Cách trồng và chăm sóc mai địa thảo đơn giản tại nhà

Cách trồng và chăm sóc mai địa thảo

Mai địa thảo là loại hoa cánh mỏng luôn khoe sắc rực rỡ và tượng trưng cho bầu không khí vui tươi. Loài hoa này sinh trưởng tốt và có hoa quanh năm. Đặt biệt là vào tiết trời cuối thu đầu xuân, hoa mai địa thảo là thời điểm mà loài hoa này khỏe sắc, bung nở nhiều nhất. Cách trồng và chăm sóc mai địa thảo đơn giản tại nhà mà Công Ty Phân Bón Hà Lan chia sẻ bên dưới sẽ giúp các chậu mai địa thảo của bạn nở hoa quanh năm và luôn tràn sinh khí, sức sống.

Đặc điểm của mai địa thảo

Mai địa thảo mọc thành từng bụi nhỏ, cây có nhiều nhánh
Mai địa thảo là hoa gì?

Trước khi tìm hiểu cách trồng mai địa thảo thì chúng ta cần biết mai địa thảo là gì? Mai địa thảo hay còn gọi là ngọc thảo có tên khoa học là Impatiens walleriana. Loài hoa này có nguồn gốc từ Đông Phi, thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng 20 đến 70 cm. Ngọc thảo sẽ mọc thành từng bụi nhỏ, cây có nhiều nhánh. Lá sẽ có hình răng cưa, phần thân lá có gân rõ. Dáng lá hình thuôn nhọn, màu sắc có thể là xanh đậm hoặc xanh pha với màu tím đỏ. Mai địa thảo có 2 loại hoa là hoa đơn và hoa kép:

  • Hoa đơn sẽ có 5 cánh phẳng, hình trái tim. Hoa mai địa thảo có màu đơn sắc và có rất nhiều màu để lựa chọn. Chẳng hạn như sắc trắng, đỏ tía, hồng, tím hoặc màu cam…
  • Hoa mai địa thảo cánh kép sẽ có nhiều cánh hơn và xếp xoáy lên nhau thành nhiều lớp như một bông hồng nhỏ. Mai địa thảo hoa cánh kép cũng có nhiều màu sắc: trắng, cam, tím, hồng, đỏ, tía,… đa dạng. Ngoài ra còn có mai địa thảo cánh kép mix nhiều màu sắc.

Công dụng cây mai địa thảo

Mai địa thảo có tác dụng gì?
Mai địa thảo được dùng để trang trí và làm đẹp không gian sống

Biết được những tác dụng mà loài hoa này mang lại trong cuộc sống sẽ giúp bạn có thêm động lực để tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc mai địa thảo. Sau đây là một số công dụng phổ biến:

  • Mai địa thảo được dùng để trang trí và làm đẹp không gian sống. Cây mai địa thảo có vẻ đẹp mơ mộng, nhiều màu sắc để lựa chọn. Khi dạo trên các vỉa hè, lối đi trên công viên hay cảnh quan của các khu nghỉ dưỡng… bạn sẽ thấy hoa mai địa thảo được trồng khắp nơi.
  • Tại ban công của các gia đình cũng được trồng nhiều hoa ngọc thảo để tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, đầy năng lượng cho không gian sống cho các gia đình.
  • Đặc biệt là mai địa thảo rất thích hợp để trồng che gốc cây, trồng viền ở bồn hoa hay trồng để tạo chữ, tạo các hình thù đẹp mắt.

Mai địa thảo có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa đặc biệt của mai địa thảo
Ý nghĩa đặc biệt của mai địa thảo
  • Hoa mai địa thảo tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cánh hoa duyên dáng, nhiều màu sắc, nở rộ quanh năm như tính cách trẻ trung, năng động và có sức sống tràn năng lượng của người phụ nữ ngày nay.
  • Mai địa thảo cũng tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông, xua tan đi những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Chính vì thế hoa mai địa thảo mới được mua và trưng bày nhiều ở khắp nơi vào ngày Tết. Người Việt tin rằng khi mai địa thảo nở sẽ sinh ra nguồn năng lượng tích cực, mang đến sự trôi chảy, thuận lợi trong công việc, tình cảm, sức khỏe.
  • Sắc hoa đa dạng của mai địa thảo còn nuôi dưỡng tâm hồn của người yêu hoa. Người yêu hoa khi nhìn ngắm hoa địa thảo sẽ có cảm giác thoải mái, giải tỏa căng thẳng, sống chậm hơn và tâm hồn lan tỏa nhiều tình yêu thương hơn.

