Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ

Cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ

Hoa phong lữ thảo là một trong những loại hoa được nhiều người ưa thích bởi màu sắc sặc sỡ, hương thơm đặc trưng toát lên sự kiêu sa và quyến rũ khó cưỡng, khiến ai cũng phải “đổ gục” khi nhìn thấy chúng. Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn tuyệt đẹp cho không gian nhà ở, hay muốn tăng thêm màu sắc cho ngôi nhà yêu thương, thì chắc chắn không thể bỏ qua những chậu hoa phong lữ thảo tươi xinh xắn. Bài viết dưới đây, hãy để Công ty Phân bón Hà Lan hướng dẫn cho bạn cách trồng hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ, bền màu từ A – Z nhé!

Tổng quan về hoa phong lữ thảo

Tổng quan sơ lược về hoa phong lữ thảo
Đôi nét về hoa phong lữ thảo

Đặc điểm của hoa phong lữ thảo

Hoa phong lữ thảo hay còn có tên gọi khác là Thiên Trúc Quỳ hoặc hoa mỏ Sếu, đây là loại cây thuộc thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Thân cây cao tầm 20 – 50 cm có lông tơ nhỏ bao quanh. Dáng cây mọc thẳng đứng với nhiều phân nhánh, nếu trồng lâu năm thì thân sẽ dần hóa gỗ.

Lá phong lữ thảo có màu xanh sẫm với dạng hình thùy cùng răng cưa ở phần phiến lá. Trên bề mặt lá được bao phủ bởi lớp lông dày nhám giúp bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng gây hại. Hoa phong lữ thảo có hai loại là: hoa phong lữ đứng và hoa phong lữ rủ. Hoa thường mọc theo cụm, cánh hoa mỏng manh và mềm mại với nhiều màu sắc đặc trưng như trắng, hồng, cam, đỏ, tím,… mang theo mùi hương vô cùng quyến rũ và cuốn hút. Hoa thường nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân.

Ý nghĩa hoa phong lữ thảo

Hoa phong lữ có sự đa dạng về màu sắc, mỗi loại hoa sẽ mang lại một ý nghĩa và thông điệp riêng:

  • Hoa phong lữ thảo tím tượng trưng cho kỉ niệm khó quên hoặc nỗi buồn u sầu.
  • Hoa phong lữ thảo đỏ tượng trưng cho sự ấm áp, gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình.
  • Hoa phong lữ hồng mang thông điệp ngọt ngào về chuyện tình lãng mạn, sự yêu thương trân quý dành cho bạn bè, người thân.

Công dụng của hoa phong lữ thảo

Một số công dụng của hoa phong lữ thảo
Hoa phong lữ thảo sở hữu rất nhiều công dụng nổi bật

Hoa phong lữ thảo có rất nhiều công dụng hữu ích, được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm đẹp, y học,… Do đó, nên nhiều người tìm hiểu cách trồng hoa phong lữ thảo để có thể sở hữu loài hoa xinh đẹp, quý hiếm này. Sau đây, hãy cùng Phân bón Hà Lan điểm qua một số công dụng nổi bật của hoa phong lữ thảo nhé!

Dùng để trang trí

Với sự đa dạng về màu sắc cùng đặc tính chịu được khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nên hoa phong lữ thảo thường được dùng để trang trí các khu nghỉ dưỡng, tiệc tùng hội họp, trồng ở ban công hay thậm chí là trước hiên nhà nhằm tăng thêm điểm nhấn cho không gian sống xung quanh.

Sử dụng hoa phong lữ thảo để làm nước hoa

Lá của hoa phong lữ thảo khi đem vò sẽ có một mùi hương vô cùng thơm và đặc trưng tỏa ra từ tinh dầu có trong lá. Từ những hương thơm đặc biệt và tự nhiên này mà lá của cây phong lữ thảo được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp nước hoa để chiết xuất ra những chai nước hoa độc đáo, góp phần làm nên vẻ quyến rũ riêng biệt cho người dùng.

Dùng hoa phong lữ thảo làm quà tặng

Không chỉ góp phần tạo điểm nhấn cho không gian sống, hoa phong lữ thảo còn được dành tặng nhau ở các dịp lễ lớn trong văn hóa phương Tây nhằm tăng thêm giá trị và ý nghĩa cho món quà.

Dùng trong y học

Trong đông y, lá phong lữ thảo sau khi phơi khô và sấy làm trà sẽ tạo ra một loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe như: Thanh lọc cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường trí nhớ,..

