Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Rau quả leo giàn cung cấp nguồn rau xanh sạch, an toàn và đây còn là biện pháp hiệu quả để bạn cùng các thành viên gia đình giải tỏa căng thẳng sau ngày làