Những năm gần đây, việc trồng rau hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng mới cho ngành nông nghiệp nói chung và các gia đình đơn lẻ nói riêng. Vậy làm sao để trồng rau hữu cơ một cách quy củ và chuẩn organic nhất, hãy cùng tìm hiểu.
Rau hữu cơ là gì?
Rau hữu cơ hay còn có tên gọi khác là rau organic được biết đến là loại rau được trồng trọt, nuôi dưỡng và chăm sóc theo tiêu chuẩn chung của ngành nông nghiệp hữu cơ. Một điểm quan trọng đó là các sản phẩm thực phẩm, nông sản hữu cơ luôn luôn hướng tới mục tiêu xây dựng hệ cân bằng sinh thái, chú trọng đặc biệt vào vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.
Yêu cầu cần có để trở thành rau hữu cơ:
- Rau không được chăm sóc bởi chất kích thích tăng trưởng,
- Rau không được bón bởi phân bón hóa học độc hại.
- Rau không có chứa thành phần là các chất biến đổi gen
- Rau không được phun tưới bởi thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
- Rau hữu cơ đảm bảo chất lượng sức khỏe con người
Chốt lại, rau hữu cơ được trồng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kỳ chất hóa chất nào từ khâu trồng trọt, chăm sóc hay đến cả giai đoạn cuối là đóng gói hay bảo quản.
Mục đích của trồng rau hữu cơ
Đối với các hộ gia đình, trước khi bắt tay vào trồng rau hữu cơ, phải biết rằng bạn thực hiện để làm gì nhé.
Sử dụng gian trống đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí
Như ta đã biết, hiện tượng đất chật người đông đã quá quen thuộc. Ngay cả các gia đình nông thôn hiện nay cũng không có mảnh đất trồng rau như trước nữa. Hãy tận dụng hộp xốp, ban công, sân thượng để trồng rau organic tại chính gia đình mình.
Với lượng chi phí không đáng kể cho việc mua thùng chậu, đất trồng, hạt giống,…là bạn đã có thể sở hữu ngay vườn rau hữu cơ giúp tiết kiệm tiền sinh hoạt khá lớn với các sản phẩm hữu cơ cùng loại và cả thời gian đi ra chợ mua rau.
Không gian sống xanh lan tỏa khắp gia đình
Rau hữu cơ mát mắt cùng với sự chăm sắp chỉnh chu, cẩn thận mang đến cho ta bầu không khí lành hơn, tươi mát và làm đẹp thêm cho căn nhà nhỏ của bạn.
Thú vui giúp tinh thần thoải mái, gắn kết gia đình
Sau những giờ làm việc mệt mỏi của cha mẹ cùng những giờ học căng thẳng của con nhỏ, vườn rau hữu cơ của gia đình hẳn sẽ trở thành điểm hẹn lý tưởng giúp tụ họp gia đình khám phá, cùng nhau vun trồng rau xanh cũng như tình cảm gia đình. Các em nhỏ sẽ tránh xa được tivi điện thoại và trở nên chăm chỉ, biết kiên nhẫn hơn. Chỉ cần cùng nhau bỏ ra thời gian tầm 2 tháng, vườn rau hữu cơ của bạn sẽ trở nên xanh tốt.
Quy trình trồng rau hữu cơ cho người mới
Cách chọn đất và giống cây trồng
Trong quá trình trồng rau hữu cơ, quy trình lựa chọn đất và giống cây trồng là cần quan tâm để ý nhất.
Về việc chọn đất, cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không gần hoặc liên quan đến khu vực rác thải công nghiệp, bãi rác, bệnh viện…
- Gần nguồn nước sạch, thông thoáng, mát mẻ, nhiều ánh sáng.
- Có khả năng điều hòa nước, thoát nước khi thời tiết thay đổi.
- Đất sạch, mềm mịn, đầy đủ dinh dưỡng được cải tạo thường xuyên.
- Đất cần xây dựng hàng rào, hệ thống nhà lưới với nơi gió quá lớn.
Riêng đối với giống cây
Cây giống, hạt giống nên được mua ở địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các loại hạt giống hữu cơ, và đặc biệt không bị trộn lẫn hạt biến đổi gen. Hạt cần sạch, to, mẩy và có nguồn gốc rõ ràng.
Đối với cây giống, khỏe, không sâu bệnh, lá mướt xanh là yếu tố cần thiết. Để cây non tạo bộ rễ chắc chắn ở giai đoạn mới trồng, cây đã có nụ, hoa cần được tỉa ngay.
Giống cây rất phụ thuốc vào khí hậu, chọn cây giống phù hợp thời tiết, nắng gió nơi đây sẽ giúp cây tăng trưởng được và đạt năng suất cao.
Cách làm phân bón hữu cơ
Rau hữu cơ như tìm hiểu ở trên sẽ phải sử dụng phân bón hữu cơ thay vì phân hóa học. Vì vậy, hãy bỏ chút thời gian để đọc, tìm hiểu và học cách làm phân bón organic nhé. Sách hay các video hướng dẫn ủ phân hữu cơ sẽ dễ dàng được tìm thấy.
