Cách trồng hoa sứ trong chậu giúp cây khỏe mạnh, ra nhiều hoa

cách trồng hoa sứ

Hoa sứ là một trong những loài hoa cảnh được nhiều người trưng trong nhà vì nét đẹp tinh tế, giản dị và thời gian hoa khoe sắc cực lâu. Bên cạnh đó, những ý nghĩa tốt đẹp của hoa sứ cũng là lý do giúp hoa trở nên phổ biến. Qua nội dung bài viết dưới đây, Công ty Phân bón Hà Lan sẽ cung cấp đến bạn thông tin về hoa sứ và hướng dẫn cách trồng hoa sứ trong chậu giúp cây khỏe mạnh, dáng đẹp và ra nhiều hoa.       

Cây hoa sứ

Cây hoa sứ có ý nghĩa gì?

Cây hoa sứ có hai ý nghĩa quan trọng thuộc về phong thủy và văn hóa. Trong phong thủy, cây hoa sứ được coi là loại cây biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và sung túc dài lâu. Chính những đặc điểm chung của cây như thân cây mập mạp, khi đến mùa hoa nở sẽ rực rỡ, các bộ phận trên cây như hoa, cành và lá chi chít đã tạo nên nét phong thủy đẹp. Bên cạnh đó, bộ rễ cây to lớn cắm sâu xuống lòng đất còn đại diện cho sự phú quý dài lâu, nhiều phúc khí và cuộc sống an khang.

Cây hoa sứ có ý nghĩa gì?

Về văn hóa, tại những quốc gia thuộc Mỹ Latinh, hoa sứ là loài hoa có yếu tố tâm linh. Tại đảo Hawaii, hoa sứ là loài hoa tượng trưng cho sự tích cực. Hoa thường được kết thành vòng để đeo vào cổ trong những dịp đặc biệt như lễ hội, tiệc cưới… Khi người phụ nữ đeo hoa lên tóc bên trái thì mang ý nghĩa người này đã lập gia đình, cài bên phải tức họ còn độc thân.

Trong phật giáo, hoa sứ được trồng nhiều trong các chùa chiền. Tín ngưỡng của họ cho rằng hoa sứ là loài hoa mang đến sức sống và an lành. Bên cạnh đó, mỗi màu sắc của hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau. Hoa sứ đỏ là màu của thịnh vượng, tài lộc và giàu sang. Trong khi đó, hoa sứ trắng là sự thể hiện cho vẻ đẹp thanh khiết, giản dị nhưng đầy quý phái đoan trang.

Đặc điểm hoa sứ và các loại hoa được trồng phổ biến

Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium thuộc họ trúc đào trong thế thế giới thực vật. Nguồn gốc của hoa là ở các quốc gia thuộc vùng Trung Mỹ và Mỹ Latinh. Cây sống thuận lợi ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vì cây sống tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ cao nên bạn sẽ thường thấy cây tại miền Nam hơn là miền Bắc.

Đặc điểm hoa sứ và các loại hoa được trồng phổ biến

Khi du nhập vào Việt Nam, cây hoa sứ đã được lai tạo phù hợp để thích nghi tốt với điều kiện môi trường. Dù vậy, bạn vẫn có thể tìm được những cây hoa sứ Thái – giống gốc ban đầu tại Việt Nam. Tùy vào loài hoa mà kích thước tối đa của cây có thể khác nhau như:

  • Cây hoa sứ trắng còn được gọi là hoa đại, cánh hoa có màu trắng, vòng giữa của hoa có điểm sắc vàng, bộ rễ cây to. Chiều cao trung bình của cây từ 2m trở lên. Khi hoa nở có màu thơm đặc trưng.
  • Cây hoa sứ đỏ còn được biết đến là cây hoa sứ Thái. Đặc điểm của loài là hoa có màu đỏ trắng, vòng màu trắng ở trong, vòng đỏ ở ngoài. Chiều cao của cây dao động trong khoảng 1 – 1.3m.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ trong chậu giúp cây khỏe mạnh, ra nhiều hoa

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ trong chậu

Phương pháp nhân giống trong cách trồng hoa sứ trong chậu

Trong cách trồng cây hoa sứ trong chậu, hoạt động nhân giống có thể lựa chọn phương pháp gieo từ hạt hoặc giâm cành. Khi nhân giống bằng hạt, bạn cần lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, hoa nở to, hạt mập để đảm bảo sức sống hạt tốt. Tuy nhiên, gieo bằng hạt sẽ làm thoái hóa giống ở những đời cây con sau. Chính vì vậy, phương pháp nhân giống vô tính là giâm cành được sử dụng phổ biến hơn cả.

Lựa chọn chậu cây phù hợp

Hoa sứ là loài cây ưa hạn. Do vậy, bạn cần lựa chọn chậu sứ không tráng men để chậu có thể hút nước dư thừa trong đất. Đồng thời, bộ rễ của hoa sứ vô cùng khỏe và phát triển nên bạn cần chọn những chậu có kích thước lớn, đục lỗ dưới đáy để dễ thoát nước.

