biệt quan tâm bởi nếu không xử lý kịp thời, chúng sẽ phát triển thành dịch bệnh và gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng. Mong rằng qua bài viết, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách phòng trừ bệnh đạo ôn và có được những mùa vụ với năng suất tốt nhất.