Cây lúa trong quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua nhiều giải đoạn khác nhau. Mỗi một gia đoạn cụ thể yêu cầu cần được chăm sóc trong điều kiện lý tưởng nhất mới đem lại hiệu quả canh tác cao. Qua đó cây lúa phát triển khỏe mạnh, toàn diện và cho năng suất cao như mục tiêu mà người nông dân đề ra. Cùng tìm hiểu về cách trong chăm sóc lúa trổ đòng đúng tiêu chuẩn để canh tác lúa nước đạt năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn.
Chăm sóc cây lúa trong giai đoạn làm đòng
Chăm sóc cây lúa trong giai đoạn làm đòng có nhiều yêu cầu riêng cần được chú ý áp dụng. Lúc này cây lúa có điều kiện để sinh trưởng tốt, từ đó đem lại năng suất cao ở mức tối đa.
Đảm bảo liều lượng nước
Cung cấp nước cho cây lúa là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cân đối ở lượng nước phù hợp trong từng giai đoạn mới tránh sâu bệnh hại, cũng giúp cây lúa có đủ nước để phát triển khỏe mạnh. Trong khi nước là thành phần quan trọng cấu tạo nên chất nguyên sinh, các quá trình trao đổi chất đều cần có sự hỗ trợ của nước. Bởi thế, nó ảnh hưởng nhất định tới cường độ cũng như chiều hướng trao đổi chất của cây lúa.
Đặc biệt, bước vào giai đoạn lúa trổ đòng thì hoạt động trao đổi tổng hợp sẽ diễn ra ở mức mạnh mẽ. Vì thế, việc cung cấp không đủ nước ở giai đoạn này của cây lúa có nguy cơ khiến tình trạng mất mùa có thể xảy ra nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sản lượng lúa thu oạch được. Bởi vậy yêu cầu với cung cấp nước ở giai đoạn làm đòng cần đảm bảo:
- Duy trì mực nước trong ruộng trồng đảm bảo đạt từ 5 – 7cm so với mặt ruộng. Việc cung cấp đủ lượng nước trong giai đoạn này là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo, là điều cần thiết cần chú ý.
- Lượng nước trong ruộng trồng yêu cầu không được vượt qua 7cm bởi lượng nước quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại xuất hiện và tấn công.
Tiêu chuẩn trong bón phân khi lúa trổ đòng
Kiểm soát lượng nước phù hợp, chú ý tới sử dụng phân bón lúa giúp tăng cường lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. Quá trình làm đòng, trổ bông của lúa nước từ đó diễn ra thuận lợi, đem lại tiền đề để thu hoạch năng suất cao.
Vào thời điểm cây lúa đã có đòng dần lộ ra khỏi trồi chính là thời gian lý tưởng để bón phân cho lúa. Việc bón phân quá muộn có thể khiến cây không kịp hấp thụ được dinh dưỡng, từ đó khiến bông nhỏ, ngắn với tỉ lệ hạt lép cao hơn đáng kể. Trong khi đó, bón phân quá sớm sẽ khiến cây không hấp thụ hết dưỡng chất gây lãng phí, đồng thời cũng kéo dài thời gian sinh tưởng, nguy cơ bị sâu bệnh hại từ đó tăng cao.
Khi khoảng 50% diện tích lúa đã có đòng độ dài từ 1 – 20mm thì tiến hành bón phân là thích hợp. Bổ sung kali và đạm cho lúa, theo đúng quy trình chăm sóc cây lúa là thích hợp. Lượng đạm và kali cao trong giai đoạn này giúp cây lúa tăng cường đáng kể quá trình quang hợp, cũng như tổng hợp các chất từ thân để nuôi đòng. Trong khi đó, lượng đạm được cung cấp giúp tăng lượng hoa, tăng lượng bông. Cụ thể là:
- Với giống lúa thuần: Bón Big One lúa F2 hoặc Seven lúa F2 với lượng 15 kg/1000m2/lần.
- Với giống lúa lai: Bón Big One lúa F2 hoặc Seven lúa F2 với lượng 20 kg/1000m2/lần.
Quá trình bón thúc vào giai đoạn cây làm đòng khi được thực hiện xong cần chú ý tới việc kiểm tra ruộng cấy thường xuyên. Từ đó giúp việc đánh giá, xác định tình trạng cây lúa thiếu dinh dưỡng kịp thời để bổ sung phân bón nếu cần thiết. Yêu cầu nếu cần bón phân bổ sung cần cách lần bón thúc đầu khoảng 2 tuần là hợp lý.
Một nguyên tác trong bón phân giai đoạn lúa trổ đòng là đảm bảo ở ruộng xanh giảm đạm và tăng kali, trong khi đó bón phân ở ruộng vàng cần bổ sung thêm lượng đạm.
Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại
Cây lúa ở giai đoạn làm đòng thường đối mặt với một số loại sâu bệnh hại chủ yếu như bọ rầu, sâu đục thân, hay khô vằn, bệnh đạo ôn,… Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao, sương mù dày đặc và có cường độ ánh sáng quá ít thì bệnh đạo ôn có khả năng xuất hiện mạnh mẽ. Vì vậy, khi canh tác cây lúa đòi hỏi bà con nông dân cần chú ý tới việc phòng tránh, xử lý loại sâu bệnh hại này.
