Trồng hoa baby tại vườn nhà có khó không là câu hỏi của nhiều người chơi hoa và những bạn yêu thích hoa baby. Theo đánh giá của chúng tôi, hoa baby yêu cầu tương đối khắt khe về điều kiện phát triển để cho ra những bông chuẩn chất lượng nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng tự trồng và chăm sóc cho hoa phát triển tốt. Trong bài viết dưới đây, Phân Bón Hà Lan hướng dẫn bạn cách trồng hoa baby tại nhà đúng chuẩn theo nhà vườn Đà Lạt.
Những thông tin tổng quan về hoa baby
Hoa baby hay hoa chấm bi là những bông hoa nhỏ li ti nhưng lại vô cùng tròn đầy. Loài có nguồn gốc từ Đông Âu và vùng Địa Trung Hải. Đối với người thích chơi hoa, đây là loài mang đến nhiều niềm vui lâu dài nhất. Hoa không chỉ khoe sắc khi tươi mà khi khô chúng vẫn giữ được sắt màu vốn có.
Baby là loài thân bụi, phát triển nhiều cành nhỏ và dày. Hoa thuộc cùng họ với loài cẩm chướng nên có dáng hoa đầy đặn tương tự nhau.
Trồng hoa baby vào mùa nào phù hợp nhất? Theo các nhà vườn tại Đà Lạt, loài có thể được trồng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên, thời gian phù hợp nhất trong cách trồng hoa baby tại nhà là khoảng thời tiết mát mẻ mùa thu hoặc xuân. Câu bắt đầu ra hoa sau khoảng 30 – 40 ngày trồng.
Các loại hoa baby được trồng phổ biến nhất
Hoa baby xuất phát từ tên gọi Baby’s breath trong tiếng Anh, nghĩa là hơi thở trẻ thơ. Loài hoa sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng, mạnh mẽ và đầy sức sống mãnh liệt.
Các loại hoa baby được trồng phổ biến tại Việt Nam thường chia theo màu sắc:
- Hoa baby trắng thể hiện sự tinh khôi, thuần khiết và đặc biệt có ý nghĩa trong tình yêu. Những bông trắng tựa tình yêu của thiếu nữ, e ấp và đầy trong trắng.
- Hoa baby xanh dưỡng mang đến cho bạn cảm giác yên ả, được bao bọc và chở che.
- Baby xanh lá tựa màu của thế giới tự nhiên, đầy an toàn, nhẹ nhàng, phát triển và hy vọng.
- Hoa baby hồng là sự ngọt ngào, nhẹ nhàng, thơ mộng và cũng đầy tinh tế của các cô gái.
- Baby đỏ là màu hoa của tình yêu nồng cháy nhưng vẫn ý nhị, không quá mãnh liệt rõ ràng như hoa hồng đỏ.
- Hoa baby tím là màu của sự thủy chung, son sắt, không đổi thay.
Tại Việt Nam, trồng hoa baby trắng vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất. Sau khi hoa khô, loài này còn được tái sử dụng bằng cách phun màu đa dạng để trưng bày trong nhà.
Chuẩn bị trước khi trồng hoa baby tại nhà
Để có cách gieo trồng hoa baby được thuận lợi, khâu chuẩn bị sẽ không thể bỏ qua. Trong bước này, bạn cần quan tâm đến chất lượng hạt giống, đất trồng và nơi trồng.
Cách lấy hạt giống chuẩn cho hoa
Cách trồng hoa baby bằng hạt là phương pháp đơn giản và được nhiều nhà vườn áp dụng hiện nay. Bên cạnh dùng hạt, cách trồng hoa baby bằng cành cũng được một bộ phận nhỏ người đam mê về hoa sử dụng.
Để lấy được hạt giống chuẩn chất lượng, sức sống tốt, bạn nên chọn mua hạt tại các trung tâm hạt giống – nghiên cứu cây trồng. Giống của loài rất phổ biến nên bạn có thể tìm kiếm tại mọi cửa hàng.
Đất trồng phù hợp khi trồng hoa baby tại nhà
Cách trồng hoa baby tại nhà cho sinh trưởng tốt có phụ thuộc lớn vào loại đất bạn sử dụng. Đất phù sa, đất thịt màu mỡ, đất bazan là môi trường cho cây phát triển khỏe mạnh.
Đất trồng hoa baby phải đảm bảo được cày xới tơi xốp, trộn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng. Đồng thời, độ pH của đất chỉ được ở trong khoảng 5.5 – 7.5.
Chậu hoa, bồn hoa hoặc luống trồng
Hoa baby không kén vị trí nuôi trồng. Bạn có thể cho cây phát triển trong chậu, bồn hoặc trồng theo luống. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cây trồng được phát triển với mật độ 20 – 22 cây/m2.
Cách trồng và chăm sóc hoa baby tại nhà
Cách ươm trồng hoa baby dễ dàng nhất là sử dụng hạt giống. Dưới đây là chi tiết cách gieo, cách trồng hoa baby tại nhà cho tới khi hoa được thu hoạch.
Cách gieo hạt giống chuẩn khi trồng hoa baby tại nhà
Gieo trồng hoa baby từ hạt tương đối dễ dàng. Hạt giống hoa có tỷ lệ nảy mầm cao, đồng đều và phát triển tốt khi lựa chọn giống chuẩn.
Kỹ thuật gieo trồng hoa baby được thực hiện qua các bước sau:
- Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi – 3 lạnh từ 5 – 6 giờ.
