Cách Trồng Đậu Ngự Cho Quả Sai Trĩu Tại Nhà

Cách trồng đậu ngự cho quả sai trĩu tại nhà

Đậu ngự không chỉ là một nguồn protein vô cùng dồi dào mà còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Mặc dù cây đậu ngự khá dễ trồng, tuy nhiên để cây cho nhiều quả không phải ai cũng làm được. Đồng thời nên trồng đậu ngự vào tháng nào để cây cho sai quả và ít bị sâu bệnh cũng là điều mà rất nhiều bà con quan tâm. Do đó mà trong bài viết bày hãy cùng Công ty Phân Bón Hà Lan tìm hiểu chi tiết về cách trồng đậu ngự đơn giản tại nhà cho năng suất cao nhé.

Đặc điểm của cây đậu ngự

Các đặc điểm của cây đậu ngự
Đậu ngự là một loại cây họ đậu, có tuổi thọ khoảng 2 năm hoặc lâu hơn

Đậu ngự có tên khoa học là Phaseolus lunatus L, thuộc họ Ðậu – Fabaceae và còn có tên gọi khác là đậu kẻ bạc hoặc đậu tiềm. Cây đậu ngự phát triển với thân quấn dài khoảng từ 7 – 8 mét và có tuổi thọ khoảng 2 năm hoặc lâu hơn. Đặc điểm nổi bật của cây này là lá hình trái xoan, thường có 3 lá chét với đầu lá nhọn và lá già nhẵn.

Cây đậu ngự ra hoa vào mùa xuân và mùa hè, thường cho hoa có màu trắng lục nhỏ. Hoa thường mọc cách quãng, xếp thành chùm thưa ở nách lá và tập trung ở phía nửa trên của cây. Quả của cây đậu ngự thường có hình dáng ngắn, nhẵn bóng, dai và hơi cong. Bên trong quả có khoảng 3 – 4 hạt hình trứng, có màu trắng đốm vàng hoặc nâu và có thể thay đổi cả về kích thước và màu sắc.

Những công dụng của cây đậu ngự

Một số công dụng của cây đậu ngự
Đậu ngự có hàm lượng đạm cao gấp 2 – 5 lần so với các loại ngũ cốc khác

Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách trồng đậu ngự thì hãy cùng Phân bón Hà Lan điểm qua một số công dụng của loại đậu này nhé. Đậu ngự được biết đến là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Thêm vào đó, trong đậu ngự có chứa các dược tính làm thuốc hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Đặc biệt, việc ăn đậu ngự còn có lợi cho người mắc tiểu đường, vì nó giúp làm giảm lượng insulin trong cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng rất chậm.

Hạt đậu ngự có hàm lượng đạm cao hơn nhiều so với các loại ngũ cốc khác, thậm chí cao gấp 2 – 5 lần và là một nguồn dinh dưỡng quý báu. Đậu tươi thường ít tinh bột, có mùi thơm đặc trưng và khi nấu chín, chúng trở nên dẻo bùi tạo nên hương vị độc đáo. Ngược lại, đậu khô chứa nhiều tinh bột hơn và thường không thơm và bùi như đậu tươi, nhưng nó vẫn cung cấp lượng đạm quý giá cho cơ thể.

Ngoài ra, hạt đậu ngự non có thể được chế biến thành món ăn xào ngon hoặc dùng để nấu chè. Lá đậu ngự có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi rất tốt. Hạt già của đậu ngự có thể bóc vỏ để hấp với cơm hoặc nấu chè để bổ sung dinh dưỡng. Hơn nữa, hạt đậu ngự còn được sử dụng để làm thành phần trong các loại thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột.

Chuẩn bị trước khi trồng cây đậu ngự

Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng cây đậu ngự
Trước khi trồng cây đậu ngự bà con cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để cây được sinh trưởng tốt nhất

Để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tốt của cây, trước khi trồng cây đậu ngự, bà con cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Dưới đây là các yếu tố quan trọng bà con cần xem xét trước khi áp dụng các cách trồng đậu ngự:

Thời vụ trồng

Đậu ngự có thể trồng quanh năm, nhưng cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng từ 15 – 21°C. Cây đậu ngự thường sẽ không phát triển tốt khi gặp thời tiết lạnh, ẩm ướt hoặc khi nhiệt độ vượt quá 26°C, do đó nên tránh trồng đậu ngự vào thời tiết nắng nóng. Chính vì thế, quá trình trồng đậu ngự được thực hiện vào mùa thu để có thể thu hoạch vào vụ Đông Xuân.

