Rau nhút mang đến giá trị dinh dưỡng cao và là loại dược liệu quý hiếm có thể chữa được nhiều bệnh. Loại rau này rất dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn và không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao. Việc am hiểu cách trồng rau nhút sẽ giúp bà con nông dân thu về năng suất khủng, cải thiện thu nhập. Trong bài viết này, Công ty Phân bón Hà Lan sẽ bật mí cách trồng rau nhút năng suất, hiệu quả ai cũng có thể áp dụng.
Tổng quan thông tin cần biết về cây rau nhút
Trước khi tìm hiểu về cách trồng cây rau nhút, chúng ta cùng tìm hiểu qua một vài đặc điểm sinh học và vụ mùa của cây rau nhút cũng như các lợi ích mà loại rau này sẽ mang lại.
Mùa vụ rau nhút
Miền Tây là điều kiện sống lý tưởng của cây rau nhút nên có thể trồng loại rau này quanh năm. Tuy nhiên, nếu trồng rau nhút ở miền Bắc thì thời điểm trồng rau nhút nên từ tháng 3 đến tháng 9, lý tưởng nhất là vào tháng 5. Với các tháng có sương giá hay vào mùa lạnh, rau nhút thường khó thích nghi và không thể phát triển tốt.
Đặc điểm của rau nhút
Rau nhút là một loại rau dễ trồng, sinh trưởng tốt và có các đặc điểm sinh học như sau:
- Rau nhút ưa khí hậu nóng, thích nhiều nước và phát triển rất tốt tại các vùng đất nhiều sình, đầm trũng, đầm lầy.
- Rau có thân dạng thảo, bên trong thân có chứa nhiều mô khí màu trắng nên khi phát triển rau có thể sống nổi trên mặt nước.
- Ở môi trường cạn, rau nhút chỉ có thể mọc được với chiều cao trung bình là 15cm. Tuy nhiên, nếu sống trong môi trường nước thì cây có thể cao từ 90 – 150cm.
- Lá cây rau nhút phát triển theo kết cấu lá kép nhỏ hình lông chim. Nhìn thoáng qua sẽ giống với cây trinh nữ và lá rau nhút cũng có độ nhạy cảm như lá cây trinh nữ.
- Hoa của cây thường có màu vàng ánh lục, khi ra quả thì quả có dáng dẹt và dài khoảng 2,5 – 5 cm.
Lợi ích rau nhút mang lại
Rau nhút là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ được dùng phổ biến trong ẩm thực hàng ngày mà còn được biết đến là loại cây dược liệu giúp chữa bệnh hiệu quả.
Trong 100g rau nhút có rất nhiều giá trị dinh dưỡng phong phú, chẳng hạn như:
- Canxi: 180mg
- Protein: 5.1g
- Chất xơ: 1.9gNước: 90.4g
- Phospho: 59mg
- Glucid: 1.8g
- Kcal: 28g
Rau nhút cũng còn có rất nhiều các vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể như:
- Các vitamin bổ dưỡng: Vitamin A, C, B1
- Một số thành phần acid amin như: amin methionine và leucine…
Giá trị dược liệu
Rau nhút mang đến nhiều giá trị trong việc chữa bệnh. Sử dụng rau nhút đúng cách có thể mang đến các giá trị về sức khỏe như:
- Hỗ trợ giải nhiệt, thải độc, làm mát gan và có chức năng an thần.
- Rau nhút còn có thể đả thông khí huyết, lưu thông máu và nhuận tràng.
- Rau rất tốt trong việc điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, giảm sưng viêm và chữa được cả bệnh bướu cổ.
Nguồn dinh dưỡng và giá trị dược liệu của cây rau nhút
Một số bài thuốc từ cây rau nhút
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây rau nhút được nhiều người sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe:
- Chữa chảy máu cam, mụn nhọt bằng rau nhút: 300g rau nhút hãm với 800ml nước sôi và dùng hàng ngày thay cho trà. Cơ thể sau khi dùng bài thuốc này sẽ được thanh nhiệt, giải độc, tỳ vị, đả thông huyết mạch và không còn chảy máu cam, mụn nhọt cũng thuyên giảm.
- Rau nhút chữa táo bón, tiểu tiện buốt: Dùng 200g rau nhút sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 200ml nước. Đợi nước rau nhút nguội và uống hằng ngày.
- Bài thuốc từ rau nhút hỗ trợ bệnh bướu cổ: 300g rau nhút, 200g cá rô đã rút xương. Phần xương cá rô dùng đem đi hầm nước rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó mang phần nước cốt đi đun sôi, cho thêm thịt cá rô và rau nhút vào khuấy đều rồi tắt bếp. Dùng liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày uống 1 lần bệnh bướu cổ sẽ được thuyên giảm.
- Rau nhút chữa chứng mất ngủ: 300g rau nhút, 10g lá sen, 25g khoai sọ đã gọt vỏ. Tất cả đem rửa sạch rồi cho vào nồi ninh mềm, nêm nếm gia vị theo sở thích rồi ăn 3-5 lần/tuần. Nên ăn khi còn ấm để cải thiện giấc ngủ tốt nhất.
Hướng dẫn cách trồng rau nhút tại nhà
Biết cách trồng rau nhút đúng kỹ thuật sẽ cho vụ mùa bội thu và giúp bà con có kinh tế ổn định.
Thời điểm thích hợp để trồng cây rau nhút
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây rau nhút là từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm ở các tỉnh phía Bắc. Nếu là các tỉnh miền Tây thì cây rau nhút có thể trồng quanh năm.
