Dâu tây là một loại quả phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Để có được trái dâu tươi ngon và đẹp mắt, việc chăm sóc cây dâu tây và sử dụng phân bón đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, nhà máy phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn bạn cách bón phân cho dâu tây một cách hiệu quả và cung cấp thông tin chi tiết về các loại phân bón phù hợp nhất cho loại cây này.
Nên dùng loại phân bón nào cho dâu tây?
Việc quan tâm đầu tiên khi bạn muốn tìm hiểu về cách bón phân cho cây dâu tây là lựa chọn loại phân bón cho cây ăn quả phù hợp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón với tính chất khác nhau, do đó bạn cần chọn được các loại phân bón phù hợp với cây dâu tây để giúp cây sinh trưởng một cách tốt nhất. Dưới đây là một số loại phân bón dành cho dâu tây phổ biến nhất hiện nay:
Cách bón phân cho dâu tây bằng phân bón hữu cơ
Bón phân cho dâu tây sử dụng phân hữu cơ cho cây dâu tây có nhiều lợi ích và thường được khuyến nghị trong quá trình chăm sóc cây trồng. Phân bón hữu cơ như phân bò hoặc phân gà hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ đã phân giải, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách tự nhiên. Điều này giúp cây dâu tây hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Phân hữu cơ cũng có khả năng cải thiện cấu trúc đất, tạo ra môi trường đất tốt hơn cho cây dâu tây. Không những thế, phân bón hữu cơ không chứa các hợp chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ cháy lá. Do đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ không chỉ giúp cho cây dâu tây sinh trưởng tốt mà còn giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường sống xung quanh.
Cách bón phân cho dâu tây bằng phân bón NPK
Phân NPK là loại phân bón hỗn hợp chứa 3 dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần có gồm Nitơ (N), Photpho (P), và Kali (K). Nitơ giúp thúc đẩy sự phát triển của cây, Photpho tạo điều kiện cho sự phát triển của rễ và hoa quả, còn Kali giúp củng cố cấu trúc cây và tạo ra quả ngọt.
Không chỉ thế, trong phân bón NPK còn có các thành phần quan trọng như Đạm, Lân, Canxi, Bo, Magie,… giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường khả năng kháng bệnh và thúc đẩy quá trình quang hợp. Vì vậy, nếu bạn muốn biết cách bón phân cho dâu tây hiệu quả nhất, chắc hẳn phải biết đến loại phân bón này.
Cách bón phân cho dâu tây bằng phân bón trung lượng và vi lượng
Ngoài phân bón hữu cơ và phân bón NPK thì phân bón trung vi lượng cũng rất cần thiết cho cây dâu tây phát triển khỏe mạnh. Cây dâu tây cần một lượng nhỏ các chất vi lượng như Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn) để phát triển và sản xuất quả tốt. Khi đất thiếu chất vi lượng này, việc bổ sung chúng có thể cải thiện sự phát triển và năng suất của cây.
Bên cạnh đó việc cung cấp đủ chất vi lượng sẽ giúp cây dâu tây cải thiện sức kháng, giảm nguy cơ bị các bệnh và sâu bệnh tấn công đồng thời cũng giúp tạo màu sắc tươi sáng và hấp dẫn cho quả dâu tây.
Quy trình cách bón phân hiệu quả cho dâu tây
Chọn giống dâu tây chất lượng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dâu tây khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng của chúng nhưng nhìn chung dâu tây được chia thành 2 loại là giống ngoài trời và giống trong nhà. Có 2 phương pháp chính để nhân giống dâu tây thành cây sinh trưởng bao gồm:
- Phương pháp cấy mô:
Chiếm 34% lượng giống dâu tây được sử dụng, phương pháp này mang lại hiệu quả cao về chất lượng giống và khả năng sinh trưởng của cây dâu tây. Giống cấy mô thường đạt chất lượng tốt hơn và ít bị nhiễm sâu bệnh hơn.
