Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan cho gốc to khỏe

Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan

Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan đúng chuẩn theo nhà vườn là thông tin được nhiều người đam mê cây quan tâm. Thiết mộc lan là cây thân gỗ sống lâu năm và điều kiện sống tương đối dễ. Tuy nhiên, để gốc cây khỏe, tạo cành lá và hoa đẹp, bạn cần biết cách chăm sóc đúng cách. Cùng Công Ty Phân Bón Hà Lan tìm hiểu kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan đơn giản tại nhà trong bài viết sau nhé!

Giới thiệu về cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan là cây gì?
Đặc điểm của cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây phát tài khúc, cây phất dụ thơm. Đây là cây cảnh thân gỗ, có nhiều lá và phiến lá to, màu lá có đường vân thẳng đẹp.

Thiết mộc lan có nguồn gốc từ Tây Phi và thuộc họ Dracaenaceae. Việc chăm sóc cây thiết mộc lan tương đối đơn giản, dễ dàng. Cây có sức sống mạnh mẽ và khả năng thanh lọc, điều hòa không khí hiệu quả. Chính vì vậy, thiết mộc lan được trồng nhiều trong không gian nội thất, ngoại thất nhà ở.

Chuẩn bị trước khi trồng cây thiết mộc lan 

Chọn giống cây, chọn chậu và đất trồng là những điều bạn cần chuẩn bị trước khi trồng cây. Việc này được thực hiện tương đối đơn giản vì thiết mộc lan rất dễ sống.

Chọn giống cây

Tương tự với cách trồng các loài cây cảnh khác, việc chọn giống cây cần có các đặc điểm như:

  • Lựa chọn nhà vườn cung cấp giống uy tín, có kinh nghiệm tạo giống lâu năm.
  • Bạn nên lựa chọn những cây có phần gốc già để trong cây dự trữ được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Đối với những gốc non, bạn nên lựa chọn gốc có kích thước chiều dài lớn.
  • Mỗi chậu cây trồng bạn nên chọn từ 3 – 5 thân. Số lượng thân, gốc phổ biến nhất được chọn là 5.

Chọn chậu

Chọn chậu phù hợp cho cây
Chọn chậu phù hợp cho cây

Khi trồng cây thiết mộc lan, chậu được ưu tiên sử dụng là các loại chậu sứ có màu sáng. Đường kính miệng chậu phù hợp từ 30 – 40cm, chiều cao từ 40 – 55cm. Kích thước chậu đảm bảo phù hợp với bộ rễ của cây và việc chăm sóc cây thiết mộc lan dễ dàng. Đồng thời, khi bạn đặt chậu trong nhà sẽ không tốn nhiều diện tích và hài hòa với nội thất..

Chọn đất trồng

Đất trồng phù hợp nhất cho thiết mộc lan phát triển là loại đất thịt. Trước khi trồng, bạn nên khử chua bằng cách trộn cùng bột vôi sống để khử chua. Độ pH thuận lợi cho cây phát triển là trung tính.

Khi chọn được đất trồng, bạn nên trải một lớp phía dưới đáy chậu khoảng 3 – 5cm. Tiếp đó, bạn đặt bầu đất cây vào chậu. Khi đặt, bạn tránh làm vỡ bầu vì có thể khiến cây bị đứt rễ. Tiếp đó, bạn phủ đất lên phần không gian còn lại của chậu. Để trang trí bề mặt chậu thêm sinh động, bạn có thể xếp đá nhiều màu sắc lên bề mặt đất.

Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan tại nhà

Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan phổ biến hàng đầu hiện nay là trồng bằng cành trên nền đất. Bên cạnh đó, nhiều người chơi cây cảnh hiện nay còn có phương pháp trồng thiết mộc lan trong nước đặc sắc.

Cách trồng cây thiết mộc lan bằng cành

Cách trồng cây thiết mộc lan bằng cành
Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan bằng cành

Các bước để trồng cây thiết mộc lan bằng cành hay cách giâm cành:

  1. Chọn các gốc để giâm khỏe mạnh.
  2. Cắt gốc thành các đoạn dài từ 20 – 50cm. Tại các vị trí cắt, bạn bôi vôi để cây nhanh lành và tránh nhiễm trùng.
  3. Ngâm phần dưới của đoạn giâm vào thuốc kích rễ.
  4. Cắm sâu ⅖ của đoạn xuống đất ẩm. Trong quá trình giâm cành, bạn cần đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không bị úng.
  5. Sau khoảng 7 ngày, cây bắt đầu ra mầm và rễ.

Cách trồng cây thiết mộc lan trong nước

Cách trồng cây thiết mộc lan trong nước
Kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan trong nước

Trồng thiết mộc lan trong nước thường được sử dụng cho gia đình muốn cây trồng sạch sẽ, không dính đất. Phương pháp này còn được gọi là thủy canh. Cách trồng cây thiết mộc lan trong nước như sau:

  1. Chọn gốc cây giống khỏe mạnh và đã có sẵn mầm, ngọn cây.
  2. Cho cây vào bình đựng nước có pha dưỡng chất phù hợp.

Cây trồng bằng phương pháp thủy canh thường không được bền bằng trồng trong đất. Do vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn cách trồng phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.

