Đối với bà con nông dân, các biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả sao cho đơn giản và đạt hiệu quả, năng suất cao nhất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy lý do vì sao cần cải tạo đất? Các biện pháp cũng như quy trình cải tạo đất trồng cây ăn quả thực hiện có dễ không? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được chúng tôi chia sẻ, giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây, mời bà con cùng theo dõi!
Lý do tại sao cần cải tạo đất trồng cây ăn quả?
Việc áp dụng các biện pháp để cải tạo đất trồng cây ăn quả là rất quan trọng và cần thiết. Sau đây là một số lí do mà chúng ta cần phải tiến hành cải tạo đất trồng cây ăn quả để đem tới hiệu suất cây trồng là cao nhất:
- Trước khi trồng cây ăn quả thì việc cải tạo đất trồng là điều hết sức cần thiết và quan trọng mà chúng ta cần phải làm. Bởi sau thời gian dài canh tác, đất trồng sẽ có xu hướng yếu đi, cằn cỗi, bạc màu và không còn chất dinh dưỡng để nuôi các loại cây phát triển.
- Bên cạnh đó, đất canh tác cũ đã bị ngấm quá nhiều các chất kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc hóa học làm đất yếu đi. Nếu không thực hiện các biện pháp cải tạo đất thì không chỉ có hại cho cây trồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta.
- Thực hiện việc cải tạo đất đúng biện pháp, quy trình sẽ giúp đất trở nên tơi xốp, màu mỡ, giàu mùn và chất dinh dưỡng hơn. Điều này sẽ giúp các loại cây trồng, trong đó có cây ăn quả phát triển khỏe mạnh mẽ và đem lại hiệu quả năng suất cao.
- Việc cải tạo đất trồng là điều kiện tiên quyết trước khi chúng ta trồng cây ăn quả cũng như các loại cây khác. Bởi nếu đất không được cải tạo sẽ bị bạc màu, không còn dưỡng chất và trở nên khó canh tác hơn trong các vụ mùa sau.
- Cải tạo, nâng cao chất lượng đất cũng chính là cách để gia tăng hàm lượng dưỡng chất hữu cơ thiết yếu và giúp tăng năng suất cây trồng. Đồng thời, việc làm này cũng sẽ giúp loại bỏ đi các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho cây ăn quả nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung.
Các biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả hiệu quả
Để đảm bảo nguồn đất chất lượng và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây ăn quả trong thời gian sinh trưởng, phát triển, đơm hoa và kết trái. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả hiệu quả từ các loại phân.
Sử dụng phân bón hữu cơ
Trong nông nghiệp, phân hữu cơ luôn là lựa chọn lý tưởng, ưu tiên hàng đầu để cải thiện, nâng cao chất lượng đất trồng. Đặc biệt, loại phân bón hữu cơ của Phân bón Hà Lan như: Organic 1, Organic Gold, phân hữu cơ OM Basic không có mùi và mang lại hiệu quả cao trong việc giúp đất được tơi xốp và tăng chất dinh dưỡng trong đất.
Bên cạnh đó, đối với những mảnh đất bị bạc màu nếu muốn cải tạo để trồng cây ăn quả thì lựa chọn phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân bò đã qua xử lý sẽ là tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng phân trùn quế
Để cải tạo đất trồng cây ăn quả thì việc lựa chọn phân trùn quế cũng vô cùng hiệu quả. Loại phân này sẽ giúp hỗ trợ phá hủy các chất hữu cơ còn tồn đọng trong quá trình các bạn trồng cây và thu hoạch vụ trước. Không chỉ vậy, phân trùn quế có giá trị dinh dưỡng cao, rất có ích cho việc cải tạo đất trồng cây ăn quả. Vì vậy, khi các bạn đã sử dụng phân trùn quế thì không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác trong quá trình cải tạo đất.
Bên cạnh những lợi ích mà phân trùn quế đem lại thì chúng cũng có điểm hạn chế đó là thường có giá thành cao hơn các loại phân bón thông thường. Mức giá có cao hơn là bởi lẽ các công đoạn để sản xuất ra loại phân này là khá khó khăn và phức tạp. Dù vậy thì các bạn cũng yên tâm mức giá của nó vẫn thuộc phân khúc mà hầu hết mọi người đều có khả năng mua dễ dàng và sử dụng.
