Cách trồng hoa thược dược bằng hạt cực đơn giản

cách trồng hoa thược dược

Hoa thược dược là loài hoa có màu rực rỡ và có thể dùng để trưng ở mọi vị trí trong gia đình như bàn khách, bàn thờ gia tiên hay tảo mộ. Thược dược cũng là loài hoa được người Việt lựa chọn nhiều vào những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán, tết Dương lịch, rằm tháng Giêng… Nội dung bài viết dưới đây Phân bón Hà Lan giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của loài hoa và cách trồng hoa thược dược bằng hạt đơn giản tại nhà bằng hạt.

Đặc điểm và ý nghĩa hoa thược dược

Đặc điểm, nguồn gốc

Hoa thược dược có tên gọi khoa học là Dahlia, là hoa đại diện cho tháng 11. Nguồn gốc của loài hoa là từ quốc gia Mexico và đây cũng là quốc hoa của đất nước này. Thược dược là loài thực vật có củ, thuộc họ Cúc và có đa dạng các màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh, tím, đen, trắng… Kích thước của hoa thược dược khi nở bung tương đối lớn. Đường kính bông hoa có thể từ 8 – 10cm, trong đó, nụ hoa thường có kích thước từ 2 – 3cm.

Đặc điểm và ý nghĩa hoa thược dược

Hoa thược dược có ý nghĩa gì?

Thược dược có thể phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng và chịu đựng được tốt trong thời tiết lạnh giá âm độ khi đông về. Chính vì vậy, trong tình yêu, thược dược là loài hoa thể hiện cho sự đồng hành trong gian khó, biểu trưng cho cả lòng trung thủy, trường tồn vĩnh cửu.

Hoa thược dược có ý nghĩa gì?

Bên cạnh ý nghĩa trong tình yêu, thược dược còn là loài hoa thể hiện tính cách của con người. Thược dược là biểu tượng cho sự duyên dáng, nhẹ nhàng và tinh tế dù cuộc sống có áp lực cao. Ý nghĩa này được hình thành vì khả năng chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Các loại hoa thược dược được trồng phổ biến nhất

Phân loại hoa thược dược có nhiều cách như chia theo màu sắc hoặc chia theo độ cao. Một số màu được lựa chọn để trồng phổ biến tại nước ta là:

  • Hoa thược dược đỏ và hồng
  • Hoa thược dược đen
  • Hoa thược dược tím
  • Hoa thược dược vàng
  • Hoa thược dược nhiều màu

Các loại hoa thược dược được trồng phổ biến nhất

Những loại thược dược được trồng tại nước ta khi chia theo chiều cao:

  • Hoa thược dược lùn có chiều cao không tới 40cm, thích hợp trồng trong chậu và chưng cả chậu, chiều cao dưới 40cm, thích hợp để trồng chậu
  • Hoa thược dược trung có chiều cao trong khoảng 40 – 80cm, bạn có thể chưng cả chậu hoặc trưng cành cắt.
  • Hoa thược dược cao có chiều cao trên 80cm và thường sẽ cắt cành để chưng trong lọ.

Tất cả các loại hoa thược dược đều có chu kỳ phát triển giống nhau. Hoa có thể được trồng và nở quanh năm. Tuy nhiên, mùa chính vụ của cây trồng là thu đông và hoa sẽ nở đúng dịp Tết Nguyên Đán. Mùa vụ này cây sẽ mập, lá xanh và dày, hoa bung nở to, rực rỡ sắc màu và cánh hoa khỏe mạnh.

Cách trồng hoa thược dược bằng hạt tại nhà đơn giản

Cách nhân giống bằng hạt khi trồng hoa thược dược

Hoạt động nhân giống trong cách trồng hoa thược dược không quá phức tạp. Nước ngâm hạt pha theo tỷ lệ 2 nước ấm 50 độ và 3 nước lạnh tương tự như nước ấm tắm hàng ngày. Hạt hoa giống hoa nên được ngâm 1 – 2 giờ trong nước, sau đó vớt ra và để ráo.

Cách trồng hoa thược dược bằng hạt tại nhà đơn giản

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống thược dược tương đối cao nếu bạn mua nguồn hạt giống ở nơi uy tín. Do đó, bạn không cần ủ hạt tập trung mà có thể trực tiếp gieo xuống đất ẩm hoặc khay cây giống.

Đất trồng hoa thược dược

Đất phù hợp nhất để trồng hoa thược dược là đất phù sa trộn với phân giun theo tỷ lệ 50:50. Nếu không có điều kiện chuẩn bị đất như trên, bạn chỉ cần làm đất tơi xốp, trộn thêm phân chuồng hay các loại vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ… để đất được giàu chất dinh dưỡng.

Sau khi trộn, bạn làm đất ẩm bề mặt khoảng 1cm. Lưu ý, bạn nên sử dụng bình xịt để đảm bảo đất không bị xô. Trong quá trình gieo hạt, bạn xịt nước hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho hạt nảy mầm.

Chuẩn bị đất trồng hoa

Sau khoảng 7 – 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm đều và sau 20 – 25 ngày, cây đã đủ khỏe mạnh để chuyển từ khay ra trồng trên đất. Thược dược nên được trồng cách nhau 15 – 25cm hoặc 30  – 35cm nếu bạn có nhiều diện tích trồng hoa.

Nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình phát triển của cây

Giống như khi bạn trồng các loại hoa khác, cách trồng hoa thược dược để cây phát triển tốt cần cung cấp đủ nước. Bạn thực hiện tưới 2 lần vào sáng và chiều tối để tránh cháy nắng hay sinh u thối lá, thối cành. Cây yêu cầu độ ẩm cao nhưng không được ngập úng vì dễ dẫn tới thối rễ.

Thược dược là loài hoa ưa sáng trung bình. Do đó, bạn nên trồng hoa ở khu vực nhiều ánh sáng mặt trời, không bị ươm bóng của các cây khác. Khi đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, cây sẽ ra hoa sau khoảng 90 ngày phát triển. Nếu bạn muốn sử dụng hoa vào đúng dịp tết thì nên nắm bắt được thông tin này để có thời gian trồng hay điều khiển ra hoa phù hợp.

Nước tưới, nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình phát triển của cây

Trong thời gian phát triển, thược dược là loài thích ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, khi ra nụ, bạn nên che nắng cho cây để nụ hoa không bị bạc màu và quá nóng. Khi cây nở hoa, bạn nên ngắt toàn bộ chồi đâm ra từ các nhánh hoa non tính từ lá thứ tư trở đi.

Cách dùng phân bón khi trồng hoa thược dược bằng hạt

Trong cách trồng hoa thược dược, bạn nên sử dụng các phân bón tổng hợp NPK để bổ sung vi lượng cho cây, giúp hoa thêm đậm màu. Thời gian bắt đầu bón phân NPK từ khi bạn bấm ngọn hoa và tần suất tưới là sau 15 – 20 ngày/lần.

Định lượng phân bón sử dụng cho 1Ha ruộng trồng hoa thược dược như sau: 1.5 tấn phân chuồng hoai mục + 30kg bánh dầu; NPK Hà Lan 20-20-15: 15kg; DAP: 2kg; lân vi sinh: 20kg, muối KCl: 5 – 7kg. Cách bón cho hoa thược dược:

  • Bón lót: 100% khối lượng phân chuồng hoai mục + 100% lân vi sinh + 100% bánh dầu đã chuẩn bị.
  • Bón thúc lần 1: Sau 8 – 10 ngày kể từ khi cây con được trồng trên đất. Liều lượng bón: 2kg DAP + 5kg NPK hòa vào nước tưới.
  • Bón thúc lần 2: Sau khi bạn bấm ngọn lần thứ nhất. Liều lượng bón thúc: 5kg phân NPK + 3 – 4g muối KCl.
  • Bón thúc lần 3: Sau khi bạn bấm ngọn lần thứ hai. Liều lượng bón: 5kg phân NPK + 2 – 3kg KCl.

Cách dùng phân bón khi trồng hoa thược dược bằng hạt

Tỉa cành, tỉa chồi cho hoa

Bấm ngọn tạo tán là công việc không thể bỏ qua để thược dược cho ra tán tròn và nhiều nhánh. Sau khi trồng khoảng 15 ngày, bạn thực hiện bấm ngọn lần thứ nhất. Vị trí bấm cách gốc từ 7 – 8cm. Phần thân còn lại sẽ còn từ 3 – 4 cặp lá chính.

Sau khoảng 15 – 20 ngày tiếp theo, bạn thực hiện bấm ngọn lần 2 ở các nhánh. Số lượng cặp lá nhánh nên để lại là 3 – 4 cặp. Tùy vào thời điểm thu hoạch mà bạn sẽ lựa chọn bấm ngọn lần 3 hay không. Tuy nhiên, thời gian từ lần bấm cuối tối đa là 55 ngày kể từ ngày trồng.

Phòng trừ sâu bệnh trong cách trồng hoa thược dược bằng hạt

Cách trồng hoa thược dược để cho cây và hoa phát triển tốt thì không thể thiếu bước phòng trừ sâu bệnh hại. Hoa thược dược trồng trong chậu hay trồng ngoài ruộng đều dễ bị tấn công bởi một số loài sâu như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu khoang ăn lá, bọ trĩ. Một số loại bệnh hay xuất hiện trên cây là bệnh phấn trắng và thối thân.

Phòng trừ sâu bệnh trong cách trồng hoa thược dược bằng hạt

Để nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt bệnh, bạn cần quan tâm sát sao đến ruộng hoa. Nếu phát hiện những bệnh bất thường thì cần sử dụng các phương pháp như ngắt bỏ lá bệnh, bẫy côn trùng hoặc phun thuốc trừ sâu.

Bạn có thể cắm hoa thược dược vào những dịp nào?

Hoa thược dược là loài tốt đẹp về mọi mặt từ ý nghĩa, dáng đến màu hoa. Do đó, bạn có thể sử dụng thược dược ở nhiều vị trí như chưng trên bàn phòng khách, bàn thờ gia tiên, trong nhà, trước nhà… Hoa được sử dụng nhiều thời điểm quan trọng như Tết Nguyên Đán, tết Dương lịch, ngày giỗ chạp, ngày thành hôn – ăn hỏi, lễ tảo mộ…

Thược dược là loài hoa hữu dụng trong cuộc sống hằng ngày. Trồng hoa không chỉ giúp bạn có hoa đẹp để trưng mà còn giúp tinh thần thêm thư giãn và thoải mái. Hy vọng với những chia sẻ về cách trồng hoa thược dược bằng hạt ở trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm thực tế.