- Phương pháp trồng từ ngó cây mẹ:
Chiếm 66% lượng giống dâu tây được sử dụng, phương pháp này dễ thực hiện hơn và phù hợp cho người mới bắt đầu trồng dâu tây. Phương pháp trồng từ ngó cây mẹ còn cho phép tạo ra nhiều cây con từ cây mẹ một cách đơn giản. Do đó, khi nói đến cách bón phân cho dâu tây, phương pháp này được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hiện nay.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp trồng từ ngó cây mẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây mẹ và có khả năng nhiễm sâu bệnh cao hơn. Do đó, việc lựa chọn phương pháp này thường chỉ được thực hiện khi tách cây con từ cây mẹ dưới 1 năm tuổi.
Giống | Độ tuổi (Ngày) | Chiều cao cây (cm) | Đường kính cổ rễ (mm) | Số lá thật | Tình trạng cây |
Dâu tây (cây nuôi cấy mô) |
30-60 | 3.5-12 | 1,5-2,5 | 6-12 | Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh |
Dâu tây (cây từ ngó) |
14-17 | 8-12 | 1,5-2,5 | 6-12 | Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh |
Xử lý đất trồng dâu tây
Xử lý đất trước khi trồng là việc quan trọng đầu tiên khi bạn muốn biết cách bón phân cho dâu tây hiệu quả. Dưới đây là các bước cơ bản để xử lý đất trước khi trồng dâu:
- Lựa chọn đất:
Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt nhẹ và thỉnh thoảng xới đất cho cây thoát nước tốt, đây là điều quan trọng để đảm bảo rễ dâu tây không bị ngập nước và tránh tình trạng dư nước gây hại cho cây. Sau đó cần làm tơi xốp đất bằng chế phẩm sinh học Eco Nutrients giúp cho rễ dâu tây dễ dàng phát triển và hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời cũng cần hạn chế nguồn bệnh trước khi trồng bao gồm việc loại bỏ cây cỏ dại và các mảnh vụn cây trồng trước đó để tránh bệnh lây lan.
- Che phủ đất:
Che phủ đất bằng bạt nilon có thể giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại và giữ cho quả dâu tây sạch sẽ và không tiếp xúc trực tiếp với đất. Không những thế, che phủ đất cũng có thể giúp ngăn việc phân bón bị rửa trôi khi tưới nước hoặc mưa mà không cần thiết.
Cách bón phân khi cây dâu tây còn nhỏ
Thời gian | Loại phân bón | Liều lượng | Tổng số lượng |
Bón lót | Eco Hydro Fish: 5lít
Eco Fish Bloom: 6kg |
Tỷ lệ pha: 1/400 Tưới gốc | Eco Hydro Fish: 33 lít
Eco Fish Bloom: 6kg |
10 ngày sau | Eco Hydro Fish: 7lít | Tỷ lệ pha: 1/600 Tưới gốc |
Cách bón phân khi cây dâu tây trưởng thành
Thời gian | Loại phân bón | Liều lượng | Tổng số lượng |
20 ngày sau | Eco Hydro Fish: 7lít | Tỷ lệ pha: 1/600 Tưới gốc | Eco Nereo Kelp: 7,5 lít
Eco Hydro Shrimp: 7,5 lít |
30 ngày sau | Eco Nereo Kelp: 2,5 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/600 Phun thân, lá | |
40 ngày sau | Eco Nereo Kelp: 2,5 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/800 Phun thân, lá | |
50 ngày sau | Eco Hydro Fish: 7 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/1000 Tưới gốc | |
60 ngày sau | Eco Hydro Fish: 7 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/1000 Tưới gốc | |
80 ngày sau | Eco Nereo Kelp: 2,5 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/1000 Phun thân, lá |
Cách bón phân sau khi cây dâu đậu trái
Thời gian | Loại phân bón | Liều lượng | Tổng số lượng |
Sau khi đậu trái | Eco Hydro Fish: 5lít
Eco Fish Bloom: 6kg |
Tỷ lệ pha: 1/400 Tưới gốc |
