Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Niên Thanh Tại Nhà

Cách trồng và chăm sóc vạn niên thanh tại nhà

Hiện nay, cây Vạn Niên Thanh được trồng phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Theo đó, loài cây được ưa chuộng nhờ vào tuổi thọ lâu cũng như sức sống bền bỉ vào mùa lạnh. Ngoài ra cây Vạn Niên Thanh còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia đình. Dưới đây Phân Bón Hà Lan sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây Vạn Niên Thanh đơn giản tại nhà cũng như cách chăm sóc để cây luôn tươi tốt.

Một số đặc điểm nổi bật của cây Vạn Niên Thanh

Đặc điểm nổi bật của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh là loại cây ưa bóng và có khoảng 50 chủng loại khác nhau

Vạn Niên Thanh có nguồn gốc từ Colombia, Brazil là một loài cây Araceae. Loại cây này thuộc dòng họ ráy và mọc thành từng cụm. Lá cây có màu xanh làm chủ đạo mang đến sự tươi tắn cho không gian. Đặc biệt, cây có đặc tính ưa bóng râm cùng thời tiết mát mẻ, vì thế, có thể trồng ngay trong nhà để thanh lọc không khí đồng thời tăng thêm màu sắc cho căn nhà mà không lo cây bị thiếu ánh sáng.

Vậy cây vạn niên thanh có mấy loại? Theo thống kê, cây Vạn Niên Thanh có hơn 50 loại với nhiều đặc điểm hình dáng màu sắc khác nhau. Trong đó, cây Vạn Niên Thanh đỏ được giới sành cây kiểng ưa chuộng hơn cả bởi sở hữu màu sắc độc lạ, bắt mắt và rất phù hợp trang trí vào những dịp Tết.

Thêm vào đó, cây Vạn Niên Thanh còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ như thu hút tài lộc, may mắn, xua đuổi tà khí,… Ngoài ra, cách trồng cây Vạn Niên Thanh lại vô cùng đơn giản, kỹ thuật chăm sóc cũng không quá phức tạp. Chính vì sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như vậy nên cũng dễ hiểu vì sao cây Vạn Niên Thanh lại được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà.

Các công dụng của cây Vạn Niên Thanh

Cây vạn niên thanh trồng trong nhà được nhiều hộ gia đình lựa chọn bởi một số công dụng đặc trưng mà cây mang lại. Về cơ bản, loài cây này nổi bật với 3 công dụng chính phải kể đến như:

Trang trí không gian nhà

Công dụng trang trí không gian nhà
Cây Vạn Niên Thanh dùng để trang hoàng cho không gian sống

Hầu hết, mọi người thường chọn cây Vạn Niên Thanh với mục đích trang trí không gian sống. Bởi vì đặc tính của loài cây này là ưa bóng râm và dễ chăm sóc, đồng thời giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Theo đó, bạn nên đặt ở những nơi như phòng khách, góc làm việc, phòng ngủ,… nhằm giúp tinh thần thêm thoải mái, thư giản.

Hỗ trợ lọc không khí trong nhà

Bụi bẩn ngoài trời cũng như những tia bức xạ từ các thiết bị điện tử nếu không được xử lý kịp thời sẽ là những yếu tố tác động xấu đến sức khỏe con người. Với công dụng hỗ trợ lọc không khí, cây Vạn Niên Thanh sẽ giúp cho không gian sống thêm sạch sẽ, đồng thời bảo vệ gia chủ tránh khỏi tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, giống cây này còn giúp giải tỏa căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Cây Vạn Niên Thanh có công dụng chữa bệnh

Theo nghiên cứu Y học, cây Vạn Niên Thanh có công dụng lợi tiểu, cầm máu, thanh nhiệt cũng như chữa trị bệnh lý liên quan đến bạch cầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng phương thuốc từ loại cây này, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để chắc chắn sử dụng thuốc đúng lúc và đúng liều lượng.