Lựa chọn chậu cây phù hợp

Chuẩn bị đất, cách trộn đất trồng hoa sứ

Hoa sứ là loài cây không quá kén đất. Trong cách trồng hoa sứ trong chậu, bạn có thể lựa chọn các loại đất cho cây như đất thịt, thịt nhẹ, đất cát đều giúp cây phát triển tốt. Điểm chú ý trong việc chuẩn bị đất là đảm bảo đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.

Cách trộn đất trồng hoa sứ: 40 – 50% đất phù sa, đất thịt hoặc đất cát trộn với 50 – 60% các chất hữu cơ như vỏ đậu phộng mục, xơ dừa, vỏ trấu mục. Nếu độ pH của đất thấp – đất chua thì nên bổ sung thêm vôi để pH về cân bằng.

Chuẩn bị đất trồng cây, cách trộn đất trồng hoa sứ

Khi cho đất vào chậu, bạn không nên đổ đầy đến sát miệng. Chỉ khi để thừa lại một khoảng thì phần củ rễ cây to mới trồi lên để tăng thêm vẻ đẹp cho cây. Đây là một mẹo quan trọng để bạn nuôi dáng cây chuẩn và đẹp.

Nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng cho cây trồng

Cách trồng hoa sứ trong chậu và cách chăm sóc ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và tạo dáng của cây. Hoa sứ ưa thời tiết khô hạn và là cây cần nhiều ánh sáng. Do vậy, bạn cần đặt cây ở vị trí được chiếu sáng cao, tránh bị ươm bóng. Chỉ khi nào bạn thấy thời tiết quá khô nóng thì mới cần tưới nước cho cây. Khi mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm, bạn nên dùng hệ thống bơm phun để kiểm soát tốt lượng nước tưới.

Nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng cho cây trồng

Lượng phân bón sử dụng trong cách trồng hoa sứ trong chậu

Các loại phân bón hữu cơ phù hợp để sử dụng cho cây là phân chuồng hoai mục, bánh dầu để bón thúc lúc thay chậu, sửa rễ. Các loại phân vô cơ như đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK, phân bón lá được bón theo các thời kỳ trong năm. Liều lượng bón phân cho cây trong cách trồng cây hoa sứ trong chậu phụ thuộc vào tuổi. Chi tiết cách bón phân cho hoa như sau:

  • Cây mới trồng cho tới khi dưới 6 tháng: Ngâm 10 – 15g phân tổng hợp NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8+TE với lượng nước 10 – 15 lít và tưới cho cây. Bạn tưới cách ngày với tần suất 15 – 20 ngày/lần.
  • Đối với cây từ 6 tháng – 1 năm: bạn tăng liều lượng lên 20 – 30g và định kỳ lịch tưới là 20 – 30 ngày/lần. Đồng thời, bạn nên phun phân bón lá cho cây với tần suất 7 – 10 ngày/lần.
  • Đối với cây trên 1 tuổi đã có hoa ổn định. Bạn bón phân NPK và phân bón lá tương tự cây trong độ tuổi 6 tháng – 1 năm. Đồng thời, bạn cần bón thêm phân để kích thích ra hoa và dưỡng hoa lâu tàn.

Bón phân cho cây hoa sứ

Tỉa cành, lá và tạo hình cho cây hoa sứ

Tỉa cành, lá và tạo hình cho cây là công việc bắt buộc để cây có dáng đẹp. Việc tạo hình cho cây nên được thực hiện định kỳ với khoảng thời gian phù hợp là tháng 10 – 11 âm lịch để cây có thời gian hồi phục cho quá trình ra hoa vào tháng 1, 2 hàng năm. Để tạo hình cho cây, bạn nên nâng bộ củ rễ to của cây khỏi miệng chậu. Đây là phương pháp phù hợp để cắt tỉa được hình dáng cây theo sở thích của từng người.

Điều khiển ra hoa

Cách điều khiển ra hoa cho sứ trồng trong chậu là một trong những bước quan trọng trong cách trồng hoa sứ. Ở bước này bạn cần đặc biệt chú ý đến kích thước của cành hoa, chiều dài cành cũng không được quá dài. Bạn cần tỉa đi những cành quá dài hay cành hoa đã tàn và yếu. Cách làm này sẽ kích thích cây mọc ra các nhánh mới cho nhiều hoa. Để cây ra hoa đúng dịp tết, bạn nên tỉa cành vào khoảng tháng 7 – 8 âm lịch.

Điều khiển ra hoa

Phòng trừ sâu bệnh trong cách trồng hoa sứ trong chậu

Cây hóa sứ thường có các loại sâu phổ biến là sâu xanh, rầy bông và bọ sứ, rệp, nhện đỏ. Những loại bệnh thường gặp nhất trên cây là bệnh thối nhũn và đốm vàng trên lá. Các bệnh này diễn biến tương đối nhanh, bạn cần để ý và diệt trừ sớm bằng các thuốc sinh học và hóa học phù hợp.

Hoa sứ là loài có thể trưng quanh năm và đặc biệt phù hợp đối với dịp tết. Cách trồng hoa sứ trong chậu trong thực tế không quá phức tạp. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trồng cây khỏe mạnh và ra nhiều hoa.