Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Môn Kiểng Phong Thuỷ

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Môn Kiểng
Cây môn kiểng là loài cây có mặt trên khắp mọi không gian sống với tác dụng không chỉ trang trí cho không gian thêm phần thẩm mỹ, mà còn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, thanh lọc không khí,…Cách trồng cây môn kiểng cũng rất dễ dàng, chăm sóc cây cũng không tốn quá nhiều thời gian nên rất được nhiều gia đình ưa chuộng. Nếu bạn còn phân vân về cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng như thế nào để hợp nhất phong thuỷ, những bật mí dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất.

Tìm hiểu về cây môn kiểng

Cây môn kiểng là cây gì?

Cây môn kiểng hay còn gọi là cây môn cảnh, cây môn lá đỏ, cây môn đốm, cây cảnh lá trắng,…Tên khoa học là Caladium biccolor, cây không có thân ở trên mặt đất mà chỉ có thân củ ngầm ở dưới gốc. Trên cuống dài khoảng từ 15cm – 30cm mọc lên lá và cụm hoa. Lá cây có kích thước khá lớn, có hình mũi mác hay hình trái tim có những đốm xanh lá cây, hồng, trắng, đỏ đan xen nhau. Cụm hoa gồm mo và bông mo, các bông nhỏ sẽ kết thành quả mọng màu trắng. Cây có thể chịu được bóng râm, cách trồng cây môn kiểng đơn giản nên thường được trồng trong chậu cảnh làm cây nội thất hay làm trang trí trong các khu vườn.

Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây môn kiểng
cây môn kiẻng thường được trồng trong chậu làm cảnh

Nguồn gốc và ý nghĩa cây môn kiểng

Môn kiểng có nguồn gốc từ Mỹ La-tinh. Vì mang đặc điểm có nhiều màu sắc rực rỡ, phiến lá to, rộng mang đậm đặc trưng của những khu rừng nhiệt đới. Cây còn rất đa dạng chủng loại, tính thẩm mỹ cao nên cây thường chủ yếu được trưng bày làm cảnh. Chúng ta thường thấy cây có mặt phổ biến trong các không gian văn phòng, nhà ở, sân vườn,…tạo nên một cảnh quan độc đáo và tuyệt đẹp. Cây chịu được bóng râm nên có thể trồng trong các chậu nhỏ để bàn, hành lang cửa sổ, phòng khách,…làm điểm nhấn cho mọi không gian.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây môn cảnh

Trồng cây môn kiểng trong gia đình, công ty còn mang đến ý nghĩa trọn vẹn. Trong phong thủy, cây môn cảnh có ý nghĩa đặc biệt tương trưng cho một sức sống bền bỉ dẻo dai, vươn lên trong cuộc sống. Cây mang lại may mắn, thịnh vượng và phát lộc, phát tài cho gia chủ, thuận lợi và thành công trong công việc làm ăn.

Phân loại các loại cây môn kiểng

Trước khi tìm hiểu về cách trồng cây môn kiểng và cách chăm sóc như thế nào, chúng ta cần phân loại chúng để có sự lựa chọn hợp lý nhất cho không gian của mình. Tùy thuộc vào màu sắc, hình dáng lá, cây có thể chia thành các loại cơ bản như:

  • Loại môn kiểng đốm: Loài cây ở phần lá xuất hiện đốm đủ màu sắc
  • Loại môn nhung đen: Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là lá tựa như những tấm vải nhung có màu xanh sẫm bắt mắt, độc đáo
  • Loại môn quan âm: Cây có lá dáng như lá bồ đề quan âm, màu sắc huyền bí
  • Loại môn xanh: Là loại có lá hình trái tim màu xanh mướt
  • Cây môn kiểng đỏ: Lá có sắc đỏ và các đường gân vàng bắt mắt
  • Loại môn hợp quả: Là loại cây có phần lá lớn với họa tiết xanh độc đáo
  • Loại môn trắng: Lá có màu trắng, đường gân xanh
  • Cây môn cảnh trường sinh: Cây có phần lá dài hơn, kích thước cây lớn và giàu sức sống
Các loại cây môn kiểng phổ biến
Cây môn kiểng đa dạng về màu sắc và phiến lá

Đặt cây môn kiểng trong nhà có tác dụng gì?

