Phong lan được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa vì vẻ đẹp thuần khiết, kiêu sa của nó. Một giò lan đẹp có giá trị đôi khi lên đến vài triệu đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao đúng cách và làm thế nào để lan ra hoa đúng mỗi dịp tết xuân về. Để sở hữu được một giò lan như ý, ngoài việc lựa chọn giống tốt, giá thể phù hợp thì kỹ thuật chăm bón cung cấp dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình kỹ thuật trồng hoa lan và cách bón phân cho hoa phong lan qua các giai đoạn phát triển của hoa lan
Kỹ thuật trồng hoa lan dễ thực hiện
Trồng phong lan trong chậu
Hoa lan thường được trồng trong các chậu đất nung, tạo điều kiện để lan phát triển tốt hơn. Nên chọn chậu có nhiều lỗ thông thoáng. Trước khi đặt hoa vào trồng phải rửa sạch chậu, và khi đổ đất vào nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ lấp trên bề mặt.
Trồng hoa lan ghép trên thân cây khác
Có 2 cách trồng hoa lan theo phương pháp ghép thân
– Đối với thân cây còn sống:
- Cần quan sát để tỉa bớt tán nhánh của thân cây
- Chỉ ghép hoa phong lan về phía có ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông)
- Cách trồng này nhìn chung hầu hết thích hợp với tất cả các giống lan, đặc biệt là lan rừng
– Đối với thân cây đã chết:
- Nên cắt thân cây thành từng khúc ngắn để dễ treo
- Chọn những cây mục. Tiếp đến, bóc vỏ đi để phá hủy nơi trú ẩn của những loài côn trùng, dịch bệnh gây hại cho phong lan
- Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ độ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc
Trồng lan thành băng xơ dừa
- Lấy xơ của những quả dừa già và khô rồi xé thành từng mảnh to bằng nửa bàn tay
- Đặt các mảnh sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ/tre và cố định bằng 2 thanh nẹp tre
- Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên đục một lỗ nhỏ dưới miếng xơ dừa trước khi trồng để tránh tình trạng bị úng nước
- Sau 2 – 3 năm thì thay băng xơ dừa khác vì băng xơ dừa cũ đã rã mục.
Cách bón phân cho hoa lan
Nguyên tắc chung
Tuỳ theo từng độ tuổi của lan và nhu cầu dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Áp dụng chăm bón theo nguyên lý “ Ăn ít nhưng ăn thường xuyên, đều đặn”. Nguyên tắc khi trồng hoa lan là bón phân cũng phải dựa theo mùa vụ và thời tiết trong ngày. Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì của từng loại phân. Tuỳ theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón rễ sao cho phù hợp.
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khi bón phân
Các giai đoạn phát triển của lan có liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng được tính từ khi cấy mô đến khi trổ hoa thì chu kì sinh trưởng cây lan được chia thành 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tính từ ngày cấy mô đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm. Độ tuổi này kéo dài từ 4-8 tháng tuỳ theo từng nhóm và từng loài lan.
- Giai đoạn 2: được tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm ( giai đoạn này cây con sống trong vườn ươm sẽ làm quen với môi trường có điều kiện chăm sóc khác để trồng tại vườn sản xuất). Thời gian kéo dài khoảng từ 4-6 tháng ở tuỳ loài lan.
- Giai đoạn 3: là từ khi cây lan được trồng tại vườn sản xuất đến khi cây đạt độ tuổi trưởng thành nhất định ( có thể ra hoa). Khoảng thời gian này kéo dài từ 4-8 tháng tuỳ loài lan ( đặc biệt riêng ở một số loài có thể kéo dài lên đến tận 24 tháng )
- Giai đoạn 4: được tính từ tháng tiếp theo của giai đoạn 3 chuyển qua hoặc tính từ trước khi cây đơm hoa 3 tháng ( kéo dài trong khoảng 3 tháng )
- Giai đoạn 5: từ khi cây nhú phát hoa đến khi hoa nở hoàn toàn ( toàn bộ nụ hoa trên phát hoa đã nở rộ hết ). Thời gian duy trì từ 2-3 tháng tuỳ theo loài lan, thời tiết và cả khí hậu ở mỗi vùng.
Quy trình kỹ thuật bón phân
Dựa vào quy tắc bón phân chung và tuỳ theo độ tuổi của lan thì có chế độ bón phân sao cho phù hợp. Ở mỗi nhóm lan cũng sẽ có kỹ thuật và cách bón phân khác nhau. Chế độ bón tuỳ thuộc vào loại phân bón cho lan, liều lượng và cả số lần bón.
