Cây kim ngân là giống cây được nhiều người sử dụng để làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ cao thì loài cây này còn mang lại rất nhiều lợi ích cả về mặt sức khỏe lẫn phong thủy. Vậy cách chăm sóc cây kim ngân như thế nào để cây phát triển mạnh và xanh tốt quanh năm? Theo dõi bài viết dưới đây để được Công ty Phân Bón Hà Lan bật mí tất tần tật kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây này nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm nổi bậc của cây kim ngân
Cây kim ngân là một loài cây có nguồn gốc từ Trung-Nam Mỹ, với tên khoa học là Pachira Aquatica. Cây có hình dạng thân xoắn đặc trưng, nhiều nơi còn gọi là cây bím tóc hoặc cây thắt bím. Kim ngân là loại cây sinh trưởng chủ yếu ở đầm lầy, chuộng bóng râm nên có thể trồng để làm cây cảnh trong nhà. Cây thường được trồng trong chậu nhỏ hay bình thủy sinh, lá mọc xum xuê xanh mướt. Nếu chăm sóc cây kim ngân đúng cách, cây sẽ nở hoa khá to, có màu trắng hoặc đỏ đẹp mắt.
Cây kim ngân có thể trồng trong nhà, để ở nơi có ánh sáng trong phòng khách. Cây không nên đặt quá gần cửa chính hay cửa sổ để tránh ánh sáng quá gay gắt vào thời điểm ban trưa. Bạn nên chọn vị trí đặt cây có lượng ánh sáng vừa đủ chiếu vào sẽ tốt cho sự phát triển của cây.
Tác dụng của cây kim ngân là gì?
Trước khi đi sâu hơn về cách chăm sóc cây kim ngân thì hãy cùng Phân bón Hà Lan tìm hiểu qua một số công dụng nổi bật của loài cây này nhé! Nhìn chung, cây kim ngân là một loài cây có nhiều tác dụng về mặt sức khỏe và phong thủy. Về mặt sức khỏe, cây kim ngân có tính mát, vị đắng, ngọt, có công dụng tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, điều trị viêm gan mạn tính, viêm gan do virus và có khả năng chữa sốt xuất huyết.
Cây kim ngân còn có tác dụng đuổi muỗi, lọc không khí, ngăn chặn bức xạ từ các thiết bị điện tử, tạo mảng xanh cho không gian sống, giúp giảm căng thẳng, stress. Cây kim ngân cũng có thể hạ cholesterol xấu, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, kiết lỵ.
Cây kim ngân có dáng thẳng đứng, vững chãi, thân bện xoắn vào nhau mang ý nghĩa về sự vững vàng vượt qua những sóng gió, bấp bênh trong cuộc sống. Phần lá cây xanh tươi mọc xum xuê thể hiện cho tiền bạc rủng rỉnh, tài vận hanh thông. Chính vì vậy mà giống cây phong thủy này rất được người chơi cây kiểng ưa chuộng.
Hiện nay, cây kim ngân được sử dụng khá nhiều để đặt lên bàn làm việc hay trong phòng họp, phòng làm việc nhằm thu hút vượng khí. Nếu cây càng được chăm sóc tốt, cho lá đẹp, thân chắc và nở hoa thì càng mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây kim ngân có những ý nghĩa phong thủy nào?
Để tìm hiểu cách chăm sóc cây kim ngân, bạn cần nắm rõ ý nghĩa của loại cây này và tuổi, mệnh hợp để trồng cây kim ngân. Điều này giúp bạn an tâm hơn khi trồng và đồng thời đảm bảo hiệu quả tốt về mặt phong thuỷ.
Ý nghĩa phong thủy của cây kim ngân là gì?
Cây kim ngân là một loại cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng bởi nó giúp thu hút tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Cây có hình dạng thân xoắn đặc trưng, biểu tượng cho sự đoàn kết và kiên định. Lá cây xòe 5 nhánh, tượng trưng cho sự cân bằng trong 5 yếu tố ngũ hành đó là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Số cây trồng trong một chậu cũng sẽ mang những ý nghĩa riêng biệt. Nếu chậu chỉ trồng một cây kim ngân gọi là thế trụ thiên thể hiện ý chí vững vàng, kiên định. Chậu trồng ba cây kim ngân quấn lại với nhau là thế phúc lộc thọ hàm ý về sự bền chặt, phúc lộc lâu dài.
Tuổi hợp trồng cây kim ngân
Theo đánh giá của các bậc thầy phong thủy, cây kim ngân gần như hợp với hầu hết các tuổi. Đặc biệt, một số ý kiến cho rằng loại cây rất tốt cho các tuổi Tuất, Thân, Tý, giúp khắc chế những nhược điểm trong tính cách của họ.
Cây kim ngân hợp với mệnh gì nhất?
Cây kim ngân là giống cây thân có màu nâu và tán lá rộng xanh mướt. Cây hợp với tất cả các mệnh, đặc biệt là mệnh Mộc và mệnh Thủy. Sử dụng cây này trồng trong phòng làm việc sẽ giúp con đường sự nghiệp của những người mệnh này luôn thành công và suôn sẻ.
Cách trồng cây kim ngân đúng kỹ thuật
Hiện nay, có 2 cách nhân giống cây kim ngân, đó là trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu trồng bằng hạt, bạn cần chọn những hạt to, khỏe, không bị mốc hay nứt. Nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 24 giờ để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Sau đó, gieo hạt vào chậu đã có đất, chôn sâu khoảng 2cm và tưới nước đều đặn. Nên để chậu ở nơi ấm áp, bóng râm và giữ độ ẩm cao. Sau khoảng 2 tuần, hạt sẽ nảy mầm và bạn có thể chăm sóc như bình thường.