Phân loại mai địa thảo

Mai địa thảo được phân thành 3 loại dựa vào đặc điểm của cánh hoa. Cụ thể, sẽ có mai địa thảo đơn, mai địa thảo kép và mai địa thảo mix màu.

Mai địa thảo đơn

Mai địa thảo đơn thường được trồng treo lên giỏ cao, hoặc được trồng trong các khuôn viên, làm đẹp cảnh quan. Chiều dài của lá từ 3 đến 12cm, lá rộng từ 2 đến 5cm và có viền răng cưa. Hoa mai địa thảo đơn sẽ có nhiều màu như đỏ, cam, trắng, hồng và tím…

Mai địa thảo được phân thành 3 loại
Mai địa thảo đơn

Mai địa thảo đơn nở quanh năm, rất ít sâu bệnh, cây ưa ánh nắng, hoa lâu tàn và tươi lâu. Cánh hoa của mai địa thảo đơn thường mỏng, cánh phẳng và có hình trái tim.

Mai địa thảo kép

Cây mai địa thảo kép có cấu tạo giống với mai địa thảo đơn nhưng cánh hoa sẽ khác nhau. Hoa của mai địa thảo kép sẽ có nhiều cánh hơn. Các cánh hoa khum lại và xếp chồng lên nhau như cánh hoa hồng. Cây mai địa thảo kép có dáng hoa đẹp hơn, kiêu kỳ hơn và cũng có nhiều mắc sắc để lựa chọn, như: hồng, đỏ, tím, cam, trắng…

Mai địa thảo mix màu

Mai địa thảo mix màu là kỹ thuật trồng xen kẽ nhiều màu sắc hoa địa thảo trong một chậu đối với hoa địa thảo đơn.

Hoa địa thảo kép mix màu là kỹ thuật lai tạo các giống hoa địa thảo để cánh hoa của địa thảo kép sẽ có nhiều màu sắc đa dạng. Thông thường, mai địa thảo kép mix màu sẽ có đi kèm thêm màu trắng. Chẳng hạn như cánh hoa màu trắng hồng, trắng cam, trắng đỏ, trắng tím…

Kỹ thuật trồng mai địa thảo 

Cách trồng và chăm sóc mai địa thảo rất đơn giản. Chỉ cần tìm hiểu qua kỹ thuật trồng mai địa thảo mà chúng tôi chia sẻ bên dưới:

Hạt giống

Cần chọn hạt giống mai địa thảo chất lượng từ các đơn vị cung cấp hạt giống chuyên nghiệp. Hạt giống khỏe thì mới nhanh nảy mầm, cây phát triển tốt, cho thân chắc khỏe và ít sâu bệnh. Chỉ khi mai địa thảo có cây cứng cáp mới có thể cho hoa rực rỡ và bền màu.

Dụng cụ và đất trồng

Kỹ thuật trồng mai địa thảo
Kỹ thuật trồng mai địa thảo

Chuẩn bị khay ươm và bình tưới nước để ươm hạt giống. Người trồng cũng có thể chuẩn bị sẵn đất trong chậu, giỏ hoa để ươm trồng trực tiếp. Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm bình tưới nước để chăm sóc cây hàng ngày từ khi mới ươm mầm cho đến khi phát triển.

Đất trồng phù hợp với mai địa thảo nhất là đất dinh dưỡng tribat. Nếu chọn đất thịt để trồng mai địa thảo thì nên trộn thêm hỗn hợp đất phù sa, trùn quế để đảm bảo đất tơi xốp, thoát nước tốt.

Người trồng cũng nên chọn đất đã qua xử lý mầm bệnh. Hoặc nếu đất trồng mai địa thảo là đất phù sa, đất thịt thì nên xử lý nấm bệnh cẩn thận mới gieo hạt mầm xuống.

Ánh sáng và nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để mai địa thảo nảy mầm và phát triển là từ 23-25 độ C. Nên gieo trồng mai địa thảo trên đất đã xử lý mầm bệnh và đặt khay ươm trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, thoáng mát.

