Các bệnh thường gặp ở rau ăn lá – Biện pháp phòng ngừa

Các bệnh thường gặp ở rau ăn lá

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm thường ngày của mỗi gia đình. Đa số mỗi nhà đều sở hữu cho mình những ruộng rau, vườn rau hay chậu trồng rau xanh nho nhỏ để cung cấp rau sạch. Trong bài viết này, phân bón Hà Lan sẽ chỉ ra các bệnh thường gặp ở rau ăn lá để giúp bạn có kỹ năng trồng và chăm sóc rau tốt hơn.

Rau ăn lá là gì? Những loại rau ăn lá thường được trồng

Rau nói chung là loài thực vật thường xuất hiện trong các bữa cơm của gia đình Việt. Tùy theo từng loại rau mà con người sẽ sử dụng những bộ phận khác nhau trên cây như củ, lá, quả, hoa, thân… Trong đó, rau ăn lá là loại được tiêu thụ nhiều hơn cả. Rau ăn lá là những loại rau xanh được trồng và bộ phận được tiêu thụ phổ biến nhất lá phần lá của cây. Một số loại rau ăn lá được gia đình Việt ưa chuộng là họ nhà cải, , rau muống, rau dền, rau mồng tơi, đay, xà lách, rau ngót…

Các bệnh thường gặp ở rau ăn lá

Tùy theo từng mùa và từng khu vực sẽ có những loại rau ăn lá phù hợp với điều kiện thời tiết. Ví dụ, rau mồng tơi và rau dền có thể trồng quanh năm bất kể nhiệt độ cao hay thấp. Tuy nhiên, bắp cải, cải cúc, cải thìa, xà lách… là những loại sẽ phát triển tốt trong mùa se lạnh.

Trồng rau theo mùa vụ là một trong những biện pháp để hạn chế tối đa những bệnh thường gặp ở rau ăn lá. Tuy nhiên, bên cạnh thời tiết, thế giới tự nhiên còn rất nhiều các tác nhân khác làm rau xanh bị bệnh. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các bệnh thường gặp ở rau ăn lá và cách điều trị.

Các bệnh thường gặp ở rau ăn lá và cách điều trị

Bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng là do một loại nấm gây nên. Những biểu hiện của lá nhiễm bệnh là:

  • Vệt trên lá ban đầu là những đốm vàng. Sau một thời gian, các đốm lan ra diện tích rộng trên lá, có màu đen với nhiều vòng đồng tâm với kích thước từ 1 – 1.5cm.
  • Phần giữa các đốm vàng có bao phủ lớp mốc đen.
  • Nếu cây có quả, cuống và vỏ hạt sẽ có những đốm hoại tử hình bầu dục lan vào trong là hạt lép, teo và nhăn nheo.

Nguyên nhân khiến bệnh hình thành trên rau có thể do hạt giống nhiễm bệnh, rau được nuôi trong đất nhiễm bệnh sẵn, nấm theo gió và nước tưới bán lên bề mặt hở của lá hay do điều kiện thời tiết ẩm ướt. Để điều trị bệnh, bạn cần thoát nước cho ruộng rau, tránh tưới nước quá mức và pha chế boocdo để phun tiêu trừ nấm.

Bệnh héo vàng

Bệnh héo vàng

Bệnh héo vàng hay còn gọi là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây nên. Triệu chứng xuất hiện của bệnh là các lá rau phía dưới vàng trước, sau đó lan lên các lá phía trên.Bệnh có thể xuất hiện ở một số cành hoặc trên toàn bộ thân rau.

Bệnh phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 34 độ C và độ ẩm cao. Nguyên nhân gây bệnh có thể do phân chuồng ủ không kỹ, ruộng thoát nước không tốt và tàn dư bệnh trong đất trồng.

Để tránh bệnh lan rộng đến toàn bộ vườn, bạn nên nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đồng thời, bạn cần sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma bón vào đất hoặc dùng thuốc hóa học Rovral 50WP, Ridomil MZ phụ lên toàn bộ cây.

Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn thường xuất hiện trên các loại cải, đặc biệt là cải bắp, cải quấn. Nguyên nhân gây bệnh có thể là loài nấm Pythium sp., Rhizoctonia solani,Sclerotium sp… hoặc vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

Biểu hiện của bệnh là lá rau bị héo rũ, toàn thân teo tóp, đoạn thân nhô lên mặt đất bị thối nhũn, cây ngã gục và đọt rau bị nhũn có mùi khó chịu. Cây nhiễm bệnh thường chết sau vài ngày. Khi cây nhiễm bệnh thối nhũn, đa số sẽ không có biện pháp điều trị. Bạn chỉ có thể nhổ bỏ để tránh bệnh lan rộng ra các cây khác.