Ưu tiên tới việc kiểm tra ruộng trồng thường xuyên, từ đó giúp chúng ta nắm bắt được tình hình của ruộng lúa. Việc phát hiện sâu bệnh hại tấn công cây lúa sẽ nhanh chóng, kịp thời. Nhờ đó, việc có phương án xử lý thích hợp, giải quyết nhanh chóng vấn đề mà ruộng trồng gặp phải được thực hiện tốt.
Khi phát hiện ra giai đoạn lúa trổ đòng xuất hiện sâu bệnh hại cần xác định bệnh tình, từ đó có phương án xử lý thích hợp. Tới cơ sở cung cấp thuốc bảo vệ thực vật uy tín để được tư vấn, sử dụng loại thuốc đặc trị thích hợp. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách để xử lý sâu bệnh hại trên cây lúa được thực hiện tốt.
Chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông
Đối với cây lúa thì từ giai đoạn trổ bông chính là thời kỳ hết sức quan trọng, có quyết định lớn tới năng suất khi thu hoạch của cây lúa. Bởi vậy, việc chăm sóc cây lúa cần đặc biệt chú ý cẩn trọng, đúng kỹ thuật. Nhờ đó cây trồng sẽ cải thiện được quá trình tạo hạt, tạo hạt chắc với trọng lượng cao.
Trước đây việc bón thêm phân cho cây lúa sau khi thụ phấn cho tới khi lúa chín là giải pháp được người nông dân áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp này thực tế không mang tới những hiệu quả thực sự lý tưởng. Vì vậy, kỹ thuật chăm sóc cây lúa khi làm đòng đang có những thay đổi, những diều chỉnh. Nó đảm bảo giúp việc tiết kiệm chi phí, thích hợp với điều kiện thời tiết, cũng năng cao năng suất thu hoạch.
Theo đó, không nên bổ sung thêm phân bón cho cây ở giai đoạn trổ bông. Thay vào đó, tiến hành bón phân khi cây đón đòng, thường khoảng từ 45 – 48 ngày sau khi trồng. Đây là giai đoạn cân đủ cung cấp dưỡng chất cần thiết từ khi lúa trổ đòng cho tới thời điểm trổ bông. Lưu ý không bón phân, cũng không sử dụng thuốc trong quá trình làm đòng để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Trong trường hợp cây lúa bị sâu bệnh hại tấn công mới tiến hành phun thuốc. Vừa tránh lãng phí không cần thiết lại gây ra những ảnh hưởng không cần thiết. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ khi lúa đang làm đòng để có giải pháp xử lý thỏa đáng, thích hợp.
Một số lưu ý chăm sóc trong giai đoạn lúa trổ đòng
Cây lúa khi bắt đầu bước vào giai đoạn đón đòng có đặc điểm là dễ mẫn cảm với những đối tượng dịch hại. Bởi thế, việc chăm sóc đúng cách, bảo vệ toàn diện mới giúp lúa có điều kiện phát triển khỏe mạnh, từ đó tạo tiền để đem lại năng suất cao. Trong đó, muốn có chồi khỏe, đòng to, năng suất tốt cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, những lưu ý như:
- Việc bón phân cần thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm giúp cung cấp đủ dinh dưỡng để cây nuôi đòng, nuôi lá và bộ rễ tốt. Lúc này, việc thúc đẩy cây lúa phát triển, cũng đảm bảo có sức đề kháng tốt, tránh bị tổn thương bởi sâu bệnh hại tấn công hiệu quả.
- Việc bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa cần thực hiện vào đúng thời điểm lúa trổ đòng. Không bón phân quá muộn khi đòng đã hình thành sẽ không thể gia tăng được số hạt, bông và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất.
- Sử dụng loại phân bón thích hợp bởi đây là giai đoạn ảnh hưởng chính tới năng suất lúa của cả một vụ mùa. Bên cạnh đó, cần cân nhắc tới việc bổ sung thêm một số nguyên tố vị lượng để chống đổ ngã, giúp cây lúa có được độ cứng cáp tốt hơn. Từ đó việc cải thiện năng suất, đảm bảo cây lúa khỏe mạnh để thu hoạch thuận lợi.
- Tùy thuộc vào từng loại giống lúa, cũng như thời vụ gieo trồng cần xác định thời gian bón đòng sao cho thích hợp. Cân đối ở thời gian sinh trưởng để việc bón phân cho giai đoạn quan trọng này diễn ra suôn sẻ, đem lại hiệu quả cao.
- Chú ý tới việc thăm đồng thường xuyên để nắm bắt tình hình của ruộng trồng. Thời điểm khi cây lúa có 2 cổ lá trên cùng bằng nhau, đồng thời lá thứ hai từ trong ngọn tính ra xuất hiện tình trạng thắt eo, đồng thời khi xé lá lúa thấy có đòng khoảng 1mm thì đây là lúc việc bón phân cần được thực hiện. Đây sẽ là thời điểm lý tưởng, đem lại công dụng tốt nhất.
Kết luận
Trồng lúa nước được biết tới là loài cây chủ yếu của Việt Nam. Đây là cây lương thực chính đáp ứng cho nhu cầu của người Việt, đồng thời cũng có lượng lúa gạo xuất khẩu lớn ra thị trường các nước khác trên toàn cầu. Canh tác cây lúa trong từng giai đoạn có những kỹ thuật, những lưu ý riêng cần được đảm bảo. Biết về cách chăm sóc lúa trổ đòng đạt chuẩn nâng cao chất lượng cây lúa, giúp bà con nông dân có thêm nguồn thu lớn sau mỗi vụ mùa.