Kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch đúng kỹ thuật

kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch

Cây ăn trái là loại cây được trồng rất phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta. Để cây cho năng suất cao trong những vụ tiếp theo thì sau thu hoạch, bà con cần có giải pháp chăm sóc phù hợp. Chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch đúng kỹ thuật dưới đây được Công ty Phân bón Hà Lan sẽ giúp bà con có được cẩm nang hữu ích nhất.

Tại sao cần chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch?

Quá trình cây ra hoa, kết trái trải qua thời gian khá dài. Việc nuôi trái trên thân và cành đã khiến cho cây hao tổn nhiều dinh dưỡng vì cây phải huy động nhiều năng lượng để cung cấp dưỡng chất thiết yếu để trái to lớn nhanh. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây gần như kiệt quệ về thể chất, chúng ta cần phải nhanh chóng tìm giải pháp để phục hồi, chăm sóc cây ăn trái sau mỗi mùa vụ.

tại sao cần chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch?

Mặt khác, do phải huy động nhiều chất dinh dưỡng để nuôi trái, vì thế rễ cây cũng hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất trồng. Việc mất khá nhiều dinh dưỡng trong đất sẽ khiến đất cằn cỗi, cây suy kiệt sức khỏe. Cần chăm sóc cây tốt để đảm bảo đủ tiềm lực phát triển, đơm hoa và kết trái những vụ tiếp theo. Đảm bảo mang lại năng suất cao cũng như chất lượng tốt nhất, trái lớn nhanh, ngon hơn, đáp ứng được các tiêu chí về năng suất.

Ngoài ra, thời gian nuôi trái của mùa vụ trước cũng khiến cho cây chịu rất nhiều áp lực tấn công của nhiều loại sâu bệnh hại. Các loại trứng sâu và mầm bệnh có thể vẫn còn được lưu giữ trên thân cây. Cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để loại bỏ sâu bệnh hại cây trồng, đảm bảo cây vẫn phát triển tốt, không ảnh hưởng đến khả năng đậu quả.

Cách chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Cách bón phân và tưới nước

Nước và phân bón là hai yếu tố không thể thiếu trong quy trình chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch. Bón phân, tưới nước đúng kỹ thuật sẽ giúp cây có khả năng phục hồi nhanh chóng, phát triển tốt sau mỗi mùa vụ.

cách chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch đúng kỹ thuật

Kỹ thuật bón phân cho cây ăn trái sau thu hoạch

  • Sau giai đoạn thu hoạch, nếu cây được cung cấp dinh dưỡng từ phân bón, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn, là tiền đề để tạo năng suất cho vườn cây cuối vụ. Tùy vào loại đất, tuổi đời của cây ăn quả và năng suất trong thời vụ vừa qua mà có kỹ thuật bón phân phù hợp, lượng bón nhiều hay ít. Thường bón phân chủ yếu vào tháng 11 – 12, sau vụ thu hoạch trái khoảng từ 15 – 20 ngày là tốt nhất.
  • Loại phân bón thích hợp cho cây ăn quả sau thu hoạch là vôi bột, các loại phân hữu cơ được ủ hoai mục. Đặc biệt là bà con nên bón những loại phân NPK tổng hợp với hàm lượng đạm và lân cao để cây được hấp thu tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp phân NPK phục vụ nhu cầu của bà con, tuy nhiên cần chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng phân tốt nhất.
  • Cuốc rãnh sâu khoảng 30 – 40cm, rộng từ 20 – 30cm ở khu vực ngoài mép tán để làm đứt các rễ già và rễ tơ cũ của cây. Bón phân NPK sẽ làm kích thích cho cây ra rễ mới. Cuốc rãnh xong để phơi đất khoảng từ 4 đến 7 ngày sau đó mới tiến hành bón phân là tốt nhất. Khi bón, rải toàn bộ lượng phân NPK đều xung quanh lên lớp đất được cuốc lên, đảo đều đất với phân đã được rải xung quanh, sau đó lấp lớp đất đó xuống rãnh, sau đó phủ đất kín rãnh. Công việc này nhằm tạo ra được độ tơi xốp và thoáng khí cho vùng rễ phát triển, giúp cho cây hấp thụ tốt dinh dưỡng. Phân NPK còn giúp cải tạo độ pH trong đất. Công thức NPK chuyên dùng cho giai đoạn này là NPK 30-10-10 + TE , loại phân này giúp tăng cường chất dinh dưỡng kích thước rễ phát triển mạnh