Giai đoạn 1
Nếu bạn trồng hoa lan và nuôi dưỡng trong chai mô với điều kiện vô trùng cùng môi trường cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên hầu như không có bất kì tác động nào ảnh hưởng khác ngoại trừ ánh sáng và nhiệt độ.
Chất lượng cây giống phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật nuôi cấy và các yếu tố thuộc môi trường nuôi lan.
Giai đoạn 2
Đây giống như là giai đoạn mà cây tách từ môi trường trong phòng ra làm quen với vườn ươm. Vì vậy cần phải chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân tuân thủ theo đúng 4 nguyên tắc
- Lựa chọn chủng loại phân phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển
- Đúng nồng độ, liều lượng được qui đinh đúng cho mỗi độ tuổi và nhóm loài lan.
- Canh đúng thời kỳ, mùa vụ, và giờ giấc
Áp dụng kỹ thuật và phương pháp bón theo quy chuẩn
- Đối với phân dạng tinh thể hay dạng bột thì pha liều lượng 0,5g cho 1 lít nước sạch để xịt, còn nếu là phân lỏng thì pha bằng phân nửa (½) so với liều dùng khuyến cáo.
- Theo định kì thì nên bón 3 ngày / lần. Khoảng thời gian bón tốt nhất trong ngày là từ 8h-9h sáng, sau đó là từ 16h-17h để cây hấp thu phần còn lại của phân còn bám dính trên l
- Vào sáng hôm sau, cần tưới nước sạch cho trôi hết tồn dư của phân còn bám trên lá ( các phần sót lại này, cây không những không hấp thu được mà còn không có lợi cho cây )
Giai đoạn 3
Giai đoạn này là cây sinh trưởng, phát triển mạnh nhất, tăng cả về số lượng lẫn khối lượng. Thời gian này đặc biệt cần hấp thu dinh dưỡng đầy đủ để chuyển sang thời kỳ cây hình thành mầm hoa.
Một số loại phân bón cho lan: NPK 20-20-15, NPK Humax rong biển.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn đánh dấu mốc khá quan trọng liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa cho ra và độ bền của hoa. Giai đoạn này rất cần phân bón có hàm lượng P cao và bổ sung một số chất để điều hoà duy trì sinh trưởng ổn định, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu ( đặc biệt là Mg, Zn, B).
Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này: NPK 20-20-15, phân hòa tan Solufert, NPK Humax rong biển.
Giai đoạn 5
Giai đoạn này dùng để nuôi hoa, những chất dinh dưỡng được cung cấp sẽ giúp hoa đậm màu, giữ tươi lâu và bền hoa. Một số sản phẩm cho giai đoạn nuôi hoa: NPK 15-15-15+TE, NPK 17-17-17+TE, NPK Humax rong biển, hữu cơ Organic 1.
Chú ý:
- Mục đích chính trong giai đoạn này là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa).
- Để phân không bám vào phát hoa nên sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp.
- Chỉ xịt ở phần thân của lá và khu vực rễ phía dưới.
Tổng hợp những điểm cần lưu ý trong khi bón phân
Thời điểm bón phân thích hợp nhất là 8-9 giờ sáng. Từ 16-17 giờ thì phun bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm phân). Trải qua hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây ( tính từ nuôi cấy mô đến khi ra hoa) thì chu kỳ bón phân tiếp theo thực hiện sẽ được tính từ giai đoạn đoạn thứ 3.
Như vậy: Áp dụng theo quy trình bón phân của giai đoạn 3 sau khi kết thúc hoa đợt 1. Rồi lần lượt chuyển qua giai đoạn 4,5. Các chu kỳ lặp lại từ giai đoạn 3 sau mỗi đợt ra hoa.
Đối với điều kiện khí hậu ở Việt Nam ( từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam), cây lan không cần thời gian nghỉ. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây vẫn sẽ tiếp tục sinh sưởng, phát triển và ra hoa. Với những loài lan đặc trưng như Vanda và Mokara hạn chế tưới tiêu nước và phải tăng cường lượng ánh sáng (bao gồm cả thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng) trong giai đoạn cần kích thích để ra hoa.
Kết luận
Trên đây là những kỹ thuật trồng hoa lan và cách bón phân cho hoa phong lan giúp mang lại giá trị hiệu quả cao. Mình hy vọng với những kiến thức hữu ích mà bài viết này mang lại, bạn sẽ có thể tự tay chăm sóc cũng như vun trồng cho mình những giò phong lan đẹp nhất.