Cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu xanh tốt tại nhà

Cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu

Cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu đúng chuẩn là điều mà nhiều chủ vườn hay người yêu thích loài hoa này quan tâm. Để cây và hoa phát triển tốt, bạn cần quan tâm đến những yếu tố như kỹ thuật nhân giống, liều lượng phân bón, lịch trình tưới nước, ánh sáng – nhiệt độ và phòng sâu bệnh. Cùng Công Ty Phân Bón Hà Lan tìm hiểu bài viết dưới đây để có được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế để chăm sóc cây hoa thiên điểu.

Đặc điểm của hoa thiên điểu 

Trước khi tìm hiểu cách trồng hoa thiên điểu thì chúng ta cần biết hoa thiên điểu là gì và có những loại thiên điểu nào? Dưới đây là những thông tin cơ bản về loài hoa thiên điểu:

Hoa thiên điểu là hoa gì?

Hoa thiên điểu còn được gọi là hoa chim thiên đường, hoa sếu
Đặc điểm của hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu tại nước ta còn được gọi là hoa chim thiên đường, hoa sếu. Đây là một loại cây thân thảo thuộc chi Thiên điểu của họ Chuối rẻ quạt. Nguồn gốc của cây hoa là vùng đất Nam Phi và nhiệt đới châu Mỹ. Cây được gọi là thiên điểu vì hình dáng hoa đặc sắc, tương tự một chú chim.

Công dụng của hoa thiên điểu

Cây hoa thiên điểu mang đến nhiều công dụng như:

  • Hoa của cây dùng để trang trí trong nhiều ngày lễ và sự kiện đặc biệt như Tết Nguyên Đán, lễ tình nhân, lễ giáng sinh, hội trường,…
  • Hoa thiên điểu được sử dụng phổ biến trong các lễ hội cắm hoa nghệ thuật.
  • Cây hoa thiên điểu dùng để trang trí trong nội – ngoại thất nhà ở.

Hoa thiên điểu có mấy loại?

Hoa thiên điểu được chia thành nhiều loại
Hoa thiên điểu được chia thành nhiều loại

Hoa thiên điểu hiện nay được chia thành 5 loại theo màu sắc của hoa:

  • Strelitzia reginae – Hoa chim thiên điểu hoặc hoa sếu
  • Caesalpinia pulcherrima – Hoa thiên điểu đỏ
  • Caesalpinia mexicana – Hoa thiên điểu Mexico
  • Strelitzia nicolai – Hoa thiên điểu trắng
  • Caesalpinia gilliesii – Hoa thiên điểu vàng

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Hoa thiên điểu mang những ý nghĩa tốt đẹp về tình yêu và cuộc sống:

  • Tên gọi thiên điểu nghĩa là chim tung cánh bay tự do trên bầu trời. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn trồng và cắm hoa thiên điểu mong muốn một đời đầy tự do, phóng khoáng.
  • Trong tình yêu, hoa thiên điểu là đại diện cho sự dũng cảm, bên nhau trọn đời.
  • Loài hoa thiên điểu còn là loài hoa thể hiện sự lộng lẫy và kiêu kỳ. Dáng hoa vươn lên đầy kiêu ngạo và sắc sảo.

Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu tại nhà

Thiên điểu là loại cây được trồng phổ biến tại nhà để làm cây cảnh nội, ngoại thất. Cây được trồng theo hai phương pháp là gieo hạt hoặc tách bụi.

Cách trồng hoa thiên điểu bằng phương pháp gieo hạt

Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu bằng hạt
Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu bằng hạt

Trong hướng dẫn về cách trồng hoa thiên điểu, loài hoa có thể trồng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian có tốt nhất để gieo hạt là tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ mát mẻ, ít nắng gắt, ẩm cao để hạt nảy mầm. Nếu bạn mua cây non về trồng, có thể bắt đầu chăm sóc từ tháng 4.

Cách xử lý hạt giống và trồng cây:

  • Ngâm hạt trong nước ấm 45 độ trong 6 – 7 giờ.
  • Gieo hạt vào túi bầu có sẵn đất ẩm và phủ lớp vải ẩm lên bề mặt để giữ nước.
  • Sau khoảng 15 ngày, hạt hoa thiên điểu sẽ nảy mầm. Lúc này, bạn có thể bỏ lớp vải để cây phát triển.

Trồng hoa thiên điểu trong nhà bằng phương pháp tách bụi

Tách bụi trồng cây còn được gọi là phương pháp nhân giống vô tình. Đây là cách trồng hoa thiên điểu đơn giản, nhanh chóng và được nhiều người lựa chọn. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị xà beng và thực hiện như sau:

  • Xác định vị trí cần tách cây.
  • Dùng xà beng thẳng tách phần cây cần trồng ra khỏi bụi.
  • Tỉa bớt cành và lá già rồi đưa vào chậu trồng.

Cách chăm sóc hoa thiên điểu xanh tốt

Chăm sóc hoa thiên điểu đúng cách
Cách chăm sóc hoa thiên điểu tại nhà

Yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Những yếu tố này bao gồm liều lượng phân bón, lượng nước, cường độ ánh sáng, mức nhiệt, sâu bệnh. Để cây được tươi tốt và sức đề kháng mạnh, bạn cần kiểm soát tốt những điều này trong cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu.