bón phân và tưới nước cho cây ăn trái sau thu hoạch

Tưới nước cho cây ăn trái sau thu hoạch

Tưới nước để giữ ẩm cho cây sau khi đã bón phân cho cây, đảm bảo độ ẩm đạt từ 50 – 60%. Bà con chú ý không nên tưới đẫm nước cho cây ngay vì có thể gây thừa nước khiến cho bộ rễ tơ mới phát triển nhanh hơn. Sự phát triển của bộ rễ này sẽ hút dinh dưỡng lên cây, làm cây ra lộc đông, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.

Cắt tỉa cành cho cây và vệ sinh quanh vườn

Tỉa cành tạo tán là việc làm cần thiết để chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch. Cần cắt tỉa các cành già, các cành bị sâu bệnh hay các cành bị che khuất, cành vượt nằm bên trong tán, cành vươn quá ra ngoài để tạo nên sự thông thoáng, mục đích là để kích thích ra chồi mới. Nên cắt cành vào những lúc thời tiết nắng ráo, tránh cắt tỉa cành vào những hôm trời mưa, không khí ẩm ướt để tránh lây lan bệnh từ cây này sang cây khác. Trong quá trình cắt tỉa cành phải cắt sát vào thân, vết cắt phải dứt khoát, gọn và nhẵn. Không cắt cành quá dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Thu gom tiêu hủy những cành cây bị cắt bỏ để tránh dịch bệnh và thông thoáng đất đai.

cắt tỉa cành cho cây và vệ sinh quanh vườn

Với những loại cây có trái tận cùng cành như xoài, chôm chôm, nhãn,…thì cần cắt cuống ở sau chùm quả mới thu hoạch và tiến hành sửa tán. Với các cây ra quả ở nách lá như các loại cây có múi gồm bưởi, cam, quýt,…thì cần cắt hết cành nhỏ, cành sâu bệnh,…để kích thích ra chồi mới. Với cây có quả ở thân như mít, bòn bon, dâu da,…chỉ cần cắt sửa cành trong tán và một ít cành ngoài tán là được.

Công việc tiếp theo là làm sạch cỏ dại ở xung quanh gốc cây. Cắt ngắn cỏ bên ngoài tán để giữ ẩm cho đất và tránh đất bị xói mòn, rửa trôi nếu vườn cây của bạn được trồng trên đòi dốc. Khi đã dọn sạch cỏ, bà con quét vôi vào vết cắt, quét lên gốc cây để loại trừ việc sâu bệnh cư trú, rập hại cây.

Quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây

Sau khi cây phục hồi, nhú ra chồi mới chính là lúc có nhiều sâu bệnh mới xâm nhập tấn công vào vườn. Các loại sâu bệnh như rầy mềm, sâu ăn lá, rệp sáp, đục lá,…thường hại cây vào ban ngày. Một nhóm khác là loại bọ côn trùng bay được lại tấn công cây vào ban đêm có thể vặt trụi lá non nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây

Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên sau khi cây nhú đọt non để có biện pháp phòng trừ hợp lý. Bên cạnh đó còn có một số bệnh ở rễ có nguy cơ bộc phát như bệnh vàng lá, thối rễ do các loại nấm gây ra. Vì thế bà con cần phải theo dõi vườn thường xuyên để khắc phục kịp thời.

Có thể thấy rằng, sau mỗi mùa vụ, các vườn cây ăn quả đã phải hao tổn nhiều sinh lực. Việc chăm sóc cây ăn trái sau thu hoạch đúng kỹ thuật là điều mà bất cứ nhà nông nào cũng luôn trăn trở. Hy vọng với những cách chăm sóc đơn giản, dễ thực hiện trên đây đã giúp cho bà con có thể tự tay chăm sóc vườn trái cây của mình cho mùa bội thu năm tới.