Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Ra Hoa Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao

Cách chăm sóc hoa sầu riêng giai đoạn ra hoa

Trong quá trình nuôi dưỡng sầu, giai đoạn chăm sóc sầu riêng ra hoa đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ở thời điểm này, bạn phải thực hiện điều tiết nước, xiết nước, bón phân, tỉa hoa, phòng sâu bệnh cực kỳ tỉ mỉ. Trong nội dung dưới đây, Công ty Phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc sầu riêng trước và trong khi ra hoa đúng cách.

Lý do vì sao phải chăm sóc cây sầu riêng trước khi ra hoa?

Vì sao nên chăm sóc sầu riêng trước khi ra hoa
Chăm sóc sầu riêng trước khi ra hoa là công việc rất quan trọng

Chăm sóc sầu riêng trước khi ra hoa là công việc không thể bỏ qua. Lý do bạn cần thực hiện những công việc này bao gồm:

  • Mang đến môi trường thuận lợi nhất về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm để cây bật mầm hoa.
  • Dọn dẹp sạch sẽ các cành không có khả năng cho quả đẹp, cành khô bệnh. Việc làm vừa đảm bảo năng suất quả tốt, vừa tập trung được dinh dưỡng nuôi cây, nuôi hoa và quả.
  • Diệt trừ sâu bệnh, mầm bệnh hại có nguy cơ tấn công và lây lan.
  • Cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để nụ hoa và hoa phát triển tốt, đồng đều, thúc đẩy quá trình thụ phấn thuận lợi.
  • Nâng cao năng suất cây và giá trị của trái khi đến kỳ thu hoạch.

Vệ sinh khu vực vườn sầu riêng trong thời kỳ cây bắt đầu ra hoa

Vệ sinh khu vực trồng sàu riêng giai đoạn ra hoa
Việc dọn dẹp vườn sầu riêng gọn gàng đảm bảo đất trồng cây thoáng khí, nhanh khô để kích thích ra hoa

Khi chăm sóc sầu riêng ra hoa, bạn cần dọn dẹp toàn bộ rác thải, cỏ dại, rơm rạ, gạch ngói… ở trong và xung quanh khu vực trồng sầu. Đặc biệt, cỏ cần dẫy bỏ tận gốc để chúng không thể phát triển tiếp và tranh dinh dưỡng của cây. Việc dọn dẹp gọn gàng đảm bảo đất trồng cây thoáng khí, nhanh khô để kích thích ra hoa. Đồng thời, vườn cây quang đãng sẽ hạn chế được các loài côn trùng, rệp nhỏ trú ẩn.

Các chất dinh dưỡng nuôi cây sầu riêng giai đoạn ra hoa

Chất dinh dưỡng nuôi hoa sầu riêng
Chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây sầu riêng giai đoạn ra hoa

Chăm sóc sầu riêng đang ra hoa thì không thể thiếu được các chất dinh dưỡng. Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu để cung cấp dưỡng chất nuôi hoa, nuôi cây. Đồng thời, có đầy đủ dinh dưỡng, cây mới khỏe mạnh và chống lại được mầm bệnh cũng như sâu hại.

Chúng tôi cũng khuyến khích bán ử dụng thêm các chất dinh dưỡng hữu cơ hay vi sinh. Các sản phẩm này có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn với cây và đất. Đồng thời, rễ cây cũng hấp thụ các chất dễ dàng.

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

Chăm sóc sầu riêng ra hoa bao gồm các công việc liên quan đến điều chỉnh lượng nước, độ ẩm cho cây và cung cấp dinh dưỡng thông qua các loại phân bón NPK. Dưới đây là những hướng dẫn của nhà vườn dành cho bạn.

Điều tiết nước tạo khô hạn để hoa ra đều, tập trung

Tưới nước cho sầu riêng giai đoạn ra hoa
Kiểm soát nước để hoa ra đều và hàng loạt

Vào tháng 12 đến tháng 1 hàng năm chính là thời kỳ cây sầu riêng thực hiện phân hóa mầm hoa hay còn được gọi là ra mắt cua. Nếu đất có hiện tượng khô, lá cây có biểu hiện héo mà mầm hoa chưa ra thì thực hiện tưới nước một lần. Bạn tưới nhẹ cho đủ độ ẩm, lượng nước tưới sẽ bằng khoảng ⅓ so với lúc tưới bình thường. Sau khi tưới, bạn tiếp tục thực hiện xiết nước tạo khô hạn cho vườn cây, chờ cây ra hoa đều và tập trung thì bạn chọn đợt hoa đó. 

Lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc sầu riêng ra hoa, trong trường hợp bạn nhận thấy ở thời điểm 12 giờ trưa mà cây vẫn phát triển bình thường thì có khả năng cây đã dư nước. Việc cần làm lúc này là dọn sạch toàn bộ cỏ, rơm rạ ở trong vườn và xung quanh. Việc này tạo độ thông thoáng cho vườn, giúp đất nhanh khô và cây cảm ứng ra hoa.

Xiết nước 

Trong thời kỳ này, cây đòi hỏi phải có thời gian khô hạn tức nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Yêu cầu về thời gian khô hạn phải kéo dài ít nhất là từ 10 – 14 ngày. Nếu thời gian khô hạn quá ngắn thì cây dễ gặp trường hợp ra hoa ít hoặc hoa ra rải rác dẫn đến khó chăm sóc quả.

Phun NPK tạo mầm

Phân bón lá cho hoa sầu riêng
Phun phân bón lá NKP tạo mầm

Trong quá trình xiết nước khi chăm sóc sầu riêng ra hoa, bạn cần thực hiện đồng thời phụ NPK. Dưỡng chất này có tác dụng là kích thích cây ra nhiều bông và đồng loạt. NPK 10-60-10 là loại tối ưu nhất được sử dụng. Liều lượng sử dụng là gấp đôi so với hướng dẫn trên bao bì. 

Bạn thực hiện xịt vào vùng mang trái vào thời điểm sáng sớm, trước 9 giờ sáng và chiều mát, từ 15 giờ chiều trở ra. Hai lần xịt sẽ cách nhau khoảng 7 ngày. Khi thực hiện đúng như hướng dẫn, mầm hoa chắc chắn sẽ mọc ra nhiều hàng loạt. Trong trường hợp mầm hoa xuất hiện khi trời mưa, bạn phải phun thuốc phòng bệnh khô mầm hoa như Topsin M 70WP, Antracol 70WP hoặc Agri – Fos 400.

 Tưới nước nuôi hoa

Tưới nước cho hoa sầu riêng phát triển
Tưới nước cho cây sầu riêng để hoa phát triển

Chăm sóc sầu riêng lúc ra hoa thì không thể thiếu việc cung cấp nguồn nước. Một số điều cần chú ý khi tưới như sau:

Thời điểm tưới

Thời điểm tưới nước trong quá trình chăm sóc sầu riêng lúc ra hoa: khi mầm hoa dài khoảng 3 – 4 cm tại các vị trí để quả thì bạn bắt đầu tưới nước lại. Bạn không nền tưới sớm vì sẽ khiến hoa ở đầu cành phát triển mạnh hơn, còn mầm hoa cuối cành lại không phát triển đều. Đồng thời, việc tưới sớm còn kích thích lá phát triển khiến dinh dưỡng cho hoa bị phân tán.

Cách tưới

Cách tưới nước trong chăm sóc sầu riêng ra hoa: bạn tưới xòe đều từ ngoài tán vào bên trong đến khi nước chảy tràn trên mặt đất. Thực hiện tưới với tần suất 2 – 5 ngày/ lần tùy theo loại đất. Khi cách ngày hoa nở khoảng 1 tuần, bạn giảm ⅔ lượng nước tới ở mỗi lần tưới. 

Phun phân bón qua lá

Ở giai đoạn này, cây cần nhất nhiều nguyên tố trung lượngvi lượng. Dưỡng chất dùng để hình thành hạt phấn, tạo sức sống tốt cho hạt và tạo độ dai vững chắc cho cuống hoa. Trong giai đoạn này, nhà vườn khuyến cáo sử dụng phân bón lá thay vì phân bón gốc. Mục đích là để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, giảm tình trạng ra lá non ở các chùm hoa .

Thời điểm phun: khi nụ hoa đã được hình thành rõ rệt. Bạn sử dụng phân bón lá chuyên dùng là NPK 20-20-20+ TE và Botrac.

Cách phun: Bạn phụ định kỳ 7-10 ngày/ lần cho tới khi quả sầu riêng được 60 ngày tuổi.

Để hạt phấn hoa có chất lượng tốt nhất và quá trình thụ phấn thuận lợi, bạn nên sử dụng các loại phân bón chuyên dụng ở trên. Phân bón Hà Lan là nhà phân phối NPK 20-20-20+ TE, Botrac và phân chuyên dụng cho sầu riêng trên toàn quốc. Hãy truy cập ngay gian hàng của chúng tôi để mua được phân bón chuẩn nhất cho cây trồng.