Nếu trồng bằng phương pháp giâm cành, thì cách giâm cành cây kim ngân sẽ được thực hiện như sau:
- Chọn những cành khỏe, không bị sâu bệnh, có đường kính khoảng 1cm và chiều dài khoảng 15cm.
- Cắt bỏ phần lá ở đoạn cành dưới và để lại phần lá ở đoạn cành trên.
- Xử lý cành bằng dung dịch thủy canh hoặc dung dịch kích rễ để tăng khả năng ra rễ.
- Sau đó, cắm cành vào chậu đã có đất, chôn sâu khoảng 5cm và tưới nước đều đặn.
- Khoảng 1 tháng sau, cành sẽ bắt đầu ra rễ, lúc này bạn có thể tiến hành chăm sóc cây như bình thường.
>> Tìm hiểu thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Đại Phú Gia giúp thu hút tiền tài tại nhà
Hướng dẫn cách chăm sóc cây kim ngân đơn giản tại nhà
Ánh sáng
Về ánh sáng, cây kim ngân cần phải có ánh sáng để phát triển tốt. Tuy nhiên, cây kim ngân thuộc loại cây không ưa sáng quá mạnh. Để cây khỏe mạnh, phát triển tốt và ra hoa, bạn nên đưa cây ra phơi nắng mỗi ngày khoảng vài tiếng. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho cây đó là từ 6 – 10 giờ sáng và 4 – 6 giờ chiều. Bạn không nên để cây ở nơi đón nắng trực tiếp quá lâu để tránh bị cháy lá.
Vấn đề ánh sáng và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của cây kim ngân. Cây thích hợp để trồng trong nhà hay các nơi có bóng râm và ánh sáng nhẹ. Nếu để cây trong điều kiện ánh sáng gay gắt, cây sẽ không thể sinh trưởng và lâu dần có thể dẫn đến chết cây.
Nước tưới
Về nước, cây kim ngân cần phải được tưới nước đúng cách để duy trì độ ẩm cho cây. Bạn nên phun sương cho lá cây để giữ độ ẩm và làm sạch bụi bẩn. Tránh tưới nước quá thường xuyên và tưới đẫm nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng cây.
Dinh dưỡng cho cây
Một trong những điều quan trọng trong cách chăm sóc cây kim ngân đó là vấn đề dinh dưỡng cho cây. Dinh dưỡng cho cây kim ngân chủ yếu đến từ phân bón được bón trong đất trồng. Để bón phân cho cây kim ngân, bạn có thể sử dụng các loại phân bón sau:
- Phân vi sinh hữu cơ: Là một loại phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Loại phân này chứa các vi sinh vật có ích, giúp tổng hợp đạm (N), lân (P), kali (K) cho cây. Bạn nên bón phân này mỗi 2 tuần một lần vào mùa xuân và hè, còn vào mùa thu và đông thì bón 4 tuần một lần.
- Phân trùn quế: Loại phân hữu cơ này thường chứa ấu trùng của giun trùn quế, có tác dụng giúp đất luôn tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Nên bón phân khoảng 4 tuần một lần tùy vào thời tiết.
- Phân NPK 20-20-15: Là một loại phân hóa học rất phổ biến, có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Loại phân này giúp kích thích ra lá, hoa, quả rất tốt. Bạn nên bón thúc phân NPK vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa và ra lá.
- Dung dịch thủy sinh: Đây là một loại phân bón tổng hợp đậm đặc, dùng cho cây kim ngân trồng trong nước. Việc sử dụng dung dịch thủy sinh để tưới cho cây sẽ giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, giúp cây sống lâu bền. Bạn nên nhỏ 2-3 giọt dung dịch thủy sinh vào nước mỗi tuần một lần.
Sử dụng phân bón cho cây cần chú ý chọn loại phân bón phù hợp, an toàn cho sức khỏe và đảm bảo mang lại lợi ích cho cây trồng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý lựa chọn đơn vị cung cấp phân bón uy tín và lắng nghe tư vấn của nhân viên bán hàng trước khi chọn mua phân bón sao cho phù hợp với tình trạng cây trồng của mình.
Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc cây kim ngân bạn cần biết
Về cơ bản, cách chăm sóc cây kim ngân cũng khá đơn giản, tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề kiêng kỵ của cây, cụ thể như sau:
Kim ngân sợ tưới sũng nước
Cây kim ngân là giống cây có phần thân phình to giữ nước nên không cần tưới nhiều nước. Cây có thể chịu hạn rất tốt vì có khả năng tích nước trong thời gian khá dài. Nếu cây được tưới đẫm nước thường xuyên trong khi chậu không thoát nước tốt sẽ khiến cây bị thối rễ, lá vàng úa và khô héo dần.
Kim ngân sợ phơi nắng quá lâu
Giống cây kim ngân vẫn cần được phơi nắng nhưng không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cây kim ngân thuộc giống cây ưa bóng râm nên chỉ thích hợp phơi nắng trong điều kiện ánh sáng yếu và không nên phơi nắng quá lâu, tránh cây bị héo úa, chuyển sang màu vàng.
Như vậy, bài viết trên đây Phân Bón Hà Lan đã chia sẻ cho bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây kim ngân đơn giản ngay tại nhà. Nếu như bạn đang cần mua phân bón cho cây kim ngân hoặc các giống cây cảnh khác thì hãy liên hệ ngay với Phân bón Hà Lan để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá ưu đãi nhất.