Hướng dẫn chăm sóc cây thiết mộc lan đúng cách

Cách chăm sóc thiết mộc lan thể hiện ở liều lượng phân bón, thời gian bón phân, liều lượng nước tưới, cách cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi để bạn trồng cây tươi tốt.

Tưới nước định kỳ

Chăm sóc cây thiết mộc lan là nhìn chung tương đối dễ dàng. Đây là loài cây ưa khô và chịu được môi trường thiếu ánh nắng. Do đó, bạn chỉ nên tưới nước 2 lần/tuần cho cây.

Khi cây bị úng nước có thể gây nên hiện tượng thối vỏ ngoài của gốc. Điều này không làm cây chết nhưng sẽ làm phần gốc thiếu thẩm mỹ. Do đó, bạn không nên tưới nước quá đậm và thường xuyên.

Bón phân 

Bón phân đúng cách cho cây thiết mộc lan
Bón phân theo từng giai đoạn cho cây

Bón phân là hoạt động không thể thiếu khi trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan. Đối với cây chỉ nuôi lấy cành, bạn có hai giai đoạn bón phân là bón lót và bón thúc. Với những cây nuôi để lấy hoa, bạn có 4 giai đoạn bón là bón lót, bón thúc, bón khi ra hoa và bón phục hồi.

Giai đoạn bón lót được thực hiện từ khi bạn chuẩn bị đất trồng cho cây. Liều lượng bón lót cho một gốc cây như sau:

  • 2 – 3kg phân chuồng đã ủ hoai mục. Bạn nên lựa chọn phân của gia súc như bò, heo để phân không bị nóng.
  • 50g phân NPK 10-50-10.

Giai đoạn bón thúc được thực hiện sau khi cây trồng được 25 – 30 ngày. Bón thúc giúp kích thích cây mọc thêm cành nhỏ, lá vươn dài, thớ lá to và màu sắc đẹp. Liều lượng bón thúc trong quá trình chăm sóc cây thiết mộc lan:

  • 50g phân NPK 30-10-10.
  • 10g phân ure.
  • 10g bột vỏ sò, vỏ trai nghiền mịn.
  • Lần bón sau cách lần bón trước 30 ngày.

Khi cây ra hoa, chất dinh dưỡng trong cây sẽ tập trung để nuôi bộ phận này. Ở giai đoạn trổ bông, bạn có thể sử dụng phân NPK để hoa nở đẹp, nở bền và có mùi. Liều lượng bón phân cho cây thiết mộc lan nuôi hoa:

  • 50g phân NPK 15-5-27.
  • 10g kali.
  • 50g bột vỏ sò hoặc vỏ trai nghiền mịn.
  • Lần bón sau cách lần bón trước 20 ngày.
Giai đoạn bón phục hồi cho cây
Giai đoạn bón phục hồi cho cây

Hoa thiết mộc lan vô cùng bền. Thời gian từ khi nở hoa đến khi hoa khô tàn hoàn toàn có thể kéo dài trên 1 tháng. Do vậy, khi kết thúc thời gian nở hoa, bạn cần bón phục hồi cho rễ, thân và lá. Liều lượng phân bón khi chăm sóc cây thiết mộc lan giai đoạn phục hồi:

Để đảm bảo quá trình bón phân có hiệu quả nhất, khi bón, bạn nên vùi phân xuống mặt đất. Đồng thời, vị trí rắc phân nên cách 5 – 10cm so với gốc cây.

Cắt tỉa và tạo hình phù hợp

Cắt tỉa và tạo hình phù hợp
Cắt tỉa và tạo hình theo sở thích

Những hoạt động bạn cần thực hiện khi cắt tỉa và tạo hình cho cây:

  • Loại bỏ những lá úa, lá vàng và ngọn bị sâu bệnh.
  • Với những ngọn làm thế cây không đẹp, bạn nên cắt bỏ hoàn toàn. Vết cắt cần lưu ý là cắt sát mắt và không làm tổn thương thân cây.
  • Khi loại bỏ lá, cành, bạn cần dùng kéo chuyên dụng. Tránh việc tước vì có thể khiến vỏ cây bị lột.

Xử lý sâu bệnh

Thiết mộc lan là loài cây có khả năng tự bảo vệ bản thân. Khi bạn cắt tỉa gọn gàng, cây sẽ ít côn trùng làm tổ trên thân. Tuy nhiên, bạn nên đề phòng loại sâu cuốn chiếu làm lá cây khô vằn. Khi cây xuất hiện sâu cuốn chiếu, bạn nên dùng nước tỏi để xua đuổi chúng. Loài sâu này thường không tập trung quá nhiều nên bạn không cần phun thuốc trừ sâu.

Thiết mộc lan là loài cây có hoa rất thơm, hoa nở thành chùm và hương rất đậm. Bên cạnh đó, gốc cây hoa còn có giá trị kinh tế cao khi được tạo thế đẹp mắt. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan cho chùm hoa lớn, gốc to khỏe và màu lá đẹp mắt.