Eco Hydro Fish: 5lít Eco Fish Bloom: 6kg |
Cách bón phân giai đoạn dâu tây có trái lớn
Thời gian | Loại phân bón | Liều lượng | Tổng số lượng |
10 ngày sau khi đậu trái | Eco Hydro Fish: 5lít
Eco Fish Bloom: 6kg |
Tỷ lệ pha: 1/600 Tưới gốc | Eco Hydro Fish: 14lít
Eco Nereo Kelp: 6 lít Eco Hydro Shrimp: 1,5 lít |
17 ngày sau khi đậu trái | Eco Nereo Kelp: 2,5 lít
Eco Hydro: Shrimp: 1,5 lít |
Tỷ lệ pha: 1/1000 Phun thân, lá, trái | |
25 ngày sau khi đậu trái | Eco Hydro Fish: 7 lít | Tỷ lệ pha: 1/600 Tưới gốc | |
30 ngày sau khi đậu trái | Eco Nereo Kelp: 3,5 lít | Tỷ lệ pha: 1/1000 Phun thân, lá |
Lưu ý về cách trồng và bón phân cho dâu tây
Điều kiện trồng cây dâu tây đúng cách
Về đất trồng:
Đất trồng là yếu quan trọng mà bạn cần biết khi học cách bón phân cho dâu tây. Cần chọn loại đất thịt nhẹ và tơi xốp là lựa chọn tốt cho dâu tây. Đất nên có hàm lượng chất hữu cơ cao, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải thiện cấu trúc đất. Bên cạnh đó đất cần giữ ẩm. Độ pH đất thích hợp cho dâu tây nằm trong khoảng từ 6 đến 7. Điều này giúp cây dâu tây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Về khí hậu
Cây dâu tây thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu ôn đới hoặc mát mẻ. Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây dâu tây nằm trong khoảng 18 – 22°C. Hơn nữa, cây dâu tây thường phát triển tốt hơn khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Sự biến đổi nhiệt độ này có thể thúc đẩy sự phát triển của cây và khả năng ra hoa, kết quả.
Về ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho cây dâu tây để thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra năng lượng và dinh dưỡng cho cây. Cường độ ánh sáng thích hợp giúp cây dâu tây phát triển mạnh mẽ và ra hoa kết trái. Nếu thiếu ánh sáng, cây dâu tây sẽ không thể sinh trưởng tốt và ra hoa và kết quả.
Về độ ẩm
Độ ẩm là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói đến cách bón phân cho dâu tây tốt nhất. Độ ẩm lý tưởng để cây dâu tây sinh trưởng tốt là trên 84%. Tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao, đặc biệt trong điều kiện mưa nhiều, có thể dẫn đến mối lo ngại về nấm và các bệnh liên quan cho cây dâu tây, điều này đặc biệt quan trọng trong việc quản lý cây dâu tây để tránh bệnh và hạn chế hại do nấm gây ra.
Thời vụ trồng dâu tây
- Miền Bắc: Tại miền Bắc Việt Nam, mùa thích hợp để trồng dâu tây thường bắt đầu từ tháng 10. Tại đây, tỷ lệ thành công trồng dâu tây thường cao, trong khoảng từ 90% đến 100%.
- Đà Lạt: Tại Đà Lạt, thời vụ trồng dâu tây thường bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 hàng năm. Đây là thời điểm khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ và thích hợp nhất cho việc trồng cây dâu tây.
Hiện nay một số nhà vườn đã áp dụng sự cải tiến trong khoa học kỹ thuật để trồng dâu tây quanh năm, bất kể thời vụ. Điều này đã tạo điều kiện cho việc trồng dâu tây một cách linh hoạt và đáng kể, giúp tạo nguồn cung dâu dây một cách liên tục.
Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình và cách bón phân cho dâu tây hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể biết được làm thế nào để bón phân cho dâu tây đúng cách nhất để trồng được những quả dâu tây chất lượng.