Rau gia vị là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Các loại cây gia vị tại Việt Nam rất đa dạng và có những hương vị đặc trưng riêng. Nếu bạn chưa biết rau gia vị là gì thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn những các loại rau gia vị phổ biến nhất và cách trồng đơn giản tại nhà.
Rau gia vị là gì? Tác dụng của rau gia vị
Rau gia vị còn được gọi là rau thơm, là những loại rau có mùi thơm riêng biệt. Sở dĩ rau thơm có mùi vị riêng là do thành phần cấu tạo có chữa các chất tinh dầu. Mỗi loại rau thơm lại có hương vị riêng và phù hợp với các món ăn khác nhau. Sử dụng cây gia vị là một điểm đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Rau thơm là thảo mộc nên đa phần đều có thể ăn trực tiếp hoặc nấu chính cùng thức ăn.
Thông thường, người ta sẽ cho rau thơm vào giai đoạn cuối khi nấu ăn để món ăn dậy vị. Một số loại rau thơm giúp khử bớt mùi tanh của món ăn. Nếu sử dụng rau sống thì rau gia vị còn có tác dụng trang trí để gia tăng hương sắc của ẩm thực. Một số loại rau thơm giúp khử bớt mùi tanh của món ăn. Một tác dụng nữa của rau gia vị chính là tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Các loại rau gia vị hữu ích dễ trồng
Các loại rau thơm của Việt Nam rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là các loại dưới đây.
Hành lá
Hành lá còn được biết đến là hành hoa, hành ta… là một loại cây thân thảo hình ống màu xanh, rỗng ruột. Hành lá thường được dùng để trang trí các món ăn như bún phở, món kho, món xào. Gần như món ăn nào cũng có thể sử dụng hành lá nên đây là loại rau rất phổ biến. Tuy vậy, mùi vị của hành lá sẽ hơi cay nhẹ và hăng nên một số người không sử dụng được loại cây gia vị này.
Hành lá có công dụng chữa giải cảm, hỗ trợ thải khí độc, lưu thông mạch máu trong người. Một bát cháo hành nóng giúp ích rất nhiều khi cơ thể bị cảm. Đây cũng là bài thuốc trị viêm nhiễm hay mụn nhọt của Đông y. Loại rau này rất dễ chăm sóc, không kén môi trường sống nên bạn có thể tự trồng ngay tại nhà.
Rau mùi – ngò rí
Rau mùi – ngò rí là loại cây thân thảo có hương thơm dễ chịu. Mùi hương của rau mùi ngò rí hơi chua nhẹ, thường dùng để ăn sống trực tiếp. Bạn có thể cho vào các món ăn như salad, món xào, món luộc… và dùng để trang trí cho món ăn thêm đẹp mắt. Ngoài những công dụng đó, rau mùi ngò rí còn giúp thanh nhiệt, giải độc, trị các bệnh như hôi miệng, mụn nhọt và kích thích tiêu hóa.
Mùi tàu – ngò gai
Mùi tàu – ngò gai thuộc giống cây thân thảo với phần lá thuôn dài, viền răng cưa. Lá mùi tàu được sử dụng nhiều trong các món canh như phở, cà ri, canh măng… Mùi thơm của loại rau này rất đặc trưng và cuốn hút nhưng cũng giống như hành lá, một số người nhạy cảm với mùi của ngò gai. Loại rau này còn có tác dụng trị một số bệnh thông thường như sốt, đầy hơi…
Thì là
Thì là cũng là loại cây gia vị quen thuộc với người Việt Nam. Đây là loại cây thân thảo, lá mọc xen kẽ, mềm mỏng và không có cuống. Đặc trưng của rau thì là chính là hương vị ngọt đặc biệt. Rau có tính nóng, có thể khử được mùi tanh nên thường dùng cho các món ăn hải sản. Ngoài ra, thì là cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị sốt rét.
Ngò om – rau ngổ
Ngò om – rau ngổ là loại cây thân thảo mềm xốp, được sử dụng nhiều trong các bữa cơm của gia đình Việt. Mùi thơm của rau ngổ gia tăng hương vị cho các món canh chua, canh cá, chuối om. Bên cạnh đó, ngò om – rau ngổ cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh mất ngủ, đầy bụng, tiểu đường hay mỡ máu.
Rau răm
Nhắc đến rau gia vị phổ biến tại Việt Nam thì không thể bỏ qua rau răm. Loại rau này có tính nhiệt, hương vị cay nồng nên có thể sử dụng để khử mùi của các món ăn như trứng vịt lộn, cá kho, gỏi trộn, bánh tráng trộn. Rau răm có tác dụng tốt trong điều trị bệnh về đường tiêu hóa hoặc khi con người say nắng.