Ý nghĩa của cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy

Trước khi tìm hiểu chi tiết cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà thì hãy cùng Phân Bón Hà Lan điểm sơ một vài ý nghĩa phong thủy của loài cây này nhé! Theo quan điểm xưa, cây Vạn Niên Thanh xếp vào những loại cây có phong thủy rất tốt. Theo đó, cây mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Với ý nghĩa đặc biệt đó, vào mỗi dịp đặc biệt như năm mới, mừng tuổi,.. mọi người thường dùng cây Vạn Niên Thanh để làm quà cầu may mắn.

Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh gì?

Cây Vạn Niên Thanh hợp với những mệnh nào?
Người sở hữu mệnh Thủy và Kim nên đặt cây Vạn Niên Thanh trong nhà

Cây Vạn Niên Thanh thường sẽ hợp với những người mang mệnh Thủy và Kim đồng thời cây cũng hợp với người tuổi Thìn. Những người mệnh này khi trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà sẽ gặp thuận lợi về đường công danh và luôn gặp may mắn trong cuộc sống.

Cây Vạn Niên Thanh đỏ mang ý nghĩa gì?

Ngoài việc sở hữu màu sắc độc lạ, đẹp mắt, cây vạn niên thanh đỏ còn mang lại sự sung túc. Đặc biệt trong hôn nhân, cây này có ý nghĩa là cầu chúc như ý và trong lễ mừng thọ là cầu sống lâu. Với những ý nghĩa tươi đẹp đó, cây được biếu tặng vào những dịp đặc biệt chẳng hạn như khai trương, lễ Tết,…

Cây Vạn Niên Thanh ra hoa có ý nghĩa gì?

Theo quan điểm phong thủy của người xưa tin rằng khi cây Vạn Niên Thanh ra hoa, đây cũng là điềm báo cho những điều tốt lành và may mắn. Theo đó, trong tương lai gần, tiền tài và sự may mắn sẽ gõ cửa nhà bạn.

Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Mắc dù Vạn Niên Thanh mang đến những điều tích cực cho không gian sống, nhưng cây này cũng ẩn chứa những nguy hiểm cần tránh. Cụ thể là trên lá của cây này có chứa chất Calcium Oxalate, do đó tuyệt đối không được nhai hay tiếp xúc trực tiếp với phần nhựa của lá để tráng bị bỏng rát niêm mạc miệng, gây dị ứng da. Đặc biệt, tránh để cây tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tuổi để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà bằng đất

Cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà
Kỹ thuật trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà cực đơn giản
  • Lựa chọn chậu trồng: Chậu cây được chọn sẽ tùy thuộc vào kích thước của cây. Theo đó, nên chọn chậu lớn ít nhất gấp 1.3 lần so với kích thước của bầu cây.
  • Chọn đất trồng phù hợp nhất: Đối với Vạn Niên Thanh, đất trồng cần có độ tơi xốp tốt và có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Có thể linh động trộn hỗn hợp trấu, đất hoặc xơ dừa và phân hữu cơ theo tỉ lệ 3:1:1. Để thuận tiện hơn, có thể sử dụng đất sạch hữu cơ chuyên dụng cho các loại cây kiểng, vì hỗn hợp này đáp ứng đủ điều kiện tơi xốp cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây.
  • Nhân giống Vạn Niên Thanh: Bên cạnh việc có thể dễ dàng mua giống cây Vạn Niên Thanh tại các cửa hàng, bạn cũng có thể thực hiện nhân giống đơn giản tại nhà với các bước sau:
    • Bước 1: Chọn cây khỏe mạnh nhất để lấy hom, sau đó tiến hành cắt thành đoạn dài 15cm.
    • Bước 2: Cắm các hom đã chuẩn bị vào hỗn hợp đất ươm (đất và cát được trộn theo tỉ lệ 1:1).
    • Bước 3: Hom sẽ ra rễ và mọc chồi non sau 3 – 4 tuần, khi thấy chồi cao khoảng 2 – 3cm, hãy chiết sang chậu.
  • Tiến hành các bước trồng cây đúng kỹ thuật: Là loài cây có rễ chùm, vì vậy Vạn Niên Thanh có thể sống và sinh trưởng rất nhanh và tốt. Dưới đây là cách trồng cây Vạn Niên Thanh vô cùng dễ dàng tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
    • Bước 1: Chuẩn bị cây con và cho vào chậu với kích thước phù hợp.
    • Bước 2: Dưới đáy chậu, hãy lót một lớp đá để tăng khả năng thoát nước.
    • Bước 3: Cho hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị sẵn và bầu cây vào chậu sao cho bầu cây cách mép chậu 3 – 4cm.
    • Bước 4: Lấp đất cao hơn bầu cây khoảng 2 – 3cm. Nếu muốn trang trí chậu cây thêm đẹp mắt, hãy rải những viên đá nhỏ lên trên bề mặt của của chậu.

