Cách Trồng Tía Tô Đơn Giản Tại Nhà Ăn Quanh Năm

Cách trồng tía tô

Tía tô là giống cây mang hương thơm đặc trưng và vị chát dịu nhẹ được nhiều người biết đến. Loại cây gia vị này có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khoẻ cùng nhiều công dụng khác. Biết cách trồng tía tô tại nhà sẽ giúp bạn có thể thưởng thức quan năm đảm bảo thơm ngon và sạch sẽ. Hãy cùng Phân Bón Hà Lan tìm hiểu chi tiết về cách trồng và những thông tin quan trọng về giống cây này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Giới thiệu về cây tía tô

Tía tô còn được gọi là tô diệp, tử tô có nguồn gốc từ vùng núi Himalayas trải dài đến Đông Nam Á. Đây loại cây thuộc họ cây thảo với chiều cao trung bình khoảng 0.5 đến 1 mét. 

Giới thiệu về cây tía tô
Tía tô có nhiều giống cây khác nhau

Hiện nay, tía tô có khá nhiều giống khác nhau và mỗi giống sẽ khác biệt từ màu lá, hình dạng lá đến mùi vị. Trong đó, giống tía tô lá xoăn là một trong những loại tía tô được trồng nhiều nhất được các nước ưa chuộng vì cách trồng cây tía tô này đơn giản, hương vị dễ ăn.

Những đặc trưng riêng biệt của giống cây này như sau:

  • Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới thường có màu tím tía, có khi cả hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
  • Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hoặc tím, mọc đối.
  • Quả bé, hình cầu.
  • Cây có lông và có mùi thơm

Công dụng của lá tía tô

Trước khi tìm hiểu cách trồng tía tô tại nhà, bạn cần nắm rõ công dụng của giống cây này. Tại Việt Nam, tía tô sử dụng chủ yếu làm rau ăn sống có mùi thơm đặc trưng và còn dùng để chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng. 

Dùng lá tía tô làm thuốc
Lá tía tô có thể dùng để làm thuốc

Công dụng của lá tía tô rất đa dạng điển hình như: 

  • Chống viêm và dị ứng: Lá tía tô chứa các hoạt chất giúp ức chế giải phóng histamin, từ đó giúp giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, và khó thở.
  • Bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh: Các thành phần hóa học trong lá tía tô có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, và Alzheimer.
  • Điều trị dạ dày: Hoạt chất tanin và glucosid chiết xuất từ tía tô giúp chống viêm và làm lành vết loét dạ dày, đồng thời giảm acid trong dạ dày.
  • Khả năng chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa trong tía tô ngăn chặn gốc tự do hình thành và bảo vệ tế bào và DNA.
  • Hỗ trợ giảm đau và trị viêm xương khớp: Tinh dầu tử tô giúp giảm đau, hạn chế viêm phát triển ở khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
  • Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn: Hoạt chất apigenin, acid acetic và acid rosmarinic trong tía tô giúp phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm.

Cách trồng tía tô đơn giản tại nhà

Cách trồng cây rau tía tô nhìn chung không hề khó. Chỉ cần vài bước đơn giản bạn đã có ngay một nguồn thực phẩm sạch và tạo ra một góc xanh trong không gian sống.

Một số hướng dẫn về cách trồng rau tía tô như sau:

Thời điểm trồng tía tô phù hợp

Cây tía tô có thể trồng quanh năm, nhưng để cây phát triển tốt và cho nhiều lá, bạn nên chọn thời vụ trồng như sau:

  • Mùa xuân: Trồng từ tháng 1 đến tháng 3. Mùa xuân có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng của tía tô, cây sẽ lên xanh tốt và rau có vị đậm đà hơn.
  • Mùa thu: Trồng bắt đầu vào tháng 8 kéo dài đến tháng 11. Mùa này mát mẻ, có cơn mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tía tô.
Thời điểm trồng tía tô
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây tía tô là mùa xuân

Vị trí trồng cây

Cách trồng tía tô cần đặc biệt chú ý vị trí trồng. Bạn nên chọn vị trí trồng cây tía tô có đủ ánh sáng và ẩm ướt. Đất thịt, đất phù sa là lựa chọn tốt để cây phát triển. Cây tía tô thích hợp trồng trong môi trường đủ ánh sáng và ẩm và có thể sinh trưởng tốt trong đất tơi xốp.

Chuẩn bị giống

Bạn cần chọn hạt giống tía tô mới mua có hình dạng đẹp, không bị hư hỏng và chất lượng tốt. Chú ý chọn hạt giống từ nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng và khả năng nảy mầm cao.

Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ trồng tía tô
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để trồng tía tô

Khi trồng cây tía tô, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm:

  • Chậu cây nếu bạn muốn học cách trồng tía tô trong chậu.
  • Dụng cụ trồng như xẻng, xô, bình phun nước.
  • Giống tía tô đảm bảo chất lượng.
  • Các loại phân bón để trộn đất trồng.

