Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thế nhưng, trên thực tế, hiện nay ngộ độc dinh dưỡng trên cây đang là một vấn nạn của nhà nông. Trong đó số cây bị ngộ độc đạm là chủ yếu. Nhận biết cây bị ngộ độc dinh dưỡng và biết cách xử lý cây bị ngộ độc đạm sẽ giúp mang tới chất lượng nông sản tốt hơn và sản lượng cao hơn đem tới nhiều doanh thu cho nông dân. Cùng Phân Bón Hà Lan tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây!
Nhận biết cây bị ngộ độc dinh dưỡng và cách xử lý cây bị ngộ độc đạm
Đạm giữ vai trò quan trọng đối với cây trồng
- Đạm là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào thực vật và tham gia vào kiến tạo axit nucleic có trong thành phần tất cả những loại protein từ đơn giản đến phức tạp.
- Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở thực vật, kích thích quá trình sinh trưởng của cây
- Phân đạm giữ vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, nhất là các loại cây lấy rau. Độ dinh dưỡng của phân đạm là trường hợp lượng phân NPK bón quá sức chịu đựng của cây trồng, điều này được đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân.
- Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở thực vật, kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+ cho cây trồng.
- Trong tự nhiên, phân đạm tồn tại các hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi những vi sinh vật từ xác của động, thực vật. Còn trong công nghiệp, phân đạm lại được sản xuất bằng than đá hoặc khí thiên nhiên. Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm nitrat, phân đạm amoni và ure.
Biểu hiện của cây thừa đạm đó là hiện tượng toàn thân và lá cây bị vàng, cây còi cọc, khả năng sinh trưởng và kháng sâu bệnh kém,…Ngược lại, lượng đạm cung cấp quá mức hấp thu của cây cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng. Ở mức độ nhẹ, cây phát triển nhanh hơn mức bình thường, ra nhiều nhánh, thân cây yếu nên dễ đổ gãy. Ở mức độ nặng hơn, cây có thể bị ngộ độc đạm và dẫn tới khả năng sống của cây thấp.
Các loại ngộ độc dinh dưỡng
Bị cháy phân: Dạng ngộ độc này tương tự như da người bị cháy nắng. Là trường hợp cây bị ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây. Chẳng hạn, khi bị ngập nước rễ cây bị ngộp, đua nhau ngoi lên mặt đất để tìm kiếm oxy, khi nước rút đi nếu bón phân ngay thì phân tan ra và lớp rễ cám sẽ bị cháy.
Mất cân đối: Cây bị ngộ độc dinh dưỡng trong trường hợp lượng phân bón chưa dư ra nhưng do các chất ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia. Chẳng hạn, với Zn (kẽm) mỗi khi sử dụng thuốc trừ sâu có chứa kẽm thì ta cứ thấy cây xanh lên. Đất ĐBSCL thì lượng kẽm không thiếu nhưng do bà con sử dụng phân ure khiến cho cây trồng không hấp thụ được từ đất nên khi xịt kẽm lên thì lá cây sẽ hấp thụ được giúp cây xanh lên.
Ngoài ra có một số trường hợp khác bị ảnh hưởng bởi phân bón chứa Kali: Đây là yếu tố giúp cây ít sâu bệnh, giúp cây có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Thế nhưng, khi lượng kali quá nhiều thì sẽ gây ức chế khiến cây không hấp thu được canxi và mage gây ra triệu chứng như bị ngộ độc.
Ngộ độc thực sự: Là trường hợp sử dụng hàm lượng phân bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. Chẳng hạn, nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống.
Những biểu hiện của cây bị ngộ độc đạm:
- Cây bị vàng và rủ xuống.
- Cây con xuất hiện hiện tượng héo toàn bộ cây và cây có thể chết.
- Các lông mao của rễ dễ bị tổn thương và dừng hoạt động hút nước cũng như chất dinh dưỡng từ đất lên nuôi cây.
Bạn cần phân biệt cây bị ngộ độc đạm với cây bị thiếu đạm để có hướng giải quyết đúng đắn.
- Cây bị thiếu đạm: màu vàng trên cây đậm hơn, các sắc tố diệp lục hao hụt, làm cháy lá.
- Cây bị ngộ độc đạm: màu vàng của lá nhạt hơn, kiểu vàng của lá bị héo.
Biện pháp xử lý khi cây bị ngộ độc đạm
Khi cây bị ngộ độc đạm, dù ở trường hợp nào cũng cần có những biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên, bạn cần ngưng ngay việc bón phân rồi dùng nước để rửa bớt. Việc thay nước là việc cần làm ngay với trường hợp cây mọc dưới nước. Còn với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và xuống tầng dưới.
Có thể bón thêm lân hoặc vôi nếu cây bị ngộ độc bởi vi lượng. Bởi khi bón thêm lân hoặc vôi sẽ làm cho pH tăng lên, từ đó làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Thế nhưng với những vi lượng là clothi, molipden việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn bởi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.
Phân hữu cơ có khả năng làm giảm tác dụng của độc trong trường hợp dư thừa phân bón vì khi bón phân hữu cơ sẽ giúp cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.
Cây trồng cũng là sinh vật sống, vì thế khi nhiễm độc cây sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế sự nhiễm độc. Nếu phản xạ đầu tiên của con người khi bị nhiễm độc thường là nôn thì với cây chúng cũng sẽ được thải nhanh qua mép lá. Mức độ nhiễm độc sẽ được giảm thiểu nếu được kết hợp khả năng tự vệ của cây với các giải pháp trợ giúp của con người.
Cách tốt nhất để bảo vệ vườn cây khỏi bị ngộ độc dinh dưỡng là mỗi nhà nông phải tự trang bị kiến thức cho mình, tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây ở từng giai đoạn phát triển, cập nhật hàm lượng các chất có trong đất của ruộng nhà mình để sử dụng lượng phân bón vừa đủ, giúp cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không lo cây trồng bị ngộ độc.
Hướng dẫn cách bón phân đạm
Phân Bón Hà Lan khuyên bà con nên chú ý bón đạm với liều lượng hợp lý để tránh xảy ra tình trạng cây bị ngộ độc đạm hay thiếu dinh dưỡng ở cây trồng. Điều này sẽ giúp cây hấp thụ đạm hiệu quả và đạt năng suất cao.
5 cách bón phân đạm phổ biến và hiệu quả nhất:
- Pha phân đạm với nước theo tỷ lệ 5/1000 nếu tưới đạm vào cây qua hệ thống tưới tiết kiệm.
- Chia lượng đạm thành nhiều lần đối với những cây trồng có nhu cầu phân đạm lớn. Nên bón ở những giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt những loại cây trồng trên đất chua, đất nghèo dinh dưỡng,…
- Pha theo tỷ lệ 1,5 – 2 % nếu phun đạm lên lá và nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Nên bổ sung cùng phân kiềm, phân hữu cơ, vôi hoặc tro khi bón phân đạm để đất không bị chua và cho hiệu quả tốt hơn.
- Không bón đạm vào thời điểm trước cơn mưa để tránh tình trạng rửa trôi đạm gây lãng phí.
Đạm cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thế nhưng, bà con cần nhận biết cây bị ngộ độc dinh dưỡng và cách xử lý cây bị ngộ độc đạm để mang lại hiệu quả cao đồng thời tránh trường hợp làm cây bị ngộ độc nhé!