Tiến hành trồng mai địa thảo

Chuẩn bị xong đất và khay ươm, đảm bảo về ánh sáng và nhiệt độ thì tiến hành gieo hạt trực tiếp lên bề mặt khay. Rải đều hạt giống lên bề mặt khay, phủ lên một lớp đất mỏng để vừa che hạt giống. Sau đó dùng bình xịt nước để tưới nước để giữ ẩm cho đất và cho hạt.

Tiếp tục tưới nước từ 7 đến 10 ngày trong điều kiện 23-25 độ C, có ánh nắng tự nhiên và trong không gian thoáng mát thì mai địa thảo sẽ nảy mầm.

Những lưu ý về cách trồng mai địa thảo

Chăm sóc và tưới nước đều đặn cho đến khi cây
Chăm sóc và tưới nước đều đặn cho đến khi cây
  • Sau khi quan sát thất hạt nảy mầm thì tiến hành tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 lần cho cây. Chăm sóc và tưới nước đều đặn cho đến khi cây con cao khoảng 5-7cm, sinh trưởng khỏe, đã có vài lá nhỏ thì có thể bứng ra trồng riêng.
  • Nên trồng mai địa thảo với mật độ thưa để khi sinh trưởng chúng sẽ không bị chen chúc nhau. Quá trình tưới nước cũng nên thực hiện đều đặn và xịt nhẹ với áp lực nước nhỏ để lá tươi mà không bị dập nát.
  • Mai địa thảo sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh nhưng cũng cần quan sát kỹ để tránh các bệnh sâu đốm lá, sâu đục thân. Đặc biệt là cần kiểm soát cỏ dại mọc xen kẽ bên trong các cụm hoa mai địa thảo.
  • Hoa mai địa thảo ưa ánh nắng tự nhiên nhưng không chịu nổi ánh mặt trời gay gắt. Có thể kiếm những nơi có bóng râm thông thoáng, không có ánh nắng quá gắt để cây sinh trưởng ổn định.

Cách chăm sóc mai địa thảo nở rực rỡ

Muốn hoa mai địa thảo nở rực rỡ, cánh bền màu, hoa tươi lâu thì nên chú trọng đến những kỹ thuật chăm sóc khoa như sau:

Tưới nước

Tưới nước đều đặn hàng ngày, lượng nước vừa đủ để ẩm đất và tưới bằng bình xịt có áp lực nhẹ để giữ độ bền cho lá và cánh hoa.

Bón phân

Bón phân đều đặn cho cây
Bón phân đều đặn cho cây

Khi đã bứng cây trồng qua chậu, cây đã bén rễ tốt thì bắt đầu cung cấp thêm phân bón cho cây. Thời gian đầu nên bón các loại phân bón phân vi sinh hoặc phân trùn quế để kích thích cây phát triển.

  • Định kỳ bón trùn quế hoặc phân vi sinh khoảng 2 tuần/lần.
  • Phân trùn quế có thể pha 1kg với 3 lít nước để tưới.

Khi cây đã vào giai đoạn sinh trưởng tốt thì nên kết hợp tưới thêm phân bón NPK hoặc phân tím đức để câu trưởng thành tốt và kích thích ra hoa nhiều hơn.

  • Liều lượng khoảng 5gr NPK với 2 lít nước tưới cho mai địa thảo.
  • 5 ngày mới tưới 1 lần và tưới nhẹ nhàng với bình xịt áp suất thấp.
  • Sau khi tưới xong nên tưới lại cho cây một ít nước sạch.

Cắt tỉa cành

Mai địa thảo phát triển nhanh, trong quá trình sinh trưởng nếu thấy cây mọc chen chúc nhau thì có thể tỉa bớt cành lá.

Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng trừ sâu bệnh cho mai địa thảo có thể sử dụng thêm các loại thuốc trừ sâu và phòng nấm bệnh. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu Pesieu 500SC và thuốc trừ nấm bệnh RIDOMIL GOLD 68WG.

Những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc mai địa thảo tại nhà của chúng tôi hy vọng đã giúp ích nhiều cho các bạn. Chúc người yêu hoa sớm trồng thành công và sở hữu những chậu hoa mai địa thảo nở nhiều hoa, khoe sắc rực rỡ và hoa bền màu!