Chăm sóc sầu riêng nuôi trái bao gồm những công việc liên quan đến cấp nước, cấp dưỡng chất, tỉa quả và phòng trừ sâu bệnh hại. Hoàn thiện được toàn bộ những công việc này thì trái sầu riêng khi thu hoạch mới được quả to, múi ngon và năng suất của cây lớn. Dưới đây, Nhà máy Phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn chi tiết các hoạt động cần làm khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái.
Cấu tạo hoa sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái
Hoa sầu riêng thường nở rộ ở thời điểm ban đêm, từ 18h đến 22h. Khi hoa nở hoàn toàn để lộ 5 đài hoa gắn liền với 5 cánh có màu tương đối giống màu thịt quả. Hoa sầu là giống lưỡng tính, nhị và nhụy trên cùng một bông nhưng không chín đồng thời.
Lí do vì sao cần thụ phấn bổ sung cho sầu riêng?
Trong chăm sóc sầu riêng nuôi trái, đầu tiên, cần thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây sầu bởi vì:
- Nhị đực và nhụy cái trong hoa không nở cùng lúc. Điều này khiến tỷ lệ tự thụ phấn trên cây giảm xuống.
- Làm tăng khả năng đậu quả cho cây, giúp cây nhiều quả, mẫu quả đẹp, chất lượng cơm thơm ngon và năng suất cao.
Cách thức thụ phấn chéo sầu riêng
Thụ phấn chéo là quá trình đưa hạt phấn đã chín của hoa này rơi vào đầu nhụy hoa kia. Những cách thụ phấn chéo trên sầu là nhờ gió, nhờ côn trùng và thụ phấn bổ sung.
Thụ phấn tự nhiên nhờ gió
Phương pháp này phụ thuộc vào yếu tố gió tự nhiên. Do đó, tỷ lệ đậu quả thấp, quả thường không đều, méo mó và giá trị của sầu giảm.
Thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa sầu riêng có hương thơm mạnh mẽ nên thu hút được nhiều côn trùng như ong, bướm… Đặc biệt là bướm đêm, dơi nhỏ đóng vai trò quan trọng để hoạt động thụ phấn được hiệu quả trong quá trình chăm sóc sầu riêng nuôi trái.
Thụ phấn bổ sung
Con người cần thực hiện thụ phẩn bổ sung cho cây để tăng tỷ lệ đậu quả. Dụng cụ sử dụng là chổi mềm sợi mảnh như chổi nilon, chổi bông cỏ. Cách thực hiện thụ phấn bổ sung gồm:
- Nhị hoa bung phấn trong khoảng thời gian 18 – 22 giờ.
- Bạn dùng chổi mềm quét đều quanh chum hoa để phấn dinh trên chổi.
- Tiếp đó, bạn lăn đều hạt phấn quanh chùm hoa để phấn dính lên nhụy. Bạn phải làm nhẹ nhàng, tránh gây hại cho bông.
Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Trong giai đoạn cây nuôi trái, nước tưới, phân bón và tỉa quả là những hoạt động bạn cần quan tâm hàng đầu. Dưới đây là cách thực hiện để chất lượng quả thu được tốt nhất.
Cung cấp nước cho cây
Nước tưới có vai trò cực kỳ quan trọng khi chăm sóc sầu riêng nuôi trái. Bạn cần tưới xòe đều từ phần tán cây tưới vào đến gốc cho tới khi nước chảy tràn trên mặt đất. Lưới tưới tiếp theo khi bạn nhận thấy mặt đất đã khô hoặc khoảng 2 – 5 ngày tùy theo từng loại đất. Trong một lần tưới bạn không nên tưới quá nhiều vì dễ gây sốc nước.
Sử dụng phân bón để dưỡng quả
Khi bón phân, bạn kết hợp hai phương pháp là bón qua gốc và phun qua lá. Liều lượng và tần suất bón cho cây được hướng dẫn như sau:
Bón gốc
Trong quá trình chăm sóc sầu riêng nuôi trái, bón gốc với các loại phân bón npk chuyên dụng sẽ được chia thành 3 đợt:
Đợt 1 là khi quả được 60 ngày tuổi và thường to bằng quả trứng gà. Loại phân bón sử dụng là NPK 15-15-15 YARA. Liều lượng bón một lần là 0.5kg/cây và chia thành hai lần bón nhỏ. Cách bón lần 1 là rắc quanh tán cây khoảng 200 – 300g/cây. Nếu đất không đủ ẩm thì bạn phải tưới nước để phân tan vào đất cho rễ hấp thụ. Sau 10 – 15 ngày bạn bón tiếp lần 2 với lượng phân bón còn lại.
