Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngọc Ngân Đơn Giản Tại Nhà

cách chăm sóc cây ngọc ngân

Sở hữu vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch, cây ngọc ngân là một trong những loại cây cảnh được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bạn cần nắm được cách trồng cây ngọc ngân đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, Nhà máy Phân Bón Hà Lan sẽ hướng dẫn cho bạn cách đơn giản để trồng và chăm sóc cây ngọc ngân ngay tại nhà. Cùng theo dõi ngay nhé!

Giới thiệu về cây ngọc ngân

Giới thiệu sơ lược về cây ngọc ngân
Ngọc ngân là loại cây thường xanh, thân thảo, tương đối dễ trồng

Ngọc ngân là một loại cây thân thảo thuộc họ Araceae (Ráy), có tên khoa học là Dieffenbachia Picta. Giống cây này có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ, Brazil và cũng được trồng rộng rãi tại ở khu vực Đông Nam Á. Cây ngọc ngân có chiều cao trung bình trong khoảng từ 20 – 60cm.

Đây là loại cây thường xanh với lá có dạng hình bầu dục và phần cuống dài bọc quanh thân. Theo đó, lá cây có màu trắng ở chính giữa và màu xanh ở phần viền. Một gốc ngọc ngân thường có từ 5 – 6 nhánh. Hoa cây ngọc ngân có dạng trụ, với màu trắng hoặc xanh tương tự như màu lá. Bên cạnh màu xanh, ngọc ngân còn có giống màu đỏ hoặc đỏ đan xen màu xanh.

Trong thân cây ngọc ngân có một lượng nhỏ chất độc, chính vì thế khi dính hoặc ăn phải phần mủ hay nhựa cây, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như nóng rát lưỡi, miệng, cổ họng, tê môi, khó thở hay nôn mửa. Do đó, khi chăm sóc hay cắt tỉa giống cây này, bạn nên đeo găng tay hoặc sử dụng dụng cụ làm vườn chuyên dụng để tránh tiếp xúc với phần nhựa cây.

Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân là gì?

Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân có thể mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ

Trước khi tìm hiểu chi tiết cách trồng cây ngọc ngân thì hãy cùng Phân bón Hà Lan tìm hiểu sơ lược về ý nghĩa của loài cây này nhé! Trong phong thủy, cây ngọc ngân là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng về tài lộc. Cái tên ngọc ngân bắt nguồn từ chính màu sắc của chúng, với màu xanh chỉ “ngọc” và màu trắng chỉ “ngân”, khi ghép lại mang ý chỉ sự sang trọng và quý phái. Không chỉ vậy, chữ “ngân” còn tượng trưng cho tiền bạc nên cây cũng là vật đem đến tiền tài cho gia chủ.

Trong tình yêu, giống cây này mang ý nghĩa rất đặc biệt, chúng thể hiện tình cảm của đối phương bởi vì ngọc ngân còn có tên gọi khác là cây Valentine. Theo phong thủy, cây ngọc ngân rất phù hợp với những người có bản mệnh Kim. Ngoài ra, bởi vì giống cây này thuộc hệ Thủy nên người có mệnh Hỏa không nên trồng cây ngọc ngân vì Thủy sẽ khắc Hỏa.

Một số công dụng của cây ngọc ngân trong đời sống

Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân là loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao nên thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, văn phòng hay các công trình cảnh quan để tạo không gian xanh mát.

Bên cạnh đó, cây ngọc ngân thủy sinh còn giúp loại bỏ bụi bẩn, lọc sạch không khí và giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Với những công dụng vừa kể trên nên cây ngọc ngân chắc chắn sẽ là một món quà rất ý nghĩa trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, khai trương, tân gia, thăng chức,… với hàm ý chúc may mắn, thịnh vượng và thành công.

Hướng dẫn cách trồng cây ngọc ngân đúng kỹ thuật

Cách trồng cây ngọc ngân đúng kỹ thuật
Cách trồng cây ngọc ngân đơn giản ngay tại nhà

Cây ngọc ngân thủy sinh là một loại cây cảnh đẹp và dễ chăm sóc, phù hợp với mọi không gian sống.Kỹ thuật trồng cây ngọc ngân không khó, bạn có thể trồng theo hai phương pháp là trồng trong đất hoặc trồng thủy sinh, cụ thể như sau:

Hướng dẫn cách trồng cây ngọc ngân thủy sinh

Cách trồng cây ngọc ngân trong nước rất đơn giản vì bạn có thể nhân giống cây bằng cách tách lá từ cây mẹ. Cụ thể để trồng cây thủy sinh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:

  • Chậu trồng thủy sinh: Bạn cần chuẩn bị chậu trồng thủy sinh để có thể dễ dàng kiểm soát sự phát triển của bộ rễ.
  • Cây trồng: Nên chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và vẫn còn đất ở phần rễ.

