Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tầm Xuân Nhanh Ra Hoa

Kỹ thuật trồng cây tầm xuân

Tầm xuân là một loại hoa kiểng được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống mà chúng mang lại. Cây tầm xuân có sức sống tốt, dễ chăm sóc nên có thể trồng trong chậu hoặc làm giàn cho cây leo. Tuy nhiên, để cây ra hoa nhanh và nhiều, bạn cần phải nắm được kỹ thuật trồng cây tầm xuân. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà máy phân Bón Hà Lan tìm hiểu về phương pháp trồng và cách chăm sóc cây tầm xuân nhanh phát triển nhé.

Tìm hiểu về cây hoa tầm xuân

Với vẻ đẹp rực rỡ, hoa tầm xuân được nhiều người lựa chọn để trang trí cho không gian sống của mình. Chính vì thế, việc trồng cây tầm xuân tại nhà có thể giúp gia chủ xua tan mệt mỏi, căng thẳng và mang lại cảm giác thư thái, thoải mái khi ngắm nhìn.

Cây tầm xuân là cây gì?

Tầm xuân là cây gì?
Hồng tầm xuân là một loài hoa hồng leo

Cây hoa tầm xuân, còn được gọi là hồng tầm xuân, là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc từ châu Á. Đây là một giống hoa hồng dại, thân leo và có sức sống vô cùng mãnh liệt.

Ngoài tên gọi tầm xuân, cây hoa này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thập tỉ muội, ngưu cúc, dã tường vi,… Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hoa hồng gai và hoa tầm xuân do chúng có vẻ ngoài tương đối giống nhau. Tại Việt Nam, tầm xuân được trồng chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ như Sapa, Đà Lạt,…

Đặc điểm của giống cây tầm xuân

Cây tầm xuân mọc thành dạng bụi và có nhiều gai nhọn trên thân. Chiều cao trung bình của cây hoa này rơi vào khoảng 1-5m, một số cây sống bám có thể phát triển cao đến tận ngọn của cây mẹ. Lá của cây tầm xuân có màu xanh đậm, thuộc dạng kép lông kim, mỗi lá sẽ có thêm 5 -7 lá chét nhỏ. Mép lá có răng cưa, gân lá nổi rõ và bề mặt có lớp lông tơ bao phủ.

Hoa tầm xuân thường có 5 cánh mỏng với đường kính khoảng 4-6cm. Ban đầu, hoa sẽ có màu hồng nhạt, dần chuyển đậm và có màu trắng trước khi tàn. Hoa của cây tầm xuân thường mọc thành chùm với hương thơm nhẹ nhàng.

Cây tầm xuân chỉ ra hoa duy nhất một lần trong năm, khi tiết trời vào xuân (khoảng tháng 2-4 âm lịch). Quả tầm xuân khi chín sẽ có màu đỏ cam, đường kính khoảng 1,5-2cm.

Ý nghĩa của nụ tầm xuân

Tầm xuân là cây hoa một mùa, thường ra hoa vào khoảng tháng 3-5 hằng năm đối với khu vực miền Bắc Việt Nam. Hoa tầm xuân tượng trưng cho tình nghĩa anh chị em gắn kết với nhau, dù có trải qua nhiều sóng gió vẫn ở cạnh nhau. Do đó, người ta thường trồng cây tầm xuân hoặc trưng bày loài hoa này vào mỗi dịp lễ Tết với mong muốn cả gia đình được sum họp, đoàn tụ.

Một số tác dụng của cây tầm xuân

Những tác dụng của cây tầm xuân
Tầm xuân mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho con người

Thân, rễ, cành, lá và quả của cây tầm xuân là một trong những loại thảo dược quý, được sử dụng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Bên cạnh việc dùng để trang trí, cây tầm xuân còn đem lại các tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ điều trị cảm nắng, chán ăn, mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn.
  • Kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ tình trạng chống đông máu, bảo vệ cơ tim, tiêu độc, giảm đau.
  • Giảm tình trạng chảy máu cam, đái tháo đường, nôn ra máu, viêm loét niêm mạc miệng mãn tính,…

Công đoạn chuẩn bị trước khi trồng cây tầm xuân

Hoa tầm xuân là một loài hoa đẹp, dễ trồng mà không cần tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Tuy nhiên, để cây tầm xuân phát triển tốt và ra nhiều hoa, bạn cần thực hiện các công đoạn chuẩn bị trước khi trồng như sau:

  • Thời vụ gieo trồng: Cây hoa này sinh trưởng và phát triển tốt nhất vào mùa xuân, khi mà thời tiết dần trở nên ấm áp hơn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu trồng cây.
  • Giống cây trồng: Bạn cần chọn những cành tầm xuân tròn đều, khỏe mạnh và nổi rõ mầm. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt bỏ phần gốc già, đoạn ngọn non để mầm cây phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Đất trồng: Vì giống cây này có khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt nên không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật trồng cây tầm xuân. Đất trồng cây hoa này nên là đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và dễ dàng thoát nước.
  • Vị trí trồng: Cây tầm xuân thuộc giống hoa hồng leo, nên bạn cần trồng cây ở những nơi gần cột, hàng rào,…

Cách trồng cây tầm xuân đúng cách

Kỹ thuật trồng cây tầm xuân đúng cách
Bạn có thể trồng cây tầm xuân bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt

Tầm xuân là giống cây dễ trồng, nhanh phát triển, bạn có thể trồng cây bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt. Để trồng cây hoa tầm xuân trên mặt đất, bạn cần chọn những cành khỏe, dùng dao sắc chặt thành từng đoạn dài khoảng 25cm.