Chuẩn bị đất trồng cây

Trồng cây tía tô cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị laoij đất tơi xốp và có độ ẩm phù hợp. Đất cần đảm bảo độ sạch, tương đối xốp và có những chất dinh dưỡng cơ bản. Bạn có thể trộn thêm vào đất các loại phân trùn quế, xơ dừa, trấu để tăng dinh dưỡng và khả năng giữ nước cho đất.

Gieo trồng

Gieo trồng cây tía tô có thể gieo bằng cành, bằng hạt. Cụ thể cách trồng lá tía tô như sau:

Cách trồng tía tô từ cành nhìn chung ít được sử dụng vì tía tô dễ mất nước khi dùng cách trồng này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử trồng với các bước sau:

  • Chọn lựa cành già từ cây tía tô phát triển tốt
  • Sử dụng chậu trồng rau có đáy để thoát nước tốt.
  • Đặt cành già chạm đáy chậu.
  • Cố định cuống bằng cách kéo ít đất từ chậu lên phần cuống.
Trồng tía tô bằng cành
Cách trồng cây tía tô bằng cành

Trồng tía tô bằng hạt là phương pháp tốt nhất được sử dụng hiện nay.  Các bước trồng cây bằng hạt bao gồm:

  • Lựa chọn những hạt tía tô tươi và chọn loại hạt tốt nhất.
  • Đặt hạt tía tô lên mặt đất và nhẹ nhàng chèn chúng vào đất khoảng 1 cm.
  • Phủ lớp đất mỏng khoảng 1cm lên trên hạt tía tô.

Một số gia đình hiện nay thường sử dụng cách trồng tía tô thủy canh vì cách này khá đơn giản dễ trồng. Tùy theo nhu cầu và điều kiện trồng mà bạn có thể cân nhắc chọn phương pháp trồng cây phù hợp.

Trồng tía tô bằng hạt
Cách trồng cây tía tô bằng hạt

>>> Tìm hiểu thêm: Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt cho lá to, xanh tốt

Chăm sóc tía tô sau khi trồng

Cách chăm sóc cây tía tô sau khi trồng như sau:

Tưới nước           

Cách trồng cây tía tô bằng cành và hạt đều cần tưới nước đầy đủ. Bạn cần tưới đều đặn để đảm bảo đất xung quanh cây luôn ẩm nhưng không được ngập nước. Với cây tía tô, bạn nên tưới ở phần gốc tránh tưới lên lá cây gây các bệnh nấm về lá.

Cung cấp dinh dưỡng

Cách trồng tía tô bằng hạt hay bằng cành đều phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón phân cho cây tía tô đúng cách để đảm bảo cây lớn lên khỏe mạnh, không sâu bệnh và thu hoạch được năng suất cao nhất.

Cây tía tô nên được bón phân vào hai thời điểm chính là bón lót vào đất trước khi trồng và bón phân khi cây sắp vào giai đoạn thu hoạch. Bạn nên tìm hiểu thông tin đầy đủ về các loại phân bón hữu cơ an toàn và mang lại hiệu quả tốt cho cây trồng.

Cung cấp dinh dưỡng cho tía tô
Bón phân đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng cho tía tô

Phòng trừ sâu bệnh

Để giúp cây tía tô phát triển khoẻ mạnh cần phòng ngừa sâu bệnh cho cây. Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây tía tô bao gồm:

Bệnh sâu xanh, bọ trĩ, sâu khoang

Trong cách trồng tía tô, bạn cần chú ý theo dõi cây để phát hiện sớm các triệu chứng sâu bệnh. Nếu thấy sâu xanh, bọ trĩ, hoặc sâu khoang, tiến hành tiêu diệt bằng cách thu hoạch hoặc sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ.

Bệnh gỉ sắt             

Bệnh gỉ sắt là bệnh lý khá thường gặp ở cây tía tô. Dù bạn thực hiện cách trồng rau tía tô trong thùng xốp hay trong chậu đều cần phải phòng ngừa loại bệnh này. Hãy tránh tưới nước lên lá và giữ cho cây khô ráo. Nếu cây đã  bị nhiễm bệnh gỉ sắt, hãy cắt bỏ các phần bị nhiễm và tiêu hủy để ngăn lây lan.

Thu hoạch

Thu hoạch tía tô
Thu hoạch tía tô năng suất

Bạn có thể thu hoạch lá tía tô khi cây đã đủ lớn. Khi thu hoạch, hãy cắt từ phần đỉnh của cây để kích thích cây phát triển thêm lá mới. Lá tía tô có thể thu hoạch sau khoảng 30-40 ngày sau khi gieo hạt hoặc sau khi cây đã đạt chiều cao từ 20-30 cm.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách trồng tía tô từ hạt, từ cành và cách chăm sóc cây hiệu quả. Phân bón Hà Lan là một trong những công ty sản xuất phân bón uy tín nên thị trường, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại phân bón npk hay các loại phân bón cho rau. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

liên hệ