Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Hè Thu cho năng suất cao nhất

kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu

Lúa là một trong những cây trồng quan trọng nhất của nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lúa vụ Hè Thu. Để đạt được năng suất cao nhất, kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Hè Thu đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản để chăm sóc lúa vụ Hè Thu được tổng hợp từ Phân bón Hà Lan, bà con có thể tham khảo để có cách chăm sóc hợp lý và cho ra năng suất cao nhất nhé!

Kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu

Kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu

Chuẩn bị đất trồng lúa vụ Hè Thu

Sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, đất còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh và hóa chất từ mùa vụ trước. Để đảm bảo sinh trưởng lúa vụ Hè Thu được tốt, cần tiến hành vệ sinh và làm đất kỹ. Các bước tiến hành bao gồm:

  • Cắt ngắn rạ và đánh đều, phơi ruộng khoảng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt các mầm sâu bệnh hại. Tro rơm có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên, như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác, có thể cung cấp cho lúa vụ sau.
  • Cày xới đất đúng kỹ thuật để đất ruộng tơi xốp và tro rơm được hòa trộn đều với đất. Sau đó, phơi đất từ 7 đến 10 ngày để sâu bọ trong đất diệt trừ triệt để.
  • Cho nước vào ruộng, băm đất, trang đất kết hợp san bằng đất ruộng và đánh gò thoát nước để thực hiện xuống giống.

Chọn hạt giống và gieo sạ

Chọn hạt giống: Đối với vụ Hè thu bà con không nên sản xuất lúa Jasmine 85, do điều kiện thời tiết không thích hợp cho giống lúa này. Nếu trồng giống này sẽ cho năng suất thấp, chất lượng gạo kém, hiệu quả sản xuất thấp và nhiều rủi ro. Do đó, bà con nên chọn các giống lúa có chất lượng cao, thích hợp trong vụ Hè thu như: OM 5451, OM 4218, OM 6976, OM 4900, OM 7347,…cấp xác nhận để sản xuất.

Chọn hạt giống và gieo sạ

Cách ngâm ủ hạt giống: Do giống vụ Hè thu được sản xuất từ vụ Đông Xuân nên hạt lúa giống vẫn còn ở trạng thái miên trạng. Do đó bà con nên chú ý cách ngâm lúa giống vụ hè thu, nên xử lý giống với dung dịch acid HNO3 68% ở liều lượng 5 – 7cc cho 1 kg lúa giống trong thời gian 24 – 30 giờ ở giai đoạn ngâm giống.

Sau khi đổ lúa vào bồn ngâm bà con cần vớt hết những hạt lúa lép ra để loại bớt mầm bệnh lây lan. Thời gian ngâm hạt giống từ 30 – 36 giờ, sau đó xả bỏ nước và rửa sạch lại bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ. Sau 30 – 36 giờ ủ hạt là có thể đem gieo sạ tùy theo công cụ gieo sạ.

Mật độ gieo sạ tốt nhất: khoảng 120 – 130 kg/ha. Lưu ý, trước khi ngâm ủ 3 – 5 ngày phải lấy mẫu đại diện cho số lượng giống cần để thử tỷ lệ nảy mầm, lúa mọc mầm trên 80% thì đạt yêu cầu gieo sạ.

Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Hè Thu

Điều tiết mực nước

Để điều tiết mực nước hợp lý và giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, cần tháo bớt nước ở các chân đất đọng nước. Đối với các chân đất cao, cần cho nước vào sao cho mực nước trên ruộng khoảng 2-3 cm để gốc lúa tiếp xúc với ánh sáng, giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe và tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu cho bông to và nhiều hạt.

Tuy nhiên, nếu để ruộng khô nước hoặc nước quá nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh. Khi cây lúa đã đẻ nhánh kín khắp mặt ruộng sau khoảng 30 – 32 ngày gieo hoặc sau 23 – 25 ngày cấy, cần tháo cạn nước để phơi ruộng và hạn chế phát triển các nhánh nhỏ không cho bông. Sau đó, trong 5-7 ngày (khi lúa chuẩn bị làm đòng), có thể cho nước vào để bón phân thúc đòng.

Điều tiết mực nước

Quy trình bón phân cho vụ lúa Hè Thu

Để đạt được năng suất cao nhất, việc bón phân và chăm sóc lúa vụ Hè Thu rất quan trọng.

  • Đầu tiên, giai đoạn bón lót cho cây lúa cần được thực hiện đúng cách. Sau đó, trong giai đoạn bón sau sạ cho lúa từ 7-10 ngày, nên sử dụng phân bón NPK Hà Lan để đảm bảo rằng cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Giai đoạn bón thúc đẻ nhánh cũng rất quan trọng. Lúa cần nhiều đạm và lân, do đó nên dùng phân bón NPK Seven Lúa F1 hoặc NPK BigOne Lúa F1 với lượng từ 10-15 kg/1000m2/lần.
  • Trong giai đoạn bón đống, có thể sử dụng phân NPK Seven Lúa F2, NPK Mega Lúa 2 hoặc NPK BigOne Lúa F2 với lượng bón từ 15-20 kg/1000m2/ lần để đáp ứng nhu cầu cao về lượng đạm và kali cho lúa trong giai đoạn này.

Phòng trừ sâu bệnh

Việc phòng trừ sâu bệnh là rất quan trọng trong chăm sóc lúa vụ Hè Thu. Bà con nông dân cần thường xuyên tiến hành kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh gây hại, như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu và bệnh khô vằn. Để phòng trừ tốt các loại sâu bệnh này, bà con nông dân cần chuẩn bị phương pháp phòng chống các loại sâu bệnh thông qua khuyến cáo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành thị để biết mà phòng trừ kịp thời.

Phòng trừ sâu bệnh

Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nông dân nên thường xuyên đi thăm đồng, kiểm tra ruộng để chủ động phát hiện sâu bệnh và phòng trừ ngay, phòng trừ càng sớm càng tốt. Tất cả các loại thuốc trước khi phun nên được thực hiện theo hướng dẫn có ghi ở ngoài bao bì để hạn chế thấp nhất sai xót. 

Những lưu ý phát sinh khi canh tác lúa vụ Hè Thu

Việc chăm sóc lúa vụ Hè Thu và phòng trừ sâu bệnh đúng cách là rất quan trọng để đạt được năng suất cao nhất cho lúa. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần lưu ý các phát sinh trong quá trình canh tác để đảm bảo sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất như:

  • Với đất phèn, bà con cần dự trữ nước ngọt và nước mưa trong ruộng liên tục từ 15 – 20 ngày. Sau đó, xả nước và bón vôi trước khi xuống giống để tránh phèn làm chết lúa giống.
  • Ngoài ra, bón khoảng 500 đến 1000kg vôi mỗi hecta trong đầu vụ sẽ giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa phân bón, giúp lúa có sức đề kháng tốt hơn để chống lại sâu bệnh hại, hạn mặn, và đổ ngã.
  • Sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng sẽ giúp rễ phát triển mạnh mẽ hơn, dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và hút nước để nuôi cây.

Những lưu ý phát sinh khi canh tác lúa vụ Hè Thu

Tóm lại, việc chăm sóc lúa vụ Hè Thu cho năng suất cao nhất đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Việc này sẽ giúp đảm bảo cho năng suất của cây trồng và giúp nông dân đạt được lợi nhuận cao nhất. Bằng cách áp dụng những kỹ thuật cơ bản bà con sẽ có được một vụ mùa thành công và phát triển kinh tế khu vực.