Đợt 2 bón khi cây đậu trái được khoảng 80 – 85 ngày. Loại phân bón sử dụng là NPK 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE. Cách bón cho cây là sử dụng 0.15 – 0.25kg/ cây và rắc quanh tán. Lần bón tiếp theo sẽ cách lần trước khoảng 10 – 15 ngày với liều lượng và cách bón tương tự.
Đợt 3 sử dụng phân K2SO4 loại kali trắng chuyên dùng cho sầu riêng Con cò Pháp. Lượng phân và thời điểm bón được chia thành 2 lần như sau:
- Lần 1: là khi quả được 105 ngày, bạn rắc quanh tán 0.3kg/ cây.
- Lần 2: bón sau lần 1 khoảng 7 ngày với liều lượng 0.3 – 0.5kg/ cây tùy theo lượng quả trên cây.
Phun qua lá
Phun qua lá là một trong những phương pháp cung cấp dinh dưỡng khi chăm sóc sầu riêng nuôi trái. Thời gian thực hiện là từ giai đoạn nuôi hoa cho tới khi quả được 60 ngày tuổi. Tần suất phun là 7 – 15 ngày/ lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dưỡng chất cho quả non.
Trong thời kỳ này, nếu cây có hiện tượng ra đọt non thì phun loại phân bón MKP 10g/lít nước hoặc KNO3 200-300g/bình 16 lít. Tần suất phụ là 3 ngày/ lần hoặc có thể phụ luân phiên hai loại phân này. Tác dụng của chúng là hạn chế đọt và lá non phát triển.
Trong lần phun qua lá cuối, bạn cần phối hợp với thuốc Agri – Fos 400 để chống lại các bệnh như thối quả, xì mủ thân.
Cách tỉa và thời điểm tỉa quả
Một chùm hoa khi thụ phấn chỉ có khoảng 10 hoa. Những hoa này hầu như đều tạo thành quả nên phải tỉa bớt để đảm bảo chất lượng. Cách tỉa quá đúng trong quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái trải qua 3 đợt là:
- Đợt 1: tỉa khi quả đã được 3 – 4 tuần sau khi hoa nở. Lúc này, bạn tỉa những quả có phần cuống nhỏ, chen chúc trong chùm, quả méo hay bị sâu bệnh. Mỗi chùm bạn chỉ để lại từ 6 – 8 quả.
- Đợt 2 tỉa khi quả đã được 8 tuần sau khi hoa nở. Bạn tỉa những quả có hình dạng cong vẹo, dị dạng. Mỗi chùm chỉ để lại từ 3 – 4 quả.
- Đợt 3 tỉa khi quả đã được 10 tuần kể từ khi hoa nở. Bạn tỉa đi những quả có hình dạng không phải đặc trưng của giống. Số lượng quả lúc này chỉ từ 2 – 3 quả/ chùm.
Sau khi tỉa quả, cây sẽ có từ 70 – 120 quả/ cây. Trong trường hợp cây đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng, bạn tỉa bớt một số quả còi cọc để cây đủ dinh dưỡng nuôi các quả chất lượng tốt.
Cách phòng trừ sâu bệnh hại theo từng giai đoạn
Khi chăm sóc sầu riêng nuôi trái, bạn cần có những biện pháp phòng sâu bệnh hại như:
- Giai đoạn sau xả nhị từ 7-10 ngày: phun siêu đậu quả sầu riêng, Forcrop-B và Zeromix.
- Giai đoạn quả được 15 – 20 ngày sau khi đậu quả hay khi to bằng ngón tay, bạn phun xịt chống rụng trái và chống nhện đỏ bằng Vinco 79 Zeromix và Vitrobin.
- Khi trái nặng 0.7-1kg: dưỡng trái bằng cách bón phân 0 5 – 1kg yara 15-15-15 và Biger.
- Giai đoạn trái khoảng 2kg: bón gốc với 1kg yara 12-11-18/ gốc và Vino 79.
- Giai đoạn dàn trái: phun xịt 21-21-21/Forcrop 17-7-6, Vitrobin và Classico. Sau 7-10 ngày bạn xịt lại lần 2.