Bón phân

Cách bón phân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Trong một vòng đời hoa của cây được chia làm 4 giai đoạn bón phân. Các giai đoạn gồm bón lót, bón thúc, bón khi chớm nụ – nở hoa và bón phục hồi. Mỗi giai đoạn bón phân đều hướng đến một mục đích khác nhau.

Giai đoạn bón lót được thực hiện trước khi trồng để dinh dưỡng có đủ thời gian ngấm vào đất. Mục đích của bón lót là cung cấp dinh dưỡng để cả rễ và bộ phận cây cùng phát triển. Liều lượng trộn phân bón lót cho cây thiên điểu trong với diện tích trồng là 1m2 như sau.

  •  3 – 4 kg phân chuồng (phân hữu cơ) hoai mục. Trong trường hợp bạn không có phân chuồng, hãy thay thế bằng 200 – 300g phân hữu cơ sản xuất thương mại.
  • 100 – 150g phân NPK 10-50-10
  • 0.1kg vôi tùy theo pH đất. Đối với đất có độ chua cao bạn nên dùng 150g.
Bón thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa
Bón thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa

Giai đoạn bón thúc cho hoa thiên điều được thực hiện sau khi bạn đã trồng cây được 25 – 30 ngày. Giai đoạn bón thúc cung cấp chất dinh dưỡng để cây đẻ nhánh, vươn tán, phát triển thân lá và tạo mầm hoa. Trong giai đoạn này, cây cần phân NPK có hàm lượng nitơ cao.

Trong giai đoạn bón thúc, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Liều lượng bón thúc cho cây thiên điểu/ 1m2 cây trồng:

  • 150g phân NPK 30-10-10, NPK 25-10-10 hoặc NPK 19-9-19.
  • 30g phân ure.
  • 15g bột vỏ sò, vỏ trai nghiền mịn để cung cấp canxi cho cây cứng cáp, chắc khỏe.

Khi cây bắt đầu ra nụ và nở hoa, bạn cần cung cấp phân NPK chứa nhiều nguyên tố kali. Dưỡng chất kali đóng vai trò quan trọng để nụ phát triển tốt. Đồng thời, khi bông nở sẽ có màu sắc tươi tắn, cánh hoa khỏe mạnh và bền. Liều lượng bón phân cho giai đoạn cây hoa thiên điểu ra nụ và nở hoa cho 1m2:

  • 100g phân NPK 15-5-27.
  • 20g kali.
  • 10g bột vỏ sò hoặc vỏ trai nghiền mịn.
Bón phục hồi giúp cho thân, lá, rễ cây được hồi phục
Giai đoạn bón phục hồi cho cây

Giai đoạn bón phục hồi được thực hiện khi hoa đã tàn hoặc bị cắt mang đi cắm. Bón phục hồi nhằm mục đích cho thân, lá, rễ cây được hồi phục sau khi tập trung dinh dưỡng cho trổ bông. Liều lượng bón phục hồi cho 1m2 cây thiên điểu:

  • 100g phân NPK 30-10-10
  • 20g phân ure bón lá.

Tưới nước

Hoa thiên điểu là loài cây ưa ẩm nhưng không được úng. Mỗi ngày, bạn cần tưới ẩm gốc 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Với những ngày nắng, lá cây bị héo rũ, bạn nên phun nước lên lá để nhanh chóng lấy lại độ tươi.

Để cây tránh bị ngập úng kể cả khi bạn tưới nhiều, bạn nên chú ý về đất trồng. Đất phù hợp cho cây thiên điểu là loại đất thịt nhiều dinh dưỡng. Bạn nên trộn thêm chút cát để tăng khả năng thoát nước.

Ánh sáng và nhiệt độ

Hoa thiên điểu là loài cây ưa sáng
Ánh sáng và nhiệt độ

Trong hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu, loài cây này ưa sáng nhưng không phù hợp với ánh sáng trực tiếp quá gắt. Thời tiết phù hợp để trồng cây là tháng 3 – 4 hoặc tháng 10.

Cây có khả năng chịu lạnh và chịu nóng kém. Do đó, khi trời vào đông lạnh giá hoặc mùa hè nóng bức, bạn cần có thiết bị che chắn cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh là bước làm quan trọng trong cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu. Những loài sâu bệnh thường xuất hiện và tấn công cây là rệp sáp, bọ hung, ngài túi. Bạn có thể sử dụng dung dịch tỏi để xua đuổi. Trong trường hợp sâu bệnh nhiều, bạn có thể tiêu diệt bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng.

Cách trồng và chăm sóc hoa thiên điểu xanh tốt không quá phức tạp. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên chú trọng vào các giai đoạn bón phân để cây phát triển và hồi phục tốt nhất. Mong rằng qua bài viết, bạn có thêm kiến thức thực tế trong trồng cây. Nếu bạn có câu hỏi về quá trình trồng hoa thiên điểu, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.