Hướng dẫn cách trồng hoa phong lữ thảo rủ đúng kỹ thuật

Cách trồng hoa phong lữ thảo rủ đúng kỹ thuật
Cách trồng hoa phong lữ thảo rủ đơn giản tại nhà

Hoa phong lữ thảo rủ có thể trồng bằng 2 cách đó là gieo hạt hoặc giâm cành. Sau đây, Phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn cho bạn từng cách cụ thể:

Trồng hoa phong lữ thảo rủ bằng cách giâm cành

Đây được coi là cách trồng hoa phong lữ thảo rủ đơn giản và dễ làm nhất. Đầu tiên, bạn cần chọn được cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt và không bị sâu bệnh. Sau đó, dùng kéo sạch cắt một đoạn cành bánh tẻ dài tầm 10cm, có ít nhất 2-3 mắm mầm và không có nụ hoa ở phía trên. Tiếp theo, bạn nhúng hoa phong lữ thảo vào dung dịch kích rễ trong khoảng 15 phút.

Sau cùng, bạn vớt ra để ráo vào giâm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn theo tỷ lệ: 3 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 2 trấu hun rồi đặt cành giâm ở vị trí thoáng mát và tưới nước thường xuyên cho cây. Sau khoảng 4 – 5 tuần, rễ bắt đầu mọc nhiều thì bạn có thể trồng vào chậu.

Cách trồng hoa phong lữ thảo rủ bằng hạt giống

Bạn có thể lấy hạt từ trái của cây phong lữ thảo rủ sau mùa hoa hoặc có thể tìm mua tại những địa chỉ bán hạt giống uy tín trên thị trường. Cùng với đó, bạn có thể sử dụng các loại giá thể ươm hạt chuyên dụng hoặc dùng giá thể mụn dừa đều được hết. Sau đó, đổ chất trồng vào chậu, xô nhựa có lỗ thoát khí ở đáy.

Gieo hạt giống theo hàng, mỗi hàng cách nhau 2cm, khoảng cách hạt trên mỗi hàng là 5cm. Sau đó, phủ bằng túi nhựa trong suốt để giữ ẩm. Mỗi ngày, bạn mở túi ra để tưới phun sương cho cây nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển. Lưu ý, không nên tưới quá nhiều nước để tránh cây bị ngập úng và thối rễ. Đợi từ 4-6 ngày, hạt sẽ nảy mầm và bạn có thể trồng ra chậu khi thấy cây mọc được 3 lá.

Cách chăm sóc hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ

Hướng dẫn chăm sóc hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ
Kỹ thuật chăm sóc hoa phong lữ thảo đúng cách

Tưới nước

Hoa phong lữ thảo có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, do đó bạn không cần tưới nhiều nước để tránh cho cây bị thối rễ và ngập úng. Thay vào đó, bạn chỉ cần tưới nước một lần mỗi ngày ở dạng phun sương khi thấy mặt đất bên trên đã khô để nước được thấm từ từ vào đất, tránh gây ảnh hưởng đến thân và rễ cây.

Bón phân

Sau 1 tuần trồng cây hoa phong lữ thảo rủ, bạn có thể sử dụng thêm các loại phân bón như: Org Hum, đầu trâu 501, Seasol, NPK 30-10-10,… với liều lượng định kỳ là 7 – 10 ngày/ lần. Đồng thời, bạn có thể kết hợp phân bón hóa học với một số loại phân hữu cơ như phân trùn quế viên, phân cá, phân gà hữu cơ Nhật,

Khi cây ở trong giai đoạn phát triển, bạn cần điều chỉnh lại hàm lượng phân bón bằng cách bổ sung các loại có hàm lượng lân và kali cao hơn như đầu trâu 701, NPK 10-55-10, NPK 6-30-30 kết hợp cùng các loại phân trung vi lượng như: Canxi, Bo… để hoa được luôn rực rỡ và lâu tàn. Sau khi hoa tàn, bạn hãy cắt bỏ các cành hoa sát gốc, xới lại đất phía trên mặt chậu rồi bón thêm phân hữu cơ như phân chuồng, phân trùn quế, phân dê, phân gà để cây tiếp tục đâm chồi, cho ra đợt hoa mới.

Ánh sáng

Hoa phong lữ thảo sống tốt cả trong điều kiện nhiều sáng tốt hoặc dưới bóng râm. Do đó, bạn có thể trồng ở ban công, vườn nhà hay mái hiên đều được. Tuy nhiên, không nên để cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp quá lâu nhằm tránh cho hoa tàn, cây lá héo.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách trồng hoa phong lữ thảo cho hoa rực rỡ ngay tại nhà. Hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn có thể tự tay trồng được những chậu hoa phong lữ thảo xinh xắn để trang trí không gian sinh sống của mình.