Cách xem tính chất của đất trồng thông qua độ pH của đất

Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

Độ pH đất ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình phát triển của cây trồng. Đất có pH không phù hợp có thể khiến cây giảm năng suất, kém phát triển hay thậm chí không thể tồn tại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu pH đất là gì? Cách xem tính chất của đất trồng thông qua độ pH của đất.

PH đất là gì?

Độ pH đất hay chỉ số pH đất là thước đo để xác định độ axit (độ chua) hay độ bazơ (kiềm) của đất. Thang đo pH được dùng trong nghiên cứu hóa học có khoảng rộng từ 1 – 14. Tuy nhiên, đối với đất trồng, đất sẽ có độ axit từ 2 – 10.

Đối với đa số cây trồng, độ pH đất thuận lợi cho sự phát triển nằm trong khoảng 5.5 – 7.5. Một số loài đặc biệt có thể sống và phát triển tốt trong môi trường đất chua hơn hoặc kiềm hơn.

Độ pH không tự sinh ra trong đất mà phụ thuộc vào tác động của con người và môi trường. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất là:

  • Thời tiết và khí hậu: Khí hậu mưa nhiều sẽ làm rửa trôi dưỡng chất trong đất, trong đó có CaCO3 sẽ làm đất bị chua. Sự phân hủy của xác sinh vật trong đất khi kết hợp với nước sẽ làm tăng độ axit của đất. Nhiệt độ cao, mưa ít làm tăng nồng độ khoáng chất khiến đất có tính kiềm.
  • Phần bón sử dụng: Phân bón chứa nhiều nitơ hay quá nhiều phân bón hữu cơ làm tăng độ axit của đất.
  • Loại cây trồng: Đất có nhiều cỏ dại sẽ có tính axit thấp, đất dưới tán cây lớn có tính kiềm cao.
  • Loại đất canh tác: Đất chứa nhiều khoáng sét có độ axit lớn.

Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

Cách đo độ pH của đất và thời điểm đo phù hợp

Thời điểm phù hợp để đo pH đất:

Bạn có thể tiến hành đo độ pH của đất ở mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như vừa rắc bột vôi, vừa bón phân vô cơ, hữu cơ… sẽ làm sai chỉ số pH thực tế của đất.

Cách lấy mẫu thử để đo độ pH của đất:

Hiện nay có hai cách để lấy mẫu thử độ pH của đất. Cách 1 đo trực tiếp độ pH trong đất. Bạn tạo 1 lỗ trong đất to bằng mũi khoan hoặc thước sau đó thêm nước nguyên chất, nước khử ion để đất đủ ẩm. Sau đó cắm thiết bị đo pH đạt vào lỗ ẩm và chờ đọc kết quả.

Cách 2 là sử dụng mẫu sệt để đo pH. Bạn mẫu đất có tính chất đại diện cho vùng đất cần kiểm tra pH. Cho mẫu đất vào cốc rồi thêm nước, khuấy đều rồi lấy phần nước ở phía trên.

Các dụng cụ để đo pH đất:

Để đo pH đất, bạn có thể sử dụng giấy chỉ thị màu, bộ dụng cụ đo pH đất chuyên dụng, bút đo pH, máy đo pH. Chi tiết cách hiển thị của từng dụng cụ:

  • Giấy chỉ thị màu (quỳ tím): bạn nhúng giấy chỉ thị màu vào dung dịch thu được. Đất có tính axit màu quỳ sẽ nằm trong dải màu từ đỏ gắt đến vàng nhẹ. đất trung tính không làm quỳ đổi màu. Đất có tính kiềm màu sẽ đổi từ xanh lá nhạt đến xanh nước biển đậm.
  • Bộ dụng cụ đo pH đất chuyên dụng: cho đất vào ống đong, thêm nước nguyên chất hoặc nước khử ion và hóa chất theo hướng dẫn. Hóa chất phản ứng với độ pH có trong dụng cụ để thể hiện pH. Bạn do trong bảng màu HDSD của từng bộ dụng cụ để xác định độ pH đất.
  • Bút đo pH đất có tích hợp đầu dò bên trong thân máy. Độ pH sẽ hiển thị trên màn hình điện tử nên bạn không cần nhìn và so sánh với bảng màu.
  • Đo pH bằng máy đo pH: khi bạn nhúng kim vào mẫu đất thử, chỉ số pH đất sẽ hiển thị trên thân máy.

Đất có tính axit

Đất có tính axit

Đất có tính axit khi pH đất nằm trong khoảng:

  • pH < 3.5: siêu chua
  • pH = 3.5 – 5.0: chua nặng
  • pH = 5.1 – 6.0: chua
  • pH = 6.1 – 6.5: chua nhẹ

Đất trung tính

Đất trung tính có độ pH trong khoảng 6.6 – 7.3. Đất có độ pH trung tính phù hợp trồng nhiều loại cây trồng. Lượng dinh dưỡng trong đất được duy trì ổn định để cây phát triển tốt. Vi sinh vật trong đất cũng có thể hoạt động hiệu quả.