- Giai đoạn lên cơm: bón Bayern và phân hữu cơ chuyên dụng từ 5 -10kg/ gốc và phân bón vi lượng Zeromix, siêu kẽm và Biger để quả lớn và bảo vệ quả khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Quả được khoảng 80- 85 ngày tuổi: bón phân gốc BM (40% K2O, 6% MgO, 4 % S) 2 lần đến khi thu hoạch, mỗi lần 1kg. Bạn nên kết hợp phun xịt phân bón lá Biger, Zeromix kết hợp Foscrop K và Vitrobin để cơm sầu dày và chống thối trái.
Một số biện pháp chống sượng cơm sầu riêng
Giai đoạn quả chuyển từ non sang già cần rất nhiều tinh bột. Do vậy, cây cần tích lũy nhiều vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… để thúc đẩy quang hợp. Từ đó, cơm trong quả sẽ không bị sượng. Đồng thời, bạn còn phải cung cấp cả kali trắng để quá trình chuyển hóa tinh bột được diễn ra thuận lợi.
Mưa nhiều làm cây thừa nước và ảnh hưởng đến quá trình chín của quả. Điều này sẽ dẫn đến cơm sầu bị sượng. Do vậy, trong mùa mưa, bạn phải đảm bảo việc thoát nước tốt.
Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn nuôi quả
Trồng cây thì không thể tránh khỏi được sâu bệnh. Việc cây có sống sót và phục hồi được không phụ thuộc bạn cần phòng trừ như thế nào. được không phụ thuộc vào chăm sóc sầu riêng nuôi trái
Nhện đỏ
Nhện đỏ thường gây hại mạnh trên cây vào mùa khô và tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Những vết chích đầu của nhện là những đóm nhỏ màu trắng. Khi chích càng nhiều thì sẽ hình thành lên khoang trên lá. Bệnh làm cây giảm khả năng quang hợp, lá vàng và rụng.
Để phòng trừ côn trùng nhện đỏ, bạn có thể sử dụng thuốc:
- Kumulus 80DF, Sulox 80WP liều lượng pha 10-15g/16 lít nước
- Pegasus 500SC cách pha là 7-10ml/8 lít nước.
- Ortus 5SC với lượng pha là 10-15ml/8-10 lít nước
Rầy tẩy trắng
Để phòng bệnh rầy tẩy trắng, bạn phụ thuốc định kỳ ở mỗi đợt rầy mới hình thành. Nếu chúng đã phát triển trên cây, đặc biệt là chồi thì bạn xử lý thuốc hai lần liên tiếp. Mỗi lần cách nhau từ 5 – 7 ngày như sau:
- Thuốc sử dụng là Confidor 100SL pha 5-7ml/8 lít nước hoặc Bassa 50EC 20-25ml/8-10 lít nước
- Bạn có thể phun kết hợp phân bón lá để bộ lá cây phát triển tốt hơn.
Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytophthora
Khi chăm sóc sầu riêng nuôi trái, bệnh xì mủ thân, thối quả do nấm Phytophthora mang đến nhiều rắc rối nhất. Để phòng bệnh, bạn tiêm trực tiếp vào thân cây từ 2 – 3 mũi/ cây. Số lần tiêm là 4 đợt ở các giai đoạn là:
- Sau thu hoạch
- Cây chuẩn bị làm hoa
- Quả bằng quả cam tức 69 ngày sau khi xả nhụy
- Khi quả nặng từ 1.5 – 2kg, tức 100 ngày sau khi xả nhụy.
Để điều trị bệnh, bạn vệ sinh vùng vị thối rồi quét thuốc Agri – Fos 400 nguyên chất hoặc Aliette 800wp + Ridomil gold 68WP lên vết bệnh. Bạn thực hiện 3 lần và mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Thu hoạch trái
Dựa vào sổ nhật ký về thời gian xả nhị mà bạn sẽ thu hoạch phù hợp như:
- 125 – 135 ngày nếu là sầu riêng Monthong
- 105 – 115 ngày nếu là sầu riêng Ri6
- Bạn nên thu hoạch trước khi sầu chín từ 5-7 ngày. Bạn nên tránh trường hợp để sầu tự rụng vì sẽ ảnh hưởng năng suất, chất lượng quả. Đồng thời, sức sống của cây cũng ảnh hưởng.
Phân bón Hà Lan đã chia sẻ đến bạn cách chăm sóc sầu riêng nuôi trái đến từ nhà vườn nhiều kinh nghiệm. Đây sẽ là những bí quyết thực tế hay để bạn nuôi dưỡng vườn sầu nhà mình hiệu quả hơn. Nếu bạn có câu hỏi hay cần hỗ trợ khi mua các loại phân bón chuyên dụng khi trồng sầu riêng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.