Cần tây – cần tàu
Cần tây – cần tàu là loại rau có lá hình mắt chim thuôn dài, mép lá lượn tai bèo. Tùy vào điều kiện tăng trưởng mà cây có thể chia thành các mảng chồng lên nhau. Thân cây cần tây giòn, thường được sử dụng cho món xào và Salad. Đây là loại rau gia vị ít Calo nên còn được áp dụng cho chế độ ăn giảm cân.
Tỏi tây – hành baro
Tỏi tây – hành baro là loại cây có phần lá dài, đẹp, mép nguyên và có hai hàng chồng lên nhau. Loại cây này được trồng nhiều nhất ở khu vực Địa Trung Hải, tại Việt Nam tỏi tây đa phần đến từ thành phố Đà Lạt vì khí hậu ở đây phù hợp để trồng hành baro. Tỏi tây có mùi hăng, có thể sử dụng cả lá và cuống để làm nguyên liệu chế biens món ăn.
Tía tô
Cây tía tô có màu tím, phần lá hơi cứng, thuộc họ hoa môi, được sử dụng làm cây gia vị cho những món canh hoặc ăn kèm cùng món nộm, gỏi. Rau tía tô không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng làm đẹp, tốt cho sức khỏe. Nước tía tô giúp giải cảm hiệu quả và còn điều trị được tình trạng dị ứng do ăn hải sản.
Các loại rau húng
Hai loại rau húng phổ biến nhất tại Việt Nam là húng lủi và húng quế. Húng lủi có phần lá trơn láng, là loại cây gia vị không thể thiếu trong các món cháo lòng, món gỏi trộn hay món nộm. Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa giúp người dùng ăn ngon miệng hơn. Rau húng quế cũng là một loại cây thuộc họ hoa môi, được ăn kèm với các món như lòng lợn, bún, phở. Cũng như húng lủi, húng quế vừa làm gia vị trong ẩm thực vừa hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm da, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt.
Kinh giới
Kinh giới còn được gọi là canh giới, đây là loại cây phổ biến và có khả năng thích nghi tốt. Rau kinh giới chủ yếu được sử dụng để ăn sống trực tiếp kèm với các món như nộm, bún đậu mắm tôm, thịt luộc… Hương vị của kinh giới thơm nhẹ, hơi cay, là vị thuộc có công dụng tốt giúp điều trị viêm họng, khàn tiếng, cảm lạnh.
Cách trồng các loại rau gia vị tại nhà, đơn giản nhất
Trồng các loại cây gia vị tại nhà giúp bạn có sẵn một nguồn rau sạch để sử dụng. Hầu hết các loại rau gia vị đề có dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể tham khảo cách trồng dưới đây để có ngay một vườn rau nhỏ đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.
Bước 1: Chuẩn bị đất và các nguyên liệu trồng rau. Cây gia vị đều có thân nhỏ, thấp nên bạn có thể trồng vào các khâu hoặc hộp xốp. Kích thước tối thiểu của giá thể là 25 cm, đổ đầy đất trồng và san phẳng.
Bước 2: Tiến hành gieo hạt vào khu đất đã chuẩn bị. Đối với rau tía tô, kinh giới, rau húng, thì là bạn gieo với tỷ lệ 1 gram hạt giống 1 khay đất đường kính 25 cm. Rau mùi – ngò rí thì cần ngâm hạt giống trước khoảng 10 giờ đến 12 giờ trong nước ấm. Sau đó đem gieo với tỷ lệ 20 hạt mỗi khay.
Bước 3: Sử dụng các tấm che như giấy báo, tấm bìa để đậy kín khay ủ ẩm sau khi gieo hạt từ 2 đến 3 ngày. Sau khi cây đã nảy mầm thì bạn có thể bỏ tấm đậy ra. Kiểm tra độ ẩm thường xuyên và đưa cây ra khu vực nhiều nắng sau khi rau đã mọc được khoảng 2 lá mầm.
Bước 4: Giai đoạn đầu thì tưới nước 2 lần mỗi ngày cho cây gia vị. Khoảng thời gian thích hợp là tưới rau vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bạn cũng nên bón phân cho cây để rau phát triển tốt hơn. Có hai giai đoạn bón phân cơ bản là trước khi gieo hạt (bón lót khuyên dùng phân bón Organic 1) và sau khi cây đã nảy mầm (bón thúc nên sử dụng NPK Hà Lan 20-20-15). Một số loại cây gia vị như tía tô, kinh giới hay rau húng cần được bấm ngọn để cây lớn nhanh và ra nhiều lá hơn.
Bước 5: Sau khoảng 30 đến 45 ngày là bạn có thể thu hoạch các loại rau gia vị này. Tiếp tục bón phân và chăm sóc cây để thu hái các lứa rau tiếp theo.
Trên đây là những loại rau gia vị hữu ích, dễ trồng bài viết đã chia sẻ tới bạn. Sử dụng cây gia vị hàng ngày trong các bữa ăn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Theo dõi Website để khám phá thêm nhiều phương pháp trồng cây tại nhà đơn giản, hiệu quả.