Cây môn cảnh có thể chịu được bóng râm, không cần ánh sáng vẫn có thể sống tốt, vì vậy cây xuất hiện ở rất nhiều không gian, nhất là không gian gia đình. Trồng cây môn kiểng trong nhà không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, giúp cho không gian thêm phần tươi mới, mà cây còn có tác dụng lớn trong việc thanh lọc không khí, giúp cho môi trường sạch sẽ và trong lành hơn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây môn kiểng rất đa dạng, bạn có thể trồng chúng bằng củ hay bằng hạt. Tuy nhiên cách nhanh nhất, cho hiệu quả tốt nhất vẫn là cách trồng cây môn kiểng bằng củ.

Cách trồng cây môn kiểng đơn giản ngay tại nhà

Lựa chọn giống trồng cây môn kiểng

Trước khi trồng, việc lựa chọn giống là rất quan trọng. Bạn phải chọn những củ giống thật khỏe mạnh, không có bất cứ dấu hiệu sâu màu hay bệnh tật nào. Giá thể ươm củ bạn trộn theo tỷ lệ 1:1 bao gồm mụn dừa và đá perlite.

Tiến hành rửa sạch củ giống, vùi củ sâu trong gia thể ươm đã chuẩn bị. Sau đó bạn bọc kỹ chúng bằng nilon có đục lỗ hay đựng ở hộp có nắp để bảo quản. Khoảng 2 – 3 tuần sau bạn mang ra kiểm tra, nếu thấy củ môn kiểng đã nảy mầm thì có thể mang đi trồng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm ươm giống, bạn có thể chọn mua giống tại những cửa hàng cây cảnh, mang về và chăm sóc như bình thường.

Cách chọn chậu và đất trồng cây môn cảnh

Để có kỹ thuật trồng cây môn kiểng đúng cách, bạn phải có kinh nghiệm trong việc chọn chậu và đất trồng. Chậu trồng nên chọn tương xứng với kích thước cây cũng như khả năng phát triển của cây trong thời gian từ 1 – 2 năm. Có thể chọn dòng chậu tự tưới để việc chăm sóc dễ dàng hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ.

Hướng dẫn cách trồng cây môn kiểng đơn giản ngay tại nhà
Trồng cây môn kiểng cũng khá đơn giản, bạn có thể chọn trồng bằng củ hay bằng hạt

Bạn cần tạo hỗn hợp đất trồng đảm bảo giàu dinh dưỡng. Đất trồng thích hợp nhất để trồng môn cảnh là đất tơi xốp, khả năng thoát nước nhanh và giàu mùn, có độ chua nhẹ. Bạn trộn theo tỷ lệ 3 phần đất sạch: 3 phân trùn quế: 2 giá thể mụn dừa: 2 giá thể trấu hun. Nếu không bạn có thể mua đất trồng hỗn hợp được bán sẵn tại các cửa hàng để đảm bảo được độ cân bằng, đỡ mất thời gian mà lại an toàn cho cây trồng.

Đổ đất đầy vào chậu, cách miệng khoảng chừng 1 đốt ngón tay. Đào 1 lỗ nhỏ ở giữa chậu sau đó đặt cây con vào, lấp đất chôn rễ. Bạn không nên ém quá chặt khiến cho rễ bị hư hại, tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho đất. Cách trồng cây môn kiểng để kích thích cây phát triển tốt nhất bạn nên sử dụng những chế phẩm phù hợp với sự hấp thu của cây trồng nhé.

Kỹ thuật chăm sóc cây môn kiểng

Ngoài lĩnh hội kiến thức cách trồng cây môn cảnh đúng kỹ thuật, bạn cần quan tâm đển kỹ thuật chăm sóc cây môn kiểng để cây phát triển tốt sau khi trồng.

Ánh sáng trồng cây môn kiểng

Như đã nói ở trên, đặc điểm hiếm có của cây môn kiểng là có thể sống và phát triển trong môi trường có nhiều bóng râm, thiếu ánh sáng như những góc kín trong nhà bếp, nhà tắm, phòng khách,…Vì thế không nhất thiết phải để cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Bạn có thể trưng bày chúng ở nơi đâu mà mình muốn.