Hiện tại, có 2 loại phân hữu cơ được ưu tiên sử dụng nhất là phân chuồng và phân vi sinh. Phân chuồng có thể kể đến phân gà, vịt, lợn đã được kiểm định và ủ đúng chuẩn. Phân vi sinh được ủ nóng từ các loại lá khô, rơm rạ,ốc bươu vàng hay đậu tương.
Nếu có sử dụng phân hóa học thì nhớ phải tuân theo hướng dẫn sử dụng và dừng sử dụng trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày.
Hệ thống tưới tiêu
Đây là vấn đề rất được quan tâm. Tránh xa khu vực ô nhiễm là tốt nhất. Hệ thống nước tưới cần được xây dựng tối ưu đồng thời phải được kiểm định đạt chuẩn. Hệ thống này cần được lắp đặt bao gồm cả bộ phận phun sương và bộ phận tưới trực tiếp vào rễ. Luôn nhớ rằng, nước phải là nước tự nhiên đã được xử lý hết tạp chất.
Biện pháp loại trừ sâu bệnh
Thông thường, để trồng rau hữu cơ, các bước như nhổ cỏ, bắt sâu đều được làm thủ công. Bên cạnh đó, nhà vườn cũng có thể dùng đến phương pháp xịt các dung dịch làm từ thành phần tự nhiên chứa gừng, tỏi.. hạn chế việc quấy phá của sâu bệnh
Tại bước tái tạo đất, một lớp dày rơm rạ được phủ lên giúp cỏ diệt tận gốc đồng thời giúp cung cấp phân hữu cơ cho đất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng mô hình nhà kính với các trang trại rau hữu cơ lớn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau hữu cơ
Cuối cùng, không kém phần quan trọng là kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách giúp cho cây trồng phát triển tối ưu nhất đi kèm năng suất cao. Tùy vào các giống rau hữu cơ khác nhau sẽ có cách trồng và chăm sóc riêng biệt.
Bên cạnh đó, với đối tượng là người mới bắt đầu trồng cây hữu cơ, hãy triển khai từ mô hình gia đình, sau đó thay đổi, cải tiến và mở rộng hơn. Cá nhân trồng rau hữu cơ cung cấp phục vụ nhu cầu gia đình sẽ thường mang tính chất là rau sạch nhiều hơn, còn chuẩn hữu cơ thì thường phải tại các trang trại rau organic.
Cùng tham khảo cách trồng một vài loại rau hữu cơ phổ biến hiện nay.
Xà lách
Sau khi hạt giống xà lách được mua về, hãy rải chúng lên đất và ủ trong tối đồng thời tưới nước 2 lần/ngày. Cây 2 cặp lá được hình thành 2-4 ngày rồi trồng ngoài trời sáng, cung cấp nước đều đặn. 2 tuần đổ ra là bạn đã có thể tách dàn lá để ăn rồi.
Đậu cove
Đây là loại cây trồng ít bị sâu bệnh nhất. Hạt giống cần được ủ 1 ngày rồi đem gieo trồng. Hạt được che kín và tưới đủ nước. Khi chiều cao của cây đậu đạt tới 10-15cm thì ta cần bắc giàn cho chúng và vẫn không quên tưới nước sáng, chiều ngày 2 lần. Tầm từ 2.5-3 tháng, đậu hữu cơ sẽ có thể thu hoạch.
Lưu ý khi trồng rau hữu cơ cho người mới bắt đầu
Về độ sáng, ánh nắng
Trong mùa trồng chính, đối với loại cây ưa nắng, cây xanh nói chung và rau hữu cơ nói riêng nên được chiếu sáng từ 6 đến 8 tiếng trong ngày. Đối với loại cây không cần quá nhiều ánh sáng, vị trí làm vườn sẽ dễ dàng được chọn hơn.
Về thổ nhưỡng
Khu vườn nhỏ hay miếng đất hoặc trang trại rau hữu cơ của bạn cần có độ dốc vừa phải giúp cây được cung cấp một lượng nước vừa đủ mà vẫn có thể thoát nước mùa mưa, hạn chế việc úng nước.
Về gió
Với mô hình vườn rau hữu cơ tại nhà hay mảnh vườn, nằm ở khu vực hút gió, hãy làm rào hoặc những tấm lưới giúp chắn gió. Đối với mô hình trang trại ta nên áp dụng mô hình nhà kính là thuận tiện nhất về sau.
Chọn giống phụ thuộc vào khí hậu
Cây giống liên quan mật thiết đến chất lượng cây trồng cùng với vấn đề sâu bệnh và năng suất rau hữu cơ. Ngoài điều kiện cần là giống cây trồng sạch, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng thì giống cây cần phù hợp với khí hậu vùng gieo trồng giúp cho rau hữu cơ sinh trưởng tốt.
Hy vọng qua chia sẻ từ bài viết của công ty phân bón Hà Lan sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức nhất định về kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Hi vọng cá nhân, gia đình hoặc các trang trại sẽ có hướng đi đúng đắn nhất để trồng cây hữu cơ nhé.