Chuẩn bị và chọn giống
Hướng dẫn cách trồng rau nhút quan trọng nhất là công đoạn chọn giống và trồng cây. Bạn nên chú trọng công tác chuẩn bị và chọn giống theo hướng dẫn bên dưới:
- Chọn giống: Nên chọn giống rau nhút khỏe mạnh, thân cây mập mạp, lá còn tươi và đều cánh.
- Chuẩn bị đất: Trước khi trồng rau nhút xuống đất nên làm sạch đất, bạn cần loại bỏ các vi khuẩn để rau sinh trưởng tốt. Hãy loại bỏ hết các loại cỏ dại, tàn dư từ thực vật trước và bón lót vôi từ 7-10 ngày trước khi trồng rau nhút.
- Dụng cụ trồng: Bạn nên chuẩn bị khay chậu hoặc thùng xốp, chọn đất tơi xốp đã sạch khuẩn để trồng cây.
Cách trồng rau nhút bằng hạt
Cách trồng rau nhút bằng hạt khá đơn giản và được thực hiện theo các bước như sau:
- Chà trầy lớp vỏ bên ngoài hoặc dùng dao cứa phần đuôi của vỏ hạt cây rau nhút và mang đi ngâm với nước ấm. Hạt rau nhút có vỏ ngoài khá cứng nên làm theo cách này hạt sẽ ngấm nước nhanh và tăng tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
- Chọc 1 lỗ nhỏ rồi gieo hạt rau nhút vào bên trong. Gieo hạt rau nhút theo hàng với khoảng cách lý tưởng từ 15-20cm/hạt.
- Sau khi gieo xong nên tiến hành phủ thêm 1 lớp đất mỏng lên bề mặt đã gieo hạt rau nhút và tưới nước ấm cho đất hàng ngày.
- Đảm bảo trồng cây ở những nơi có ánh sáng lý tưởng và có độ ẩm hợp lý để hạt rau nhút nảy mầm nhanh và đều.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cây ớt tại nhà đơn giản
Cách trồng rau nhút trong thùng xốp
Đối với kỹ thuật trồng rau nhút bên trong thùng xốp, bạn có thể chú trọng đến các bước như sau:
- Chọn các cọng rau nhút có độ dài từ 3 – 4cm, thân cây khỏe, không có mầm bệnh và trồng xuống đất trong thùng xốp.
- Thời gian từ 15 – 20 ngày cây sẽ lên chồi xanh. Vào thời điểm này bạn nên bón thêm phân hữu cơ để cây có sức khỏe, đẻ nhánh tốt và sinh trưởng nhanh.
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch rau nhút
Để có nguồn rau nhút tươi ngon, sản lượng tốt nên chú trọng đến các kỹ thuật chăm sóc cây rau nhút như sau:
Bón phân cho cây rau nhút
Thường xuyên theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của rau nhút. Bổ sung hợp lý các nguồn phân bón định kỳ cho rau. Chẳng hạn như:
- Ở giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi trồng, rau nhút bắt đầu bám rễ tốt và sinh trưởng mạnh mẽ. Vào thời điểm này, bạn nên tiến hành bổ sung thêm phân bón hữu cơ, phân dê, phân gà, phân bò… Các loại phân này sẽ giúp cây nảy nhánh mới, đâm nhiều chồi và cho chất lượng tốt hơn.
- Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên bón lót lại các loại phân hữu cơ, phân bón organic, phân chuồng để bù đắp lại dinh dưỡng giúp cây nhanh tái sinh và phục hồi.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh đóng vai trò quan trọng vào quá trình sinh trưởng của rau nhút cũng như sản lượng thu hoạch. Rau nhút khi trồng dưới nước sẽ mắc phải một số bệnh như sau:
- Rau nhút bị nhiễm rầy, rụng lá hoặc chết dây: Bạn nên quan sát thường xuyên để phát hiện các bệnh này và tìm cách khắc phục kịp thời.
- Ốc bươu vàng và các loài cá tạp sẽ phá hoại rau nhút trên các ao hồ: Để khắc phục, bạn có thể thả thêm các loại cá trắm đen để tiêu diệt ốc bươu và các loài cá tạp.
Thu hoạch
Trong điều kiện chăm sóc lý tưởng, rau nhút có thể thu hoạch sau 1,5 tháng. Bạn nên dùng dao sắc để cắt từng bụi cây khi thu hoạch giúp phần gốc đẻ nhánh tốt hơn. Sau đó, cứ khoảng 7-10 ngày, bạn có thể thu hoạch đợt tiếp theo. Chu kỳ thu hoạch này sẽ kéo dài từ 4-5 tháng. Sau mỗi đợt thu hoạch, bà con nên bón thêm phân bón cho rau, phân chuồng, các loại phân hữu cơ hay phân bón npk để cây phục hồi, tái sinh và đẻ nhánh nhanh hơn.
Với những chia sẻ về cách trồng rau nhút ở trên, hy vọng bạn đã nắm được những bước cơ bản của quy trình trồng rau đúng chuẩn, bài bản và năng suất. Nhờ tính ứng dụng đa dạng, rau nhút được tin dùng rộng rãi trong ẩm thực và y học. Tự hào là người bạn của nhà nông, Phân bón Hà Lan sẽ đồng hành mang đến nhiều giải pháp hữu ích để cải thiện sản lượng cây trồng. Liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên rau nhút, cung cấp các loại phân bón giúp rau cải thiện năng suất và sản lượng tốt nhất ngay hôm nay.