Mận là giống cây ăn quả có vị chua ngọt đan xen và được người Việt cực kỳ yêu thích. Để thành công trong mô hình trồng mận quy mô lớn hoặc trồng để phục vụ gia đình, bạn cần nắm vững được cách trồng và những kỹ thuật chăm sóc chuẩn của nhà vườn, hãy cùng Phân Bón Hà Lan cùng tìm hiểu cách trồng cây mận đúng cách cho năng suất cao.
Giới thiệu về quả mận và giá trị dinh dưỡng
Quả mận còn có tên gọi khác là mác măn, lý tử. Tùy theo từng giống mận mà màu sắc khi thu hoạch có sự khác nhau như màu tím đỏ, màu vàng, màu xanh, màu đỏ vàng. Tại Việt Nam, đa số quả đều có dáng tròn và một phần nhỏ là dáng quả chuông. Kích thước mận phổ biến là có đường kính 3cm, một số loài to hoặc nhỏ hơn.
Trung bình, trong 100g mận tươi có chứa những dưỡng chất sau:
- Nước 94.1g, glucid 3.9g, protein 0,6g, chất xơ: 0.7g…
- Năng lượng: 20kcal
- Vitamin cần thiết cho cơ thể như B, C, E, K…
- Khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, đồng…
Cách trồng cây mận
Mận bắc hay mận hậu là giống cây có quả mang hương vị chua ngọt tự nhiên, có mùi thơm dễ ăn và được nhiều người Việt yêu thích. Do vậy, đây là giống cây được trồng nhiều nhất tại Việt Nam, đặc biệt là vùng núi phía Bắc như Sơn La, Sapa, Mộc Châu, Hà Giang.
Chọn đúng thời vụ
Trồng mận bạn có thể lựa chọn hai vụ trong năm là vụ xuân tầm tháng 2 và tháng 3, vụ thu tầm tháng 8 và tháng 9 tính theo dương lịch. Trong đó, thời điểm tốt nhất là vụ xuân, thời điểm cây rụng lá và chuẩn bị đâm chồi. Thời tiết thời điểm này cũng thuận lợi để cây sống sót tốt.
Chọn giống
Cách trồng cây mận hậu có cho quả tốt hay không phụ thuộc lớn vào cây giống. Cây con khi trồng phải không sâu bệnh, cành và thân liền mạch, không có vết côn trùng cắn. Bạn có thể chọn cây ghép bầu hoặc cây rễ trần. Tiêu chuẩn cây con tốt gồm:
- Tuổi của cân rễ trần từ 12 – 24 tháng.
- Chiều cao cây từ 35cm trở lên.
- Đường kính gốc cây mận từ 0.6 – 0.8cm.
Chuẩn bị đất trồng
Cách trồng cây mận hậu trong chậu hay trong vườn đều cực kỳ quan tâm đến loại đất. Để quả ngon, nhiều nước và giòn, đất phải có độ mùn từ 2 – 2.5%. Tầng đất dày trên 50cm và tơi xốp, có khả năng giữ ẩm tốt.
Mật độ
Mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh trưởng của thân cây và tốc độ lây lan bệnh. Khoảng cách phù hợp giữa các cây mận là từ 4 – 5m mỗi cây. Như vậy, 1ha trồng được khoảng 500 – 625 cây.
Cách trồng
Để có cách trồng cây mận chuẩn, bạn cần chú ý 3i điều sau:
- Kích thước hố trồng phù hợp là 60x60x60cm hoặc 50x60x70cm.
- Trước khi trồng bạn phải bón lót đầy đủ vào từng hố. Sau khi lấp đất cho gốc cây thì bạn tưới từ 10 – 15 lít nước để đảm bảo độ ẩm.
- Sau khoảng 1 – 2 tháng, cây đã bén rễ và đâm chồi xanh. Lúc này, bạn dùng phân chuồng pha loãng tưới cách gốc 50cm để cây nhanh lớn.
Kỹ thuật chăm sóc cây mận
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận hậu đề cập đến nhiều yếu tố, gồm độ ẩm, đất, phân bón và dọn cỏ. Phân bón Hà Lan chia sẻ đến bạn cách làm chuẩn trong từng hoạt động như sau:
Giữ ẩm
Trong cách trồng cây mận trong chậu và trong vườn, nhà vườn có nhiều cách để giữ ẩm cho đất ở gốc. Điểm hình là ấp rơm rạ, cỏ khô và thân cây xanh lên bề mặt đất sau khi tưới. Cách làm không chỉ giúp giữ nước mà còn hạn chế cỏ phát triển.
Tưới nước
Nước là yếu tố không thể thiếu để mận phát triển, đặc biệt là khi cây mới lớn và khi làm quả. Trên 90% quả mận là nước nên bạn phải cung cấp đầy đủ để quả cho sản lượng cao. Tuy nhiên, trong thời kỳ ra hoa, phải phải tạo hạn để hoa ra đều và sai.
Bồi đất
Bồi đất là hoạt động chăm sóc cây mận hậu phải thực hiện hàng năm. Việc này giúp cây được vững chắc, kín rễ, giúp cây chống chọi tốt với các trận gió, mưa bão lớn. Bạn nên dùng bùn mương, đất khô đắp dày 2 – 3cm mỗi năm và đắp theo chiều rộng tán.
Bón phân
Cách trồng cây mận từ hạt, từ cây con, cây chiết đều phải đảm bảo cung cấp đủ phân bón để cây sinh trưởng và tạo quả tốt. Cách bón phân cho cây mận được thực hiện như sau:
Hướng dẫn bón phân hữu cơ cho cây:
- Một năm, bạn bón 10 – 15kg phân bón hữu cơ đã hoai mục cho cây.