Sau đó, cắm vào đất nghiêng 45o, sâu 5cm, cách nhau 50cm theo hàng ngang. Mỗi cây nên cách nhau 30cm trên mặt luống. Bạn nên phủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên bề mặt đất để giữ ẩm và bảo vệ cây.

Để trồng cây hoa tầm xuân trong chậu, bạn cần chuẩn bị chậu có kích thước phù hợp. Tiếp đến, bạn cho đất trồng vào chậu đến khoảng 2/3 chiều cao chậu, sau đó đặt cây giống vào giữa chậu và phủ đất lên cho kín. Bạn nên nhớ tưới nước cho cây mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho đất để cây con nhanh phát triển.

Cách chăm sóc cây tầm xuân nhanh ra hoa

Kỹ thuật chăm sóc cây tầm xuân nhanh ra hoa
Nên bón phân định kỳ cho cây tầm xuân từ 1-2 lần mỗi tháng

Để tầm xuân nhanh ra hoa, bên cạnh việc trồng đúng cách bạn cần nắm được một số kỹ thuật chăm sóc cây tầm xuân. Sau đây Phân Bón Hà Lan sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc cây tầm xuân nhanh ra hoa, nhằm giúp bạn có được những chậu hoa tầm xuân tươi đẹp, tô điểm thêm cho không gian sống của mình.

  • Tưới nước: Cây tầm xuân rất ưa sáng nên bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Nếu bạn trồng ở đất, một ngày bạn chỉ nên tưới nước một lần. Nếu bạn trồng cây tầm xuân trong chậu, thì nên tưới nước 2-3 lần/ngày.
  • Bón phân: Mặc dù cũng thuộc nhóm hoa hồng, nhưng kỹ thuật bón phân cho hoa tầm xuân có phần đơn giản hơn so với cách bón phân cho hoa hồng. Cụ thể, bạn chỉ cần bón định kỳ 1-2 lần mỗi tháng bằng các loại phân như phân hữu cơ tự ủ, phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế.
  • Làm cỏ: Nếu đất trồng có nhiều cỏ mọc thì bạn cần nhổ cỏ để làm sạch đất, không để sâu bệnh có nơi trú ngụ.
  • Cắt tỉa: Trước khi cây tầm xuân ra hoa, bạn nên tỉa bớt những chồi non. Mỗi bui bạn chỉ nên giữ lại 7-8 cành dài, to tròn và khỏe nhất. Khi cây bắt đầu cho hoa, bạn cần cắt tỉa những cành già để cây tập trung dinh dưỡng cho những bụi hoa đẹp nhất.

Cách phòng ngừa sâu bệnh cho cây tầm xuân

Tương tự như các giống hoa hồng khác, cây tầm xuân thường dễ bị nhiễm các bệnh như gỉ sắt, phấn trắng, rệp sáp, mốc đen và nhện đỏ. Nếu xuất hiện đốm đỏ trên lá, bạn có thể sử dụng thuốc Boocđô 1% theo liều lượng khuyến nghị để phòng ngừa bệnh gỉ sắt. Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và dọn cỏ dại tại khu vực trồng để ngăn chặn sự xuất hiện của côn trùng và sâu bệnh.

Làm thế nào để cây tầm xuân nhanh ra hoa?

Nên làm gì để cây tầm xuân nhanh ra hoa?
Thường xuyên cắt tỉa cành để cây tầm xuân nhanh ra hoa

Thông thường, tầm xuân sẽ ra đợt hoa đầu tiên sau 2-3 năm trồng. Do đó, để cây cho hoa sớm, bạn cần cắt tỉa thường xuyên cho cây trồng. Khi trồng cây tầm xuân được 1 năm, bạn nên loại bỏ những cành già, yếu để cây mau mọc nụ hoa và đâm chồi. Để cây tầm xuân trĩu hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, bạn cũng có thể hái hoa khi hoa đã nở.

Nếu bạn đang muốn trồng cây tầm xuân trong vườn nhà của mình, hãy áp dụng ngay những cách chăm sóc cây tầm xuân nhanh ra hoa mà Phân Bón Hà Lan đã chia sẻ ở trên đây nhé. Hy vọng bạn sẽ có được những chậu tầm xuân sai trĩu hoa, giúp cho không gian sống của bạn thêm phần rực rỡ. Nếu có nhu cầu mua phân bón để bón thúc cho cây tầm xuân mau ra hoa thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các loại phân bón phù hợp nhé!