Sử dụng phân bón vi sinh
Bên cạnh phân bón hữu cơ, phân bón trùn quế thì việc sử dụng phân bón vi sinh cũng được nhiều người làm nông nghiệp lựa chọn. Loại phân này không gây tính nóng cho đất trồng, vì vậy nó rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao khi được sử dụng để cải tạo đất trồng cây ăn quả. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết một số lợi ích khi sử dụng phân bón vi sinh:
- Sử dụng loại phân bón vi sinh là một trong những cách cải tạo đất trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giúp cho đất được tơi xốp hơn.
- Giúp giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây ăn quả hấp thụ tốt hơn.
- Muốn cây ăn quả phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh thì bạn nên bón phân theo tỷ lệ phù hợp để kích thích bộ rễ của cây phát triển toàn diện nhất.
- Hạn chế tối đa các mầm bệnh phát triển bằng sinh trưởng cộng sinh.
- Tăng cấu trúc và độ màu mỡ cho đất.
- Tăng cường khả năng giữ nước cho đất.
- Tăng cường phân hủy phụ phẩm nông nghiệp còn tồn tại trong đất.
- Giúp cây ăn quả tăng cường khả năng hấp thụ phân bón và chất dinh dưỡng có trong đất
Quy trình các bước cải tạo đất trồng cây ăn quả đúng kỹ thuật
Sau nhiều năm sử dụng thì đất trồng sẽ bị yếu đi, bạc màu và không còn độ tơi xốp, màu mỡ như trước. Chính vì vậy, qua mỗi mùa vụ thì các bạn nên tiến hành cải tạo đất để giúp cây ăn quả đạt năng suất cao và tránh các mầm bệnh là tốt nhất. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo quy trình các bước cải tạo đất trồng cây ăn quả cơ bản đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả tối ưu nhất
Bước 1: Bón vôi cho đất trồng cây ăn quả
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong việc cải tạo đất trồng cây ăn quả đó là tiến hành bón vôi cho đất trồng. Việc bón vôi này đóng vai trò thiết yếu để cung cấp nguồn canxi, nâng cao độ pH trong đất cũng như tăng khả năng sát khuẩn cho đất được hiệu quả.
Bước 2: Chuẩn bị các chân mô (hố) trồng cây ăn quả
Sau khi thực hiện xong bước bón vôi, các bạn tiến hành xới đều đất để vôi và đất được trộn lẫn vào nhau. Sau đó, các bạn xới đất và tạo phần chân mô có độ sâu khoảng 30cm là lý tưởng nhất để giúp rễ cây có thể phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, tùy vào loại cây ăn quả mà bạn xới chân mô (hố) to hay nhỏ.
Bước 3: Phơi đất trồng
Khi đã xới đất, tạo chân mô xong thì bạn để phơi đất từ 6 – 10 ngày để giúp giảm thiểu các nguồn sâu, bệnh có sẵn trong đất. Đồng thời việc phơi đất còn giúp làm giảm các tác nhân bất lợi khi trồng cây ăn quả.
Bước 4: Bổ sung chất hữu cơ cho mô đất trồng cây ăn quả
Sau khi phơi đất xong, bạn nhận thấy đất đã được khô ráo thì tiến hành bổ sung chất hữu cơ cho các mô đất trồng cây ăn quả. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phân hữu cơ có sẵn, được ủ hoai mục như phân bò, rơm mục, phân gà… là cực kỳ tốt. Loại phân này không chỉ rẻ mà còn đem lại hiệu quả rất cao.
Bước 5: Các mô đã hoàn tất
Các mô đất hoàn tất, đảm bảo đã được làm đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo các yếu tố sau:
- Mô đất có độ tơi xốp, thông thoáng và có khả năng thoát nước, giữ ẩm tốt.
- Độ pH của mô đất là từ 5,5 đến 6,5.
- Các mô đất phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất để cung cấp cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt
Như vậy, nội dung bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn những biện pháp cải tạo đất trồng cây ăn quả đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm được các kỹ thuật cải tạo đất và có những vụ mùa chất lượng nhất.