Tuy nhiên nếu muốn cây phát triển khỏe, xanh tốt lâu dài thì bạn nên để cây tiếp xúc với không gian ánh sáng gián tiếp ít nhất là 2 giờ/ ngày. Thời điểm để cây hấp thu ánh sáng tốt nhất là từ 7 – 9 giờ vào mỗi buổi sáng. Không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trực tiếp mà hãy làm dịu bằng rèm cửa hay kính chắn nắng. Tránh để ánh năng gay gắt làm quăn mép, cháy lá,…

Tưới nước chăm sóc cây môn cảnh

Khâu tưới nước cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc môn cảnh. Cây môn cảnh thuộc loài cây ưa nước, có nhu cầu nước cao nên cần tưới tuần 2 – 3 lần. Những tháng mùa hè nên tưới nhiều hơn để cây luôn xanh tốt và mọng nước. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lắp hệ thống tưới nước tự động cho cây, chậu tự tưới hay máy phun sương,…nhằm cấp ẩm cho cây.

Bón phân cho cây môn kiểng

Quá trình phát triển của cây không thể thiếu việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Vì thế chọn phân bón cho cây môn kiểng là việc làm hết sức cần thiết. Bạn có thể bón các loại phân hữu cơ như phân bò, phân trùn quế. Khi bón nên pha loãng chúng rồi mới tưới cho cây, tưới khoảng 1 tháng/ lần là được.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây môn kiểng tại nhà
Chọn các loại phân bón NPK, phan bón hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây môn cảnh

Thời gian cách quãng nên bón thêm luận phiên những loại phân NPK để cây hấp thu và phát triển tốt hơn. Phân bón NPK cho môn cảnh nên chọn các loại phân có công thức: NPK 20-20-15, NPK 30-10-10 bao 25kg, NPK 20-20-20,… Phân NPK có tác dụng kích thích cây phát triển tốt hơn, sức sống bền vững và xanh tốt hơn.

Thay chậu và cắt tỉa

Quá trình trồng và chăm sóc cây môn kiểng, bạn cần chú ý cắt tỉa cây định kỳ và thay chậu mới để đảm bảo phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Với những tán lá rậm rạp, bạn nên cắt tỉa, loại bỏ đi những lá già hay lá có hiện tượng sâu bệnh. Bởi những tán lá rậm rạp sẽ cản trở ánh sáng và là nơi trú ngụ của những loại bọ rệp. Loại bỏ chúng đi sẽ giúp cây kích thích chồi non mới., loại bỏ các mối nguy hại cho cây.

Trong thời gian khoảng từ 1 – 2 năm, bạn nên thay chậu và làm mới đất. Khi thay phải chọn kích thước chậu lớn hơn chậu cũ từ 3 – 5cm để cây phát triển phù hợp với giai đoạn trưởng thành.

> Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cây cảnh bạn cần biết

Những điều cần lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng

  • Cách trồng cây môn kiểng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển tốt, khỏe mạnh. Mỗi tuần nên đưa cây ra ánh sáng ít nhất 1 lần.
  • Đảm bảo tưới đủ nước cho cây, bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây
  • Chú ý đến vấn đề sâu bệnh hại để ngăn ngừa kịp thời
  • Có thể bón thêm những chế phẩm kích rễ khác như kích rễ N3M, Bimix kích rễ Super Root, Roots 2,…
Lưu ý về cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây môn kiểng
Nên đảm bảo tưới nước và chăm sóc cây môn cảnh đúng cách để giúp cây phát triển tốt

Hy vọng rằng bí quyết cách trồng cây môn kiểng và kỹ thuật chăm sóc cây đúng cách mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây đã giúp bạn không phải mất công để có được chậu cây khỏe mạnh và tuyệt vời như ý cho không gian trang trí của mình. Việc trồng cây không chỉ là một hoạt động thú vị mà còn mang lại sự xanh tươi và cảm giác thư giãn trong cuộc sống hàng ngày.