Chọn giống

Đậu ngự thường được nhân giống bằng hạt, nên khi mua hạt giống bà con nên chọn mua từ các cửa hàng uy tín. Bởi các hạt giống đậu ngự tại đây đã được chọn lọc và kiểm tra chất lượng, giúp đảm bảo hạt giống bạn đang trồng có nguồn gốc tốt nhất. Ngoài ra, bà con nên chú ý đến hạn dùng của hạt giống, vì hạt giống cũ sẽ có khả năng nảy mầm kém, dẫn đến mất thời gian và công sức chăm sóc hơn.

Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng cây đậu ngự
Có thể tận dụng thùng xốp có sẵn ở nhà để trồng cây đậu ngự

Để trồng đậu ngự, bà con có thể tận dụng mảnh đất trống trong vườn hoặc sử dụng các dụng cụ khác như bao xi măng, thùng xốp, khay chậu hoặc bao tải. Nếu chọn trồng trong các vật dụng khác, dưới đáy cần phải đục lỗ để cho nước thoát hạn chế tình trạng úng rễ gây chết cây.

Đất trồng và bón lót

Đất trồng cây đậu ngự có đặc điểm là đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và khả năng thoát nước tốt. Độ pH của đất nên dao động từ 6 – 6,8 để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây. Hơn nữa, bà con nên hạn chế trồng ở những nơi đất chứa quá nhiều đạm, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng cây phát triển nhiều lá mà cho ít quả.

Trước khi trồng, bà con nên trộn đất với phân chuồng hoai mục và vôi. Sau đó, hãy phơi ải từ 7 – 10 ngày để khử trùng và loại bỏ mầm bệnh còn tồn dư từ mùa vụ trước.

Hướng dẫn cách trồng đậu ngự và chăm sóc đúng kỹ thuật

Để có cách trồng và chăm sóc đậu ngự đúng kỹ thuật, bạn cần tuân theo một số bước sau đây để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao:

Cách trồng cây đậu ngự

Cách trồng cây đậu ngự cho năng suất cao
Kỹ thuật trồng đậu ngự tiêu chuẩn giúp cây sai trĩu quả

Để áp dụng đúng cách trồng đậu ngự, trước tiên, bà con đào hố sâu khoảng từ 4 – 5cm và đặt hạt giống đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý, các hạt giống nên cách nhau khoảng từ 6 – 12cm và mỗi hàng nên cách nhau khoảng 48 – 60cm để tạo không gian cho cây phát triển.

Tại chỗ trồng, bà con có thể đặt giá đỡ hoặc cọc để hỗ trợ cây đậu ngự khi cây phát triển cao. Khi cây nảy mầm, bà con cần tỉa bỏ những cây con yếu nhằm giúp tập trung nuôi dưỡng chất vào các cây khỏe mạnh, đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến rễ của các cây khác.

Ngoài ra, nếu bà con muốn tối ưu diện tích đất trồng, có thể trồng đậu ngự xen kẽ với các loại cây khác như dưa chuột, ngô, khoai tây, rau diếp,… Tuy nhiên, cần lưu ý không nên trồng cùng với su hào, hành hoặc củ cải để tránh sự cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng và không gian phát triển.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve

Cách chăm sóc cây đậu ngự

Kỹ thuật chăm sóc cây đậu ngự
Hạn chế tưới nước trực tiếp lên cây trong giai đoạn ra hoa kết quả để tránh tình trạng rụng hoa và quả

Để đảm bảo cây đậu ngự sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, ngoài việc áp dụng đúng cách trồng đậu ngự thì bà con cần phải có phương pháp chăm sóc hợp lý và đúng quy trình. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cây đậu ngự mà bà con có thể tham khảo:

  • Đất và nước:
    • Cây đậu ngự phát triển tốt trên nền đất có độ ẩm cao và có khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên, nếu độ ẩm đất quá cao có thể gây nứt hạt đậu giống và không nảy mầm. Ngoài ra, trước khi gieo tránh ngâm hạt đậu quá lâu và sau khi gieo trồng tránh tưới quá nhiều nước.
    • Trong giai đoạn cây đậu ngự ra hoa và kết quả, bà con nên tưới nước đều. Hạn chế tưới nước trực tiếp lên ngọn cây vào giai đoạn này để tránh tình trạng rụng hoa và quả. Nếu nhiệt độ trung bình trên 18 độ C, bà con có thể phủ một lớp rơm rạ xung quanh cây để giữ ẩm.
  • Bón phân: Trong quá trình chăm sóc đậu ngự, việc bón phân đóng vai trò quan trọng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Tuy nhiên, đậu ngự không cần đòi hỏi lượng phân bón giàu nitơ do nó có khả năng trao đổi chất với các vi sinh vật có lợi trong đất, tạo ra lượng nitơ cần thiết cho sự phát triển. Do đó, để tối ưu việc bón phân cho đậu ngự, tránh sử dụng các loại phân bón xanh và phân giàu nitơ. Thay vào đó, tập trung vào việc sử dụng phân hữu cơ hoặc phân bón đạm như phân NPK HÀ LAN 16-16-8+TE để cải thiện chất lượng đất và hỗ trợ sự phát triển của cây.
  • Xới xáo, làm cỏ: Sau khi đậu ngự nảy mầm, cây sẽ phát triển nhanh chóng, do đó, bà con nên tiến hành làm sạch cỏ dại và trồng dặm sớm. Khi cây đậu ngự đạt chiều cao khoảng 50cm, nên tiến hành làm giàn để tạo không gian cho cây leo lên. Đồng thời, bà con nên tiến hành xới xáo đất từ 2 – 3 lần và kết hợp với việc bón phân, giúp cải thiện độ thông thoáng của đất, loại bỏ cỏ dại cũng như cung cấp thêm dưỡng chất cho cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây đậu ngự có thể bị tấn công bởi rất nhiều loại sâu như bọ chét, rệp, bọ ve, rầy lá và bọ đậu. Trong đó, rầy lá và ve, bà con có thể sử dụng xà phòng diệt côn trùng để phun trừ. Ngoài ra, bà con cũng cần phải tìm và tiêu diệt các ổ trứng trước khi chúng lây lan sang cây khác. Đậu ngự cũng rất dễ mắc các bệnh như khảm lá, thán thư và bạc lá. Do đó, để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh này, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
    • Trồng giống đậu ngự có khả năng kháng bệnh.
    • Giữ vườn sạch sẽ, loại bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lan sang những cây khác.

Thu hoạch cây đậu ngự

Thu hoạch cây đậu ngự
Thu hoạch đúng thời điểm sẽ đảm bảo độ căng mọng và chắc hạt của cây đậu ngự

Thời gian thu hoạch của đậu ngự phụ thuộc vào từng giống, thông thường dao động từ 60 – 90 ngày sau khi gieo. Dấu hiệu cho biết quả đậu ngự đã có thể thu hoạch được là vỏ căng mọng và hạt chắc. Để tránh tình trạng hạt bị bột và dai bà con không nên để quá lâu đậu trên cây. Một mùa thu hoạch, có thể thu hái quả đậu ngự 2 – 3 lần để đảm bảo chất lượng và số lượng.

Sau khi thu hoạch, làm thế nào để bảo quản đậu ngự đúng cách nhằm giữ được chất lượng tốt nhất. Một số cách bảo quản đậu ngự tươi mà bạn có thể tham khảo như:

  • Quả đậu ngự có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 1 tuần.
  • Đậu ngự cũng có thể đóng đá trong tủ lạnh để lưu trữ lâu dài lên tới 3 tháng.
  • Để tránh tình trạng mốc và đảm bảo sự tươi ngon, cần bảo quản đậu ngự ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.

Tóm lại, đậu ngự không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Hy vọng với cách trồng đậu ngự đơn giản tại nhà ở trên sẽ giúp có được nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn hàng ngày. Chúc bạn một vụ trồng đậu ngự thành công!

Nếu bà con có nhu cầu mua phân bón NPK để bón cho đậu ngự hay bất kỳ loại phân bón nào khác để bón cho cây trồng của mình thì hãy liên hệ ngay đến Phân bón Hà Lan để nhận thêm nhiều ưu đãi nhé!