Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trồng Cây Chùm Ruột Hiệu Quả Cao

Cách trồng cây chùm ruột

Cây Chùm Ruột hay còn gọi là Tầm Ruột, là loài cây duy nhất cho ăn quả trong họ Diệp Hạ Châu (Phyllanthaceae). Đây là một loại cây rất quen thuộc với người dân Nam Bộ, không chỉ được trồng lấy bóng mát, làm các loại món ăn như mứt, siro,… mà còn được ứng dụng trong các bài thuốc Đông Y bởi công dụng trị ho và thanh nhiệt hiệu quả. Vậy hãy cùng Phân Bón Hà Lan tìm hiểu kỹ hơn về cách trồng cây chùm ruột đem lại hiệu quả cao ngay trong bài viết dưới đây. 

Đặc điểm hình thái cây chùm ruột

Chùm ruột là một loại cây thân gỗ nhỏ
Chùm ruột là loại cây được trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ

Chùm ruột là một loại cây thân gỗ nhỏ, có đặc điểm tương tự như cây bụi, với chiều cao dao động từ 2 đến 9 mét. Cây thường có tán lá xum xuê, thân cây chắc khỏe với nhiều cành chính cứng cáp. Các nhánh cây thường xù xì do vết sẹo từ những cuống lá cũ đã rụng. Ở đầu mỗi cành chính, có các cành nhỏ, dài từ 15 đến 30cm, màu xanh, mọc thành từng chùm dày đặc. Lá của cây chùm ruột mọc xen kẽ, có hình dáng dài trứng với chiều dài khoảng 4–5 cm và rộng từ 1,5–2 cm.

Thời gian ra hoa của cây vào các tháng 3 đến 5, trong khi mùa quả kéo dài từ tháng 6 đến 8. Hoa chùm ruột có màu hồng, nở thành từng chùm. Quả của cây hình tròn, nhỏ như đầu ngón tay và được chia thành 6 múi, có màu xanh và đường kính khoảng 2-2,5 cm. Khi chín, quả chuyển sang màu vàng xanh và mỗi quả chỉ chứa một hạt. Quả chùm ruột khi còn xanh có vị chua giòn, và khi chín sẽ có vị ngọt.

Đặc điểm sinh thái của cây chùm ruột

Cây chùm ruột, còn được biết đến với tên gọi khoa học là Phyllanthus acidus, là một loại cây ăn trái thuộc họ Phyllanthaceae, bản địa của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chùm ruột là loại cây ưa sáng và thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau. 

Giá trị kinh tế của cây chùm ruột mang lại

Chùm ruột đem lại nhiều giá trị kinh tế cao
Cây chùm ruột mang lại nhiều giá trị kinh tế quan trọng

Cách trồng cây chùm ruột đúng cách sẽ đem lại giá trị kinh tế như thế nào mà nhiều người dân Việt Nam lại quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ruột như vậy. Cây chùm ruột mang lại nhiều giá trị kinh tế quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại thực phẩm. Trái chùm ruột được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm như được chế biến thành mứt, siro, nước giải khát,… nhờ hương vị chua ngọt đặc trưng.

Chùm ruột có thể trồng để bảo vệ môi trường, lấy bóng mát và cải thiện đất đai. Với khả năng chịu hạn tốt, cây có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, giúp ngăn chặn xói mòn và cải thiện chất lượng đất. 

Công dụng của cây chùm ruột

Trong y học hiện đại, chùm ruột có nhiều tác dụng trong kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ các bệnh lý trong điều trị tăng huyết áp, bảo vệ gan khỏi các hoạt chất paracetamol trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều. 

Trong y học cổ truyền, với đặc tính chua nhẹ, chùm ruột có tính sát khuẩn cao, tiêu độc, tiêu đờm, bổ máu, bổ gan, thanh nhiệt cơ thể. Hỗ trợ các bệnh lý về xơ gan và các vấn đề khác về gan. 

Điều kiện trồng cây chùm ruột

Cây chùm ruột có khả năng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-35 độ C và lượng mưa khoảng 1000m. Cây trồng sau 2 năm có thể cho hoa và kết quả. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong cách trồng và chăm sóc cho cây chùm ruột, việc quản lý nước tưới cần được chú trọng, đặc biệt trong những mùa khô hạn.

