Cách trồng cây mía và giá trị kinh tế cây mía đem lại

Mía đường là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Cây mía đường có đặc tính là không kén đất, sống khỏe, dễ chăm sóc nên được trồng ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có kỹ thuật trồng đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn cách trồng cây mía và giá trị kinh tế cây mía đem lại nhé!

I. Giá trị kinh tế “từ gốc đến ngọn”

Giá trị kinh tế “từ gốc đến ngọn”
Giá trị kinh tế “từ gốc đến ngọn”

Mía là cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường – nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày. Đây cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều vùng quê. Diện tích trồng mía của nước ta hằng năm được duy trì trên 270.000 ha, sản lượng đường trung bình đạt 1,3 – 1,5 triệu tấn/ năm.

Cây mía có nhiều ưu thế vượt trội hơn các cây trồng ngắn ngày khác. Về mặt sinh học, mía có khả năng thích ứng rộng do dễ canh tác, sinh trường tốt trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, dễ thích nghi với trình độ sản xuất của người nông dân. Mía có khả năng tái sinh mạnh, sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân có thể xử lý ruộng mía, chăm sóc để mầm gốc tiếp tục tái sinh cho vụ sau, giảm chi phí sản xuất.

Về mặt công nghiệp, mía là cây trồng mang lại nhiều lợi ích kinh tế từ gốc đến ngọn. Thân mía là nguyên liệu sản xuất đường, rượu, ván ép, giấy, dược phẩm,…Ngọn và lá mía có thể được tái sử dụng làm phân xanh. Rỉ đường được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học, nấm men, rượu, axit citric, dung môi axeton,…

Nhìn chung, chuỗi giá trị ngành mía đường được kéo dài ra và tận dụng tốt nếu được khai thác triệt để, giúp nghề trồng mía được phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

II. Kỹ thuật trồng mía mang lại giá trị kinh tế cao

Kỹ thuật trồng mía mang lại giá trị kinh tế cao
Kỹ thuật trồng mía mang lại giá trị kinh tế cao

1. Đất trồng

Cây mía không yêu cầu chọn đất trồng khắt khe, thế nhưng để có điều kiện tham canh đạt năng suất cao thì yêu cầu đất có độ dốc <100°, tầng canh tác sâu, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp.

  • Đất bãi và đất ruộng: cày ba chảo 2 lần – cày bừa 2 lần – cày 7 chảo 3 lần để đạt năng suất cao. Độ sâu phải đạt trên 30 cm. Để tránh bị lõi hướng cày lần sau cần vuông góc với hướng lần trước.
  • Đất đồi: Hàng mía nên được thiết kế theo đường đồng mức. Để đất cho thời gian phơi ải và diệt nguồn sâu bệnh thì nên làm đất trước khi trồng 40 – 60 ngày.
  • Đất trũng đồng bằng sông Cửu Long phải lên liếp rộng 6 – 20m, cao 25 – 35cm. Rãnh trồng mía sâu 20 – 25cm, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5 – 10cm.
  • Đất nhiễm phèn thì liếp cao 25 – 30 cm, rộng 4,5 đến 5m. Ở đáy rãnh phủ một lớp đất xốp dày 5-10 cm.

2. Giống mía và cách nhân giống mía

Giống mía

Tùy vào điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng để bà con chọn giống mía canh tác phù hợp. Một số giống mía phổ biến hiện nay: My 55-14, Roc 22, VĐ 55, K88-92, K95-156, LK 92-11, K95-84

Nhân giống

Thông thường có 2 cách nhân giống chính: nhân giống bằng hom ngọnnhân giống bằng hom thân.

Với phương pháp nhân giống bằng hom ngọn thì khả năng nảy mầm cao. Thế nhưng cây con có sức để kháng yếu, dễ sâu bênh nên nhiều bà con thường sử dụng thêm hom giống từ thân.

Tốt nhất bà con nên chọn hom giống từ 6 – 8 tháng tuổi, mía phát triển tốt, không sâu bệnh, hom mía giống phải có từ 2 – 3 mắt mầm. Bà con cần đánh dấu phần đầu và ngọn để tránh nhầm lẫn. Sau đó xử lý và trồng theo cách truyền thống.

3. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng của Mía có 2 vụ: vụ chính và vụ phụ. Thời vụ trồng mía của từng vùng ở nước ta thường khác nhau do có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam.

  • Miền Bắc có 2 vụ chính: vụ Đông Xuân (tháng 11 – 3) và vụ thu xuống giống vào tháng 9, thu hoạch vào tháng 10 – 1 năm sau.
  • Tây Nguyên có vụ vào mùa mưa (tháng 4 – 6). Những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới có thể trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • Đông Nam Bộ: mùa vụ bắt đầu vào tháng 5 – 6 và thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa bắt đầu vào tháng 10 – 11 và thu hoạch vào tháng 8 – 9 năm sau.
  • Tây Nam Bộ: vùng này có đặc thù mùa mưa kéo dài, thế nên mùa chính bắt đầu vào tháng 4 – 6 và thu hoạch vào tháng 1 – 3 năm sau.