Phương pháp tỉa hoa sầu riêng khi ra bông

Tỉa hoa sầu riêng
Tỉa chùm hoa và hoa trong chùm

Tỉa hoa là công đoạn chăm sóc sầu riêng ra hoa vô cùng quan trọng. Việc loại bỏ bớt những mầm mọc ở vị trí không cần thiết sẽ tập trung được dinh dưỡng nuôi hoa chính.

Tỉa chùm hoa

Loại bỏ chùm hoa được thực hiện ở cả cành cấp 1 và cành cấp hai. Thời điểm tỉa là khi chùm dài từ 3 – 5cm. Vị trí tỉa hoa ở các cành này tương đối khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn tỉa chùm hoa sầu đúng cách.

Đối với cành cấp 1:

Vị trí để chùm hoa đầu tiên sẽ cách thân từ 0.5 – 1.8m tùy theo tuổi của cây. Cây càng cao tuổi, cành càng dưới thấp thì vị trí để hoa càng xa thân. Các chùm hoa sau sẽ cách chùm đầu từ 20 – 25cm. Các chùm ở giữa các khoảng cách sẽ bỏ.

Đối với cành cấp 2

Ở cành cấp hai, bạn giữ lại chùm ở vị trí cành to và khỏe, ở các nách cành cấp 2. Bạn không để hoa ở đầu cành vì dễ bị gió giật và khó thu hoạch. Bạn chọn để lại những chùm có hoa hướng xuống đồng đều, không hướng ngang hay ngược lên trên. 

Khi chăm sóc sầu riêng ra hoa, đối với cành cấp 1 và cấp hai, số lượng chùm hoa để trong khoảng 4 – 10 chùm/ cành. Bạn phải tuân thủ khoảng cách giữa các chùm để đảm bảo tỷ lệ đậu phấn.

Tỉa bớt hoa trong một chùm

Tỉa hoa sầu riêng
Loại bỏ bớt hoa trong một chùm

Thời điểm tỉa lá khi hoa đã dài được khoảng 8 – 10cm. Cách thực hiện là ưu tiên giữ lại hoa có nụ ra cùng một đợt và hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Còn lại, bạn sẽ cắt bỏ hết và để không quá 10 bông/ chùm.

Phân biệt các đợt hoa xả nhị

Khi chăm sóc sầu riêng đang ra hoa, bạn phải phân biệt được đợt hoa xả nhị để có biện pháp chăm sóc phù hợp và thu hoạch đúng thời điểm. Bạn có thể phân biệt các đợt theo hai cách:

  • Đánh số thứ tự cho cây và ghi lại ngày xả nhị nếu bạn để 1 đợt hoa/ cây.
  • Đánh dấu sơn màu khác nhau cho từng lứa hoa xả nhị khác nhau trên cây nếu bạn để 2 đợt hoa/ cây.

>>> Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để sầu riêng không bị sượng múi

Một số lưu ý phòng trừ sâu bệnh khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa

Quá trình chăm sóc sầu riêng ra hoa cần chú ý đến sâu bệnh trên cây. Nhện đỏ và rầy phấn trắng là những loài côn trùng thường xuyên gây tác động xấu trong giai đoạn này.

Nhện đỏ

Sâu bệnh của hoa sầu riêng
Nhện đỏ xuất hiện ở giai đoạn mùa khô và tập trung nhiều ở mặt dưới lá

Nhện xuất hiện ở giai đoạn mùa khô và tập trung nhiều ở mặt dưới lá, đặc biệt là lá bánh tẻ. Vết chích của chúng màu xám trắng, nhiều vết sẽ tạo thành khoang. Để phòng trừ, bạn có thể sử dụng thuốc Kumulus 80DF, Sulox 80WP, Sule Long 80WP…

Rầy phấn trắng

Rầy phấn trắng thường xuất hiện khi đợt lá mới hình thành. Để phòng trừ, bạn phun 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 – 7 ngày. Loại thuốc được sử dụng là Confidor 100SL, Actara 25WG, Bassa 50EC…

Nhà máy phân bón Hà Lan đã chia sẻ đến bạn cách chăm sóc sầu riêng ra hoa đến từ những nhà vườn nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh chăm sóc ở giai đoạn ra hoa, bạn cần tìm hiểu những điều cần chú ý khi cây tạo và nuôi quả. Hãy tiếp tục theo dõi website của chúng tôi để cập nhật kinh nghiệm thực tế này nhé!

liên hệ