Chuẩn bị giống cây chùm ruột

Chùm ruột được trồng phổ biến ở khá nhiều nơi, cây con được nhân giống trực tiếp từ hạt. Vì vậy để đem lại hiệu quả cao, hạt cây cũng cần phải xử lý và ươm trồng trong điều kiện tốt nhất để phát triển đồng đều. Vậy cách trồng cây chùm ruột từ hạt như thế nào?

Cách ươm cây con từ hạt

Ươm cây con từ hạt
Ươm cây con từ hạt là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả năng suất cao

Ươm cây con từ hạt là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả năng suất cao, cây lớn nhanh và phát triển tốt.

Thu hái hạt

Hạt giống của cây chùm ruột được thu hái từ cây mẹ và được chọn lọc ra những quả chín mọng, to, đẹp. Mỗi quả chùm ruột chỉ có một hạt. Để thu hạt, quả sẽ được ngâm trong nước từ 1-2 ngày, sau đó chà sát nhẹ, đãi sạch tử y để lấy hạt. Hạt được đem đi phơi khô, khi đã ráo nước sẽ tiến hành bảo quản hoặc gieo ươm. Lưu ý chỉ lấy những hạt to, mẩy. 

Trồng cây chùm ruột từ hạt đem lại năng suất cao
Hạt giống của cây chùm ruột được thu hái từ cây mẹ và được chọn lọc ra những quả chín mọng

Tạo cây con

Hạt chùm ruột thường được gieo 2-3 tháng trước khi trồng. Để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, Phân bón Hà Lan khuyến nghị nên gieo hạt ngay sau khi thu hái. Hạt sẽ được ngâm trong nước trong 4-6 giờ, rồi vớt ra và rửa sạch. Sau đó, hạt được ủ trong bao vải khoảng 7-10 ngày, trong thời gian này hạt được rửa lại mỗi ngày một lần, hoặc có thể gieo hạt trong cát cho đến khi hạt nứt nanh, sau đó cấy vào bầu. Bầu trồng có kích thước 10 x 18 cm, làm từ vỏ PE có đục lỗ thoát nước, chứa hỗn hợp gồm 89% đất ươm, 10% phân chuồng hoai mục và 1% phân NPK.

Cây con giống

Khi cây con đạt chiều cao 10-15 cm, cần tiến hành phân loại để tách biệt và chăm sóc riêng những cây có sinh trưởng kém về đường kính và chiều cao. Quá trình phân loại này tiếp tục được thực hiện sau 3-4 tháng. Khi cây đạt chiều cao từ 40cm trở lên, có lá xanh, thân thẳng và không có dấu hiệu sâu bệnh là lúc cây sẵn sàng được đưa ra trồng.

Lợi ích khi trồng cây chùm ruột từ cây con

Cách trồng cây chùm ruột từ cây con giúp cây lớn rất nhanh, chỉ vài ba tháng là cây có thể cao cả mét. Phương pháp này được đánh giá là ưu việt hơn hẳn gieo hạt trực tiếp xuống đất. 

Cây con khi được ươm trồng trong độ tuổi nhất định và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây sẽ thích nghi với môi trường đất xung quanh một cách nhanh chóng. Đồng thời cũng giúp người trồng đảm bảo được khoảng cách, mật độ gieo trồng và dễ dàng chăm sóc cây hơn. 

Kỹ thuật trồng cây chùm ruột đơn giản

Kỹ thuật trồng cây chùm ruột
Nên trồng chùm ruột ở nơi nắng nhiều tránh nơi thiếu ánh sáng

Kỹ thuật trồng cây chùm ruột cần đặc biệt được chú trọng để đem lại hiệu quả năng suất cao. Chùm ruột là giống cây ưa nắng, vì vậy nên trồng cây ở vị trí nắng nhiều, tránh khu vực bóng râm hoặc thiếu ánh sáng. 

Làm đất trồng

Trong cách trồng cây chùm ruột cho năng suất cao, bạn nên chọn những nơi đất thoát nước tốt, tơi xốp. Bạn cũng có thể sử dụng các loại đất sạch đóng bao sẵn, hoặc dùng hỗn hợp bụi tro, đất thịt, phân chuồng để trồng cây. Nếu trồng cây trong chậu thì cân đường kính chậu khoảng 40 cm.