- Cách bón: bón xung quanh tán cây và bồi lớp đất bùn mỏng lên phía trên. Hoặc bạn đào 3 – 4 hố quanh gốc kích thước 40x40x40 ở khoảng giữa tán, cho phân vào và lấp lại.
Cách bón phân bón vô cơ khi chăm sóc cây mận:
Năm | Liều lượng/ cây | Cách bón |
Năm thứ nhất | 500g phân NPK 16-16-8 | – Chia 4 – 5 lần bón
– Đào hố theo kích thước tán để rắc phân và lấp lại khi hoàn thành. |
Năm thứ hai | 1kg phân NPK 16-16-8 | – Chia 3 – 4 lần bón
– Đào hố theo kích thước tán để rắc phân và lấp đất lại khi hoàn thành. |
– Trong thời kỳ cho hoa trái bón 1.5 – 3kg phân NPK 20-20-15
– bạn tăng cường bón phân kali và canxi để quả có màu tươi và vị ngọt. |
– Chia làm nhiều lần bón theo tán lá
– Cắt bỏ 50 – 60% hoa trên cây để tăng chất lượng quả. |
|
Sau khi thu hoạch | Bón 0.5 – 1kg phân 20-20-15 hoặc phân phục hồi cây trồng để cây nhanh chóng hồi phục | – Chia 2 lần bón
– Khoảng cách lần trước và sau cách nhau 10 ngày. |
Cắt tỉa
Cách trồng cây mận đúng cách là phải biết kỹ thuật chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ khi cây lớn. Bạn phải cắt tỉa những cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh trên cây. Hoạt động này giúp tạo độ thoáng và để cây có chiều cao tối đa là 3.5m.
Làm cỏ
Cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây rất nhanh. Do đó, bạn cần dọn dẹp gọn gàng để mận không bị còi cọc do thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, trước khi bón phân vô cơ hay tưới phân chuồng, bạn cần rẫy toàn bộ cỏ trong vườn.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng mận, sâu và bệnh hại xuất hiện tương đối nhiều. Dưới đây là những loại bạn phải biết trong cách trồng và chăm sóc cây mận.
Sâu gây hại
Các loài sâu gây hại có kích thước nhỏ, thích sống thành bầy. Chúng có khả năng lây lan nhanh giữa các cây.
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá là loài ăn tạp và tốc độ chúng phá lá, cắn đọt non rất nhanh. Việc diệt sâu ăn lá trong cách trồng cây mận tương đối đơn giản, bạn chỉ cần phun một trong các loại thuốc như Vifast 5ND, Basudin 50EC, Desic 2,5 ND.
Rầy mềm, rệp
Rầy rệp có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 1mm. Chúng tấn công các chồi non, lá và quả làm chúng bị cong queo, rụng và đen thối. Để diệt các loài này, bạn dùng một trong các loại Bassan 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND để tiêu diệt.
Sâu đục thân, đục cành
Trong cách trồng cây mận, bạn cần đặc biệt chú ý đến loài sâu đục thân. Khi cây nhiễm bệnh thì thân cành sẽ bị khô và gãy ngang. Để phòng và trừ bệnh, bạn dùng Vibasu 10H, Regent, Vicarp 10H để xử lý định kỳ quanh gốc.
Sâu đục trái
Các loài sâu đục trái luôn cắn quả và trú ngụ bên trong. Những quả nhiễm bệnh chắc chắn không có giá trị cao hoặc phải bỏ toàn bộ. Để phòng trừ sâu, bạn phun thuốc Polytrin P440 ND, Treon, Vertmec 1,8 ND.
Ruồi đục trái
Ruồi đục trái thường phá hoại trong giai đoạn quả gần chính. Chúng đẻ trứng vào quả và khi trứng nở tạo ấu trùng đục khoét làm hư, thối trái. Do vậy, trong cách trồng cây mận đỏ cần phòng trừ bằng cách dùng thuốc phun Vizubon- D.
Bệnh
Trong hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây mận, bệnh hại xuất hiện không quá nhiều. Tuy nhiên, vào thời điểm cây đậu quả, bạn nên phòng hiện tượng thối quả bằng các thuốc phun như Tilt 250 ND, Score 250 ND, Ridomyl MZ 72 BHN.
Thu hoạch và bảo quản
Mận chín vào khoảng tháng 5 tháng 6 khi trồng ở đồng bằng và khoảng tháng 7, tháng 8 dương lịch ở vùng núi. Khi mận hậu chuyển sang có sắc tím và đỏ, dáng lõm ở nơi xa cuống là đã bước vào mùa thu hoạch.
Khi vặt, bạn phải đảm bảo nhẹ nhàng, có lót rơm rạ hoặc lá mận để đảm bảo quả không dập. Để bảo quản được lâu, bạn nên để chúng ở nơi khô thoáng, mát mẻ.
Một số lưu ý khi trồng cây mận
Khi trồng cây, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giai đoạn cây ra hoa phải tạo hạn để hoa ra đều, nở đều.
- Khi cây nuôi quả, bạn phải cung cấp đủ nước để quả phát triển mọng.
- Sau khi thu hoạch, bạn phải bón phân để cây được phục hồi hiệu quả.
- Bạn phải thường xuyên thăm nom vườn để kịp thời phát hiện bệnh khi mới chớm nhiễm.
Phân bón Hà Lan đã chia sẻ đến bạn cách trồng cây mận chuẩn nhà vườn và những điều cần lưu ý về sâu bệnh và nước tưới ở các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh tham khảo hướng dẫn, bạn cũng nên căn cứ vào thổ nhưỡng, đặc điểm thời tiết tại nông trường để đảm bảo chăm sóc cây tốt nhất. Khi bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc, cách bón phân, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.