Để giúp không gian sống thêm hài hòa, tươi mát sắc xanh, bạn cũng có thể trồng cây Vạn Niên Thanh leo cột cùng với loại cây này. Nhìn chung cả hai giống cây này cũng có nhiều đặt điểm giống nhau nên khá dễ trồng và chăm sóc tại nhà.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Vạn Thanh Niên hiệu quả sau khi trồng

Cách chăm sóc cây Vạn Thanh Niên hiệu quả
Hướng dẫn chăm sóc cây Vạn Niên Thanh đúng cách sau khi trồng

Để cây có thể sớm đơm hoa nảy lộc, ngoài việc thực hiện cách trồng cây Vạn Niên Thanh đúng kỹ thuật thì trong quá trình chăm sóc, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố sau đây:

  • Tưới nước: Cây Vạn Niên Thanh không cần quá nhiều nước nhưng vẫn có thể phát triển tốt. Do đó, chỉ cần tưới nước định kỳ 2 – 3 lần/ tuần khi trời nóng và 2 tuần/ lần vào mùa mưa.
  • Bón phân: Vào giai đoạn bắt đầu sinh trưởng, cây cần được bón nhiều đạm, bạn có thể sử dụng phân đạm Hà Lan Urea 46TE để bón cho cây Vạn Niên Thanh của mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý chỉ nên bón phân 2 lần/tháng và sau khi cây đã trưởng thành, nên hạn chế sử dụng phân bón cho cây để giúp Vạn Niên Thanh có hình dáng đẹp cũng như phát triển ổn định.
  • Chú ý ánh sáng: Là một loại cây ưa bóng, không đặt cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Thay vào đó, hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ như cạnh cửa sổ hay ở ban công.
  • Thường xuyên cắt tỉa: Khi cây trồng được 2 năm, hãy thay chậu cho cây đồng thời cắt tỉa các lá già thường xuyên. Ngoài ra, nên chiết các cây con sang chậu mới để tăng không hấp thụ dinh dưỡng cho cây.
  • Độ quang hợp: Dù là loại cây ưa bóng râm nhưng cây cũng cần quá trình quang hợp để phát triển tốt nhất. Do đó, hãy phơi nắng cho cây 2 lần/tuần để lá cây có màu đẹp hơn.

Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trong nhà

Tuy là loại cây mang đến nhiều điều tốt nhưng song song đó loại cây này cũng ẩn chứa những nguy hiểm. Cụ thể là bên trong nhựa cây Vạn Niên Thanh có chứa chất độc và hầu hết chất độc này được phân tán ra toàn bộ cây. Dó đó, nên chú ý tránh tiếp xúc với nhựa cây, đặc biệt là lúc cắt tỉa hay thay chậu cho cây.

Nhựa của loài cây này khi tiếp xúc với da sẽ khiến da nổi mẩn đỏ, gây ngứa, nếu văng vào mắt sẽ gây sưng đỏ, viêm giác mạc,…Đặc biệt, nếu trong nhà có trẻ con hay thú cưng hãy đặt cây Vạn Niên Thanh ở những nơi cao với tầm tay hoặc tránh xa tầm tay của trẻ em để tránh gây nguy hại đến trẻ.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về loài cây Vạn Niên Thanh cũng như các bước trồng cây đơn giản mà Phân bón Hà Lan muốn chia sẻ cho bạn. Hy vong qua bài viết này bạn đã biết cách trồng cây Vạn Niên Thanh cũng như có thể thực hiện trồng ngay tại nhà. Đặc biệt, nếu có như cầu mua phân bón hữu cơ cho cây, hãy tham khảo đến các loại sản phẩm tại Phân Bón Hà Lan để đảm bảo chất lượng an toàn.