Đào hố trồng

Nếu trồng chùm ruột với mục đích khai thác thì mật độ trồng thường là 4x4m. Đào hố trồng với kích thước 50x50x50cm. Thêm vào đó là 10-15kg phân chuồng + 200 gram lân + 50 gram Basudin + 0,5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ PH cho đất. 

Cách trồng cây chùm ruột đơn giản

Gỡ bỏ lớp nilon ở bầu cây, đặt từ từ cây xuống hố đã được đào sâu. Sau đó san đất và nệm đất cho chặt với gốc, cắm cọc và buộc cố định để cây không bị đổ. Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật bón phân

Chùm ruột hợp với các loại phân bánh dầu, phân chuồng đã được xử lý và NPK 20-20-15. Phân bánh dầu và phân chuồng cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, trong khi phân NPK 20-20-15 cung cấp ba dưỡng chất chính với tỉ lệ cân đối, giúp cây phát triển toàn diện. Sau khi bón phân, cần tưới nước đầy đủ và thường xuyên kiểm tra tình trạng cây để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp, đảm bảo cây chùm ruột phát triển khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng trái cao.

Kỹ thuật chăm sóc sau trồng

Việc chăm sóc cây chùm ruột sau khi trồng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và bài bản trong từng bước để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Làm cỏ

Việc làm cỏ định kỳ là một biện pháp quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là cây trong giai đoạn cây con và ra hoa đậu quả. Bạn có thể làm cỏ thủ công hoặc sử dụng dụng cụ làm cỏ, vun gốc cho cây để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc lại.

Tưới nước

Tưới nước đều đặn cho cây chùm ruột
Tưới nước đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần vào mùa khô

Bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần vào mùa khô. Cây chùm ruột không chịu đựng được hạn kéo dài, do đó cần đảm bảo đủ nước cho cây, nhất là trong những tháng đầu sau khi trồng khi hệ thống rễ còn non yếu.

Tỉa cành

Tỉa cành là bước không thể thiếu trong cách trồng cây chùm ruột. Bạn nên tỉa cành sau khi thu hoạch quả hoặc vào đầu mùa xuân trước khi cây ra lá mới.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho năng suất cao

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây chùm ruột

Lưu ý khi trồng cây chùm ruột
Tỉa cành thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển của cành và trái

Khi trồng và chăm sóc cây chùm ruột, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân thủ để đảm bảo sự phát triển tối ưu của cây:

  • Lựa chọn loại giống cây chùm ruột phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của khu vực. 
  • Đất trồng cây chùm ruột nên được làm sạch cỏ dại và bón lót với phân bón hữu cơ hoặc compost để cải thiện chất lượng.
  • Để đảm bảo cây có đủ không gian phát triển tán lá và rễ, cây chùm ruột nên được trồng cách nhau từ 4-6m mét tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng.
  • Tưới nước đủ và đều đặn là rất cần thiết, nhất là trong mùa khô và giai đoạn cây non. 
  • Theo dõi sâu bệnh thường xuyên và xử lý kịp thời. Sử dụng các biện pháp phòng trừ tự nhiên hoặc hóa học có chọn lọc để giảm thiểu tác động xấu đến cây và môi trường.
  • Tỉa cành thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển của cành và trái, đồng thời loại bỏ những cành sâu bệnh, gãy hoặc chết. 
  • Sau mỗi vụ thu hoạch, nên cắt tỉa những phần của cây đã yếu hoặc hư hỏng để chuẩn bị cho mùa sinh trưởng tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách trồng cây chùm ruột đơn giản, giúp đem lại năng suất cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những kiến thức cơ bản và hữu ích để bắt đầu trồng và chăm sóc cây chùm ruột một cách hiệu quả. Khi có nhu cầu mua các loại phân bón chất lượng nâng cao năng suất cây trồng, đừng ngần ngại liên hệ với Phân bón Hà Lan để được mua sắm với giá ưu đãi ngay hôm nay!liên hệ