4. Kỹ thuật bón phân cho cây mía

Sủ dụng phân bón giúp cây mía phát triển đồng đều, lượng đường cao, hạn chế sâu bệnh. Bà con có thể tăng, giảm lượng phân bón phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.

Bón lót

Không cần đo độ pH đối với đất trồng khi chưa sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 nhập 100% từ Hà Lan, đã khử khuẩn gây hại cây trồng và không gây mùi khó chịu.

Nên bón khoảng 800 – 1.000 kg Organic 1/ ha. Bón đều vào đáy rãnh sau đó tưới nước đều để phân tan và sau 2 ngày mới đặt hom.

Bón thúc

Nên sử dụng các loại phân NPK trong giai đoạn bón thúc

  • Bón thúc lần 1: Bón khoảng 200-300 kg/ha NPK 16-16-8 khi mía được 75 ngày tuổi.
  • Bón thúc lần 2: Bón sau lần thúc 1 khoảng 30 ngày khi mía bắt đầu có lóng. Bón khoảng 300-400 kg/ha NPK 16-9-21 giúp mía to long, dài long, mềm và ngọt.

5. Sâu bệnh hại trên cây mía

Sâu đục thân: Sâu đục thân mình tím, sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân mình trắng,…Sâu có thể gây hại quanh năm ở phần lóng khiến cây dễ bị đổ ngã khi có gió lớn, mía bị héo ngọn, mọc nhiều chồi trở thành vô hiệu, năng suất giảm.

Bệnh than: Là loại bệnh phổ biến nhất trên cây mía, khi bị gây hại mía sẽ bị còi, mất khả năng tạo lóng, phần ngọn thường đâm roi dài cong xuống. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là bên ngoài phủ lớp màng mỏng màu trắng rồi chuyển đen. Bà con không nên để mía lưu gốc, không lấy hom giống đối với những cây bị bệnh than, có thể trồng luân canh với cây họ đậu 1 năm để xử lý đất.

Thối đỏ thân: Bệnh gây hại trên mọi bộ phận của cây ở giai đoạn vươn lóng: lóng, thân, lá,…Triệu chứng phổ biến là khi chẻ thân cây ra sẽ thấy những vết màu đỏ có mùi như rượu và có vị hơi chua.

Bọ hung đen hại gốc mía: Bọ hung và sâu non gây hại trên phần rễ non và thân mía sát với mặt đất. Cây bị sâu gây hại có hiện tượng héo khô hoặc héo phần nõn làm giảm khả năng đẻ nhánh. Bà con nên trồng mía đúng vụ, xử lý đất kỹ để hạn chế bọ hung gây hại mía.

6. Thu hoạch

Xác định mía chín để thu hoạch:

  • Theo cảm quan khi mía chín: lá mít sít lại, ngả màu hơi vàng nhạt, các đốt phần trên ngọn ngắn lại.
  • Dùng máy kiểm tra: Lấy ngẫu nhiên, CCS > 9% hoặc brix gốc – brix ngọn < 1 là có thể thu hoạch.

Tiến hành thu hoạch:

  1. Thu hoạch mía gốc trước, mía tơ sau.
  2. Chặt và vận chuyển mía: cần chặt sát gốc, chặt ngọn ló mặt trăng, róc sạch rễ lá.
  3. Sau khi thu hoạch không quá 24 tiếng, mía chưa được đưa vào nhà máy cần được che phủ để giảm tối đa thất thoát đường.
  4. Việc chặt sát gốc đối với mía lưu gốc cũng sẽ giúp tái sinh vụ mía mới tốt hơn, vững chắc do bộ rễ ăn sâu vào lòng đất. Thời gian phơi bãi tồn trữ sau thu hoạch kéo dài sau 24h, 48h, 72h, 96h sẽ mất đi tương ứng 4,5%, 6,3%, 10,6%, 14,3% về khối lượng.
  5. Chữ đường sẽ giảm tương ứng 0,15; 0,59; và 2,26 CCS sau 1,3,5 ngày tồn trữ không che phủ.
  6. Tỷ lệ mía non, chưa chín khi thu hoạch cao thì năng suất thấp, hiệu quả kinh tế giảm, tỷ lệ thu hồi và hiệu quả chế biến đường thấp.

Cách trồng cây mía và giá trị kinh tế cây mía đem lại sẽ giúp nông dân tối ưu hóa doanh thu của mình, với cách trồng đúng các vụ mía sẽ liên tục đem lại năng suất cao và chất lượng mía tốt. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp các bạn có kết quả trồng trọt như mong đợi.