- Vớt hạt và rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Bạn dùng bông hoặc vải ẩm bọc lại hạt, cho vào bát hoặc thau ủ từ 3 – 4 ngày. Khi hạt đã nứt trắng vỏ thì gieo lên bề mặt đất. Cây con sẽ bắt đầu ra lá thật sau 5 – 6 ngày.
Cắt tỉa lá, hoa và cành hỏng
Cách trồng hoa baby tại nhà chuẩn không thể bỏ qua bước cắt tỉa lá và cành hỏng. Hoa baby là loài thân cây bụi, mọc nhiều cành. Nếu bạn thấy các cành phát triển quá nhiều, quá dày thì phải tiến hành cắt bớt để tạo độ thoáng cho cây.
Cắt tỉa cành, lá và hoa cũng giúp cây hạn chế được sâu bệnh. Đồng thời, chất dinh dưỡng mà bộ rễ lấy được sẽ phục vụ tốt hơn cho những cành lớn, có nụ và hoa đẹp.
Liều lượng phân bón và nước tưới trong cách trồng hoa baby tại nhà
Bón phân và lựa chọn phân bón phù hợp là khâu không thể thiếu trong cách trồng hoa baby tại nhà. Các giai đoạn bón gồm bón lót, bón thúc và bón khi cây trổ nụ hoa.
Ở giai đoạn bón lót, các nhà vườn Đà Lạt chuyên nghiệp khuyên chỉ nên sử dụng phân hữu cơ. Bạn có thể dùng phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân ủ từ thức ăn để trộn cùng đất làm chất bón lót. Liều lượng bón lót cho 1m2 trồng hoa gồm:
- 3 – 5kg phân hữu cơ. Bạn nên sử dụng phân của gia súc thay vì gia cầm để rễ cây không bị cay và nóng.
- 100g vôi rắc để điều chỉnh lại độ pH trong khoảng 5.5 – 7.5.
- Phân và vôi có thể trộn đều với đất đã được cày ải.
Sau khoảng 10 ngày kể từ ngày gieo hạt, bạn bắt đầu bón thúc cho hoa. Cây hoa baby mỏng manh nên việc bón phân hóa học phải ngâm trước 2 ngày và tưới bằng nước đã pha loãng phân. Tiến hành tưới phân lặp lại sau khoảng 7 – 10 ngày.
Thông thường, một quy trình trồng hoa baby chuẩn sẽ có từ 2 – 3 lần bón thúc. Liều lượng và loại phân sử dụng:
- 100g phân có hàm lượng đạm cao: NPK 30 – 10 – 10. Phân có tác dụng thúc đẩy rễ cây phát triển mạnh mẽ, thân vươn nhanh, lá xanh tốt.
- 15g bột vỏ sò, vỏ trai được nghiền mịn để cành lá được bổ sung canxi cứng cáp.
- 10g phân trung và vi lượng chuyên dụng cho cây trồng.
Khi hoa ra nụ và nở hoa, bạn chuyển sang phân có hàm lượng kali cao. Lượng kali dồi dào giúp hoa nở đều, nở hết cỡ, cánh hoa nguyên vẹn và có độ tươi màu tốt. Liều lượng bón phân khi cây cho nụ và hoa:
- 100g phân bón có hàm lượng kali cao NPK 15 – 5 – 27
- 10g bột vỏ sò nghiền mịn để cành hoa được cứng cáp. Bạn có thể thay thế vỏ sò bằng hến, ngao…
- Bạn pha nước và bón vào gốc cây. Lưu ý, trước khi tưới phân bạn nên làm ẩm nhẹ đất trước để tránh xót rễ.
Phòng trừ và điều trị sâu bệnh trong cách trồng hoa baby tại nhà
Hoa baby dễ phát triển trong điều kiện nhiệt độ mát, ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên, vì sự rậm rạp nên chúng cũng thường có nhiều loài sâu bệnh ghé thăm. Một số loài côn trùng dễ thấy là sâu ăn lá, ăn hoa, bọ trĩ và rệp. Cây cũng dễ nhiễm nấm Pythium gây thối cành.
Để điều trị và phòng ngừa sâu bệnh, biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Đồng thời, khi tưới nước, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tưới ẩm cho cây sau 1 – 2 ngày.
- Thời gian tưới là chiều mát. Không tưới đêm vì sương đêm làm độ ẩm của hoa tăng cao, tạo điều kiện tốt cho nấm phát triển.
Một số mẹo cho cây ra hoa sớm và hoa tươi lâu
Điều chỉnh thời gian ra hoa như thế nào sẽ phù hợp nhất? Trong những yếu tố tác động đến thời gian nở, thời điểm trồng hoa baby có ảnh hưởng lớn nhất. Hoa có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vào những mùa mát như thu và xuân, hoa sẽ phát triển sớm hơn. Một biện pháp được áp dụng thêm đó là sử dụng chất kích thích ra hoa. Một số loại phổ biến là Nutrilux Super Flower, Nova Pekacid hoặc COLYNA 200TB.
Theo đánh giá chung, hoa baby tương đối dễ trồng ở khu vực miền Bắc và nơi cao mát mẻ như Đà Lạt. Khi nhiệt độ ở mức phù hợp, cây sẽ phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp và to, màu tươi tắn. Trong cách trồng hoa baby tại nhà, việc chú ý đến phân bón, cách bón và liều lượng là điều quan trọng nhất. Nếu bạn cần mua phân bón chuyên dụng cho hoa, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.