Đất có tính kiềm

Đất có tính kiềm khi pH đất nằm trong khoảng:

  • pH = 7.4 – 7.8: hơi kiềm
  • pH = 7.9 – 8.4: kiềm
  • pH = 8.5 – 9.0: kiềm nặng
  • pH > 9.0: siêu kiềm

Tác dụng của hoạt động đo độ pH đất là gì?

Tác dụng của hoạt động đo độ pH đất là gì?

Hoạt động đo độ pH đất có hai tác dụng lớn. Thứ nhất, chỉ số pH là cơ sở đáng tin cậy để người nhà nông lựa chọn giống cây trồng phù hợp. Đa số, các loại cây sẽ phát triển tốt trong môi trường có khoảng pH nhất định, có thể là chua nhẹ, trung tính hoặc kiềm nhẹ.

Tác dụng thứ hai của việc đo độ pH đất là xác định các công việc nên làm để cải tạo đất thành môi trường phù hợp cho cây phát triển. Cải tạo đất chua, đất kiềm vẫn được người nông dân thực hiện liên tục để đất không bị khô cằn hay bỏ hoang.

Khoảng pH đất phù hợp cho một số loại cây trồng

Các loại cây trồng như rau xanh, ngũ cốc, cây công nghiệp, hoa màu đều có khoảng pH phát triển lý tưởng nhất. Bạn có thể tra độ pH phù hợp cho các loại trong bảng sau:

Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp
Bắp 5.7 – 7.5 Trà 5.0 – 6.0
Họ bầu bí 5.5 – 6.8 Cây tiêu 5.5 – 7.0
Bông cải xanh 6.0 – 6.5 Thuốc lá 5.5 – 6.5
Cà chua 6.0 – 7.0 Thanh long 4.0 – 6.0
Cà phê 6.0 – 6.5 Súp lơ 5.5 – 7.0
Cà rốt 5.5 – 7.0 Ớt 6.0 – 7.5
Cà tím 6.0 – 7.0 Nho 6.0 – 7.5
Cải bắp 6.5 – 7.0 Mía 5.0 – 8.0
Củ cải 5.8 – 6.8 Mai vàng 6.5 – 7.0
Cải thảo 6.5 – 7.0 Lúa 5.5 – 6.5
Cam quýt 5.5 -6.0 Lily 6.0 – 8.0
Cao su 5.0 – 6.8 Khoai tây 5.0 – 6.0
Cát tường 5.5 – 7.5 Khoai lang 5.5 – 6.8
Cẩm chướng 6.0 – 6.8 Hoa lan 6.5 – 7.0
Cẩm tú cầu 4.5 – 8.0 Hoa hồng 5.9 – 7.0
Đậu đỗ 6.0 – 7.0 Cúc nhật 6.0 – 8.0
Đậu phộng 5.3 – 6.6 Hành tỏi 6.0 – 7.0
Dâu tây 5.5 – 6.8 Gừng 6.0 – 6.5
Đậu tương 5.5 – 7.0 Dưa leo 6.0 – 7.0
Đồng tiền 6.5 – 7.0 Rau gia vị 5.5 – 7.0
Dưa hấu 5.5 – 6.5 Khoai mì (sắn) 6.0 – 7.0
Xà lách 6.0 – 7.0 Cây bơ 5.0 – 6.0
Bông 5.0 – 7.0 Dưa chuột 6.5 – 7.0

 

Một số biện pháp cải tạo đất

Cải tạo đất có tính axit

Đất có tính axit được hình thành do nhiều nguyên nhân như:

  • Kết cấu đất nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá dễ bị rửa trôi dinh dưỡng
  • Do mưa dài ngày hoặc nước tưới quá nhiều làm cuốn trôi ion Ca2+, Mg2+, K+ xuống tầng sâu…
  • Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu hay các loại kích thích khác

Để cải tạo đất này, bạn có thể bón các loại phân lân, bón phân hữu cơ để giúp đất tơi xốp, tăng mùn hữu cơ. Các vi sinh có lợi trong phân khi vào đất chua sẽ giúp giảm độc tố đối với rễ cây.

Bên cạnh đó, phương pháp cải tạo đất chua được người nhà nông áp dụng rộng rãi là rắc vôi trắng. Vôi chứa ion Ca2+ sẽ kéo độ pH của đất lên cao, giảm chua hiệu quả.

Cải tạo đất có tính kiềm

Biện pháp để cải tạo đất có tính kiềm là bổ sung vào đất ion S6+. Phân trùn quế là loại phân hữu cơ vừa giúp đất tơi xốp, vừa cung cấp ion S6+ giúp đất giảm độ pH. Bạn cũng có thể sử dụng phân Organic 1 để tăng dưỡng chất, điều chỉnh pH về mức phù hợp.

Kiểm tra độ pH đất thường xuyên và cải tạo đất giúp người nuôi trồng kiểm soát tốt được yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển của cây trồng. Đồng thời, việc này cũng giúp đất nông nghiệp được màu mỡ và có thời gian sử dụng lâu dài. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về độ PH đất là gì và cách xem tính chất của đất trồng thông qua độ pH của đất.