Bệnh khảm lá củ cải

Bệnh khảm lá củ cải là bệnh thường gặp trên các loại rau ăn lá và do virus Mosaic gây nên. Biểu hiện của bệnh trên cây lá phần lá nhiễm bệnh biến dạng, trên lá xuất hiện các khu vực màu xanh và vàng xen kẽ nhau do cấu trúc bộ gen đã bị biến đổi.

Bệnh phát triển do nguồn hạt giống không được làm sạch, do các loài côn trùng trung gian gây bệnh như bọ trĩ, rệp… Phương pháp để điều trị khi cây nhiễm bệnh không có nhiều hiệu quả. Do đó, công tác phòng tránh bệnh trước khi trồng rau sẽ đóng vai trò quan trọng.

Bệnh chết cây con

Bệnh chết cây con thường được sử dụng khi bạn gặp hiện tượng cây con bị thư thối phần rễ và thân dẫn đến héo chết sau khi nảy mầm. Mầm non của cây có thể phát triển mạnh khỏe trong những ngày đầu nảy khỏi mặt đất. Tuy nhiên, những ngày sau đó thân mầm còi cọc, xuất hiện đốm trũng màu nâu xám trên thân, rễ bị thối và cuối cùng là chết.

Bệnh chết cây con do một số loại nấm gây nên như Phytophthora, Pythium… Trong trường hợp này, cây con không có sức đề kháng tốt nên một khi nhiễm bệnh sẽ khó có thể cứu chữa. Biện pháp để bệnh ít xảy ra trên cây trồng hiệu quả là xử lý tốt hạt giống, đất và cung cấp nguồn nước tưới sạch.

Bệnh lở cổ rễ

Bệnh lở cổ rễ hay bệnh thối gốc rễ do một số loại nấm hại gây nên như Rhizoctonia solani Kuhn, Fusarium solani f.s. phasceli và Thielaviopsis. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ thay đổi thất thường.

Những biểu hiện của bệnh là phần thân ngay sát mặt đất xuất hiện những đốm đỏ màu đen. Sau vài ngày, đốm đen lan ra quanh cổ rễ làm cây héo úa, dần dần gốc cây bị thối và đổ gục. Bệnh lở cổ rễ có thể tấn công lên cả cây trưởng thành và cây con.

Khi phát hiện rau nhà mình nhiễm bệnh lở cổ rễ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc phun hóa học và hạn chế tưới đẫm nước cho cây.

Bệnh sâu tơ hại rau

Sâu tơ là loài côn trùng gây hại cho rau ăn lá nhanh nhất. Tùy vào mật độ sâu mà chúng có thể xử lý hoàn toàn lá trên cây trong 1 – 3 ngày làm cây xơ xác, không còn khả năng hô hấp, quang hợp.

Biểu hiện của bệnh sâu tơ là trên cây xuất hiện những sâu xanh nhỏ màu xanh lá cây nhạt, có lông tơ nhỏ và thường nấp dưới tán lá, ngon cây. Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các chú sâu tơ trên lá bằng thuốc sâu hóa học.

Bệnh sinh lý trên rau

Bệnh sinh lý trên rau có một số triệu chứng như lá xuất hiện các sọc màu nâu bị hoại tử hoặc khô dọc theo viền lá, đôi khi lan sâu vào tới giữa phiến lá. Điều kiện khiến bệnh sinh lý phát triển trên rau màu là thiếu hụt canxi, độ ẩm trong đất thấp và người trồng bón quá nhiều phân chứa nguyên tố nitơ.

Để điều trị bệnh, bạn chỉ cần bổ sung canxi cho cây trồng bằng cách sử dụng vôi xanh, vôi Dolomite, bột vỏ sò, ốc, san hô, bón phân bón lá chứa nhiều canxi.

Biện pháp phòng bệnh thường gặp ở rau ăn lá

Để rau xanh có thể phát triển tốt nhất, bạn nên chú ý những biện pháp loại trừ mầm bệnh trước khi trồng cây và có những biện pháp chăm sóc như sau:

  • Xử lý triệt để mầm bệnh trong hạt giống bằng cách ngâm với các loại thuốc hóa học.
  • Mua hạt giống tại các đại lý uy tín, chất lượng cao.
  • Cày ải, phơi đất, rắc vôi để loại bỏ tạp dư có hại trong đất.
  • Sử dụng phân bón với tỷ lệ và nồng độ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của rau xanh.

Bài viết đã giúp bạn chỉ ra các bệnh thường gặp ở rau ăn lá và biện pháp giúp khắc phục bệnh, hạn chế bệnh lan rộng. Rau ăn lá là cây có sức đề kháng không quá cao. Do vậy, các biện pháp xử lý hạt giống và đất trước khi trồng đóng vai trò quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ có những kỹ năng trồng và chăm sóc rau xanh hiệu quả.