Sau công đoạn chuẩn bị trên, để thực hiện cách trồng cây ngọc ngân trong nước, bạn cần thực hiện tách lá và tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng tách cây con ra khỏi bụi lớn bằng kéo hoặc dao nhọn để không làm thối phần tách. Sau khi tách, cần bảo quản cây ở nơi thoáng mát.
  • Bước 2: Tiến hành tách đất ra khỏi phần rễ của cây và rửa sạch cho đến khi rễ cây có màu trắng. Bạn nên rửa bằng vòi nước để loại bỏ tạp chất, giúp rễ nhanh hấp thu các chất dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh.
  • Bước 3: Cho cây con đã rửa sạch vào trong lọ thủy tinh rồi đổ ngập nước phần rễ. Tuy nhiên, cần hạn chế đổ nước trực tiếp vào phần thân cây vì sẽ dễ làm nát cây ngọc ngân.
  • Bước 4: Trang trí bằng một vài viên đá ngũ sắc hoặc sỏi để giúp chậu cây ngọc ngân thêm phần sinh động.

Cách trồng cây ngọc ngân trong đất

Cách trồng cây ngọc ngân trong đất cực đơn giản
Kỹ thuật trồng cây ngọc ngân trong đất

Ngoài cách trồng thủy sinh thì cây ngọc ngân cũng có thể dễ dàng phát triển khi trồng trực tiếp trong đất. Bên cạnh đó, cách trồng cây ngọc ngân trong đất cũng khá đơn giản, trước tiên cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu và dụng cụ sau:

  • Chậu trồng: Bạn có thể chọn chậu trồng bằng nhựa, sứ hoặc đất nung. Tuy nhiên, cần chú ý chọn kích thước chậu trồng phù hợp với kích cỡ của cây.
  • Đất trồng: Đất trồng cây ngọc ngân nên là loại đất tơi xốp, thoáng khí và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm mùn, trấu, chất xơ,… vào đất trồng để tăng thêm dinh dưỡng cho cây.
  • Cây trồng: Nên chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

Sau công đoạn chuẩn bị trên, để áp dụng cách trồng cây ngọc ngân trong đất, bạn có thể tiến hành theo quy trình sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đất trồng để đảm bảo độ tơi xốp và độ thoáng khí cho cây.
  • Bước 2: Tiến hành cho một lớp đất trồng dày khoảng 2 – 3cm vào chậu trồng.
  • Bước 3: Đào hố và đặt cây ngọc ngân giống vào chậu, sao cho ngọn cây cao hơn mặt đất.
  • Bước 4: Lấp đất xung quanh gốc cây sao cho đất phủ kín hết rễ cây và tưới nước cho cây.

Cách chăm sóc cây ngọc ngân nhanh phát triển

Cây ngọc ngân là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng. Đồng thời, cách trồng cây ngọc ngân cũng rất đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều thời gian để chăm sóc. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, cần lưu ý đến một số điều cơ bản sau đây khi chăm sóc cây ngọc ngân:

Cách chăm sóc cây ngọc ngân thủy sinh tại nhà

Cách chăm sóc cây ngọc ngân thủy sinh
Cách chăm sóc cây ngọc ngân thủy sinh đúng kỹ thuật, giúp cây phát triển khỏe mạnh
  • Ánh sáng: Ngọc ngân thích hợp trồng ở những vị trí có ánh sáng dịu nhẹ để giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh. Theo đó, bạn có thể trồng cây ở những vị trí dưới bóng bán phần như hành lang, bệ cửa sổ,…
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất cho cây ngọc ngân phát triển nằm trong khoảng 20 – 39 độ C, do đó bạn cần duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng này.
  • Thay nước: Khi trồng bằng phương pháp thủy sinh, bạn cần chú ý thay nước định kỳ 5 ngày một lần và kèm theo rửa sạch phần rễ.
  • Cắt tỉa cây: Khi cây có hiện tượng thối rễ, vàng lá, bạn cần loại bỏ ngay để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ cây trồng.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà đơn giản, chi tiết nhất

Cách chăm sóc cây ngọc ngân khi trồng trong đất

  • Ánh sáng: Ngọc ngân vốn là giống cây ưa bóng mát nên không thể chịu được những nơi có cường độ ánh sáng cao. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tắm nắng cho cây vào buổi sáng trước 10 giờ hay khi chiều muộn sau 16 giờ để giúp cây quang hợp tốt.
  • Tưới nước: Cây ngọc ngân chỉ cần một lượng nước vừa phải là đã có thể sinh trưởng khỏe mạnh. Tùy theo tình hình thời tiết, vị trí trồng mà bạn có thể điều chỉnh tần suất nước tưới cho cây. Với những cây được trồng trong môi trường có sử dụng máy điều hòa, thì bạn cần giảm tần suất tưới nước cho cây trồng.
  • Nhiệt độ: Giống cây này hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt trong nhiệt độ phòng từ 20 – 39 độ C nên bạn có thể đặt chậu ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Đất và dinh dưỡng: Rễ cây ngọc ngân thuộc dạng rễ chùm nên khi trồng, bạn cần ưu tiên lựa chọn hỗn hợp đất có độ mùn cao, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, để tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và giúp cây hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất, bạn có thể bón lót thêm các loại phân hữu cơ như là: phân NPK 17-7-17 (25KG), NPK 16-16-8, NPK 20-20-20, NPK 20-10-15,…

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cây cảnh bạn cần biết

Cây ngọc ngân thủy sinh không chỉ điểm tô vẻ đẹp cho không gian sống mà còn có tác dụng thanh lọc không khí và giảm bớt căng thẳng. Với cách trồng cây ngọc ngân mà Phân Bón Hà Lan chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thể tự tay trồng giống cây này ngay tại nhà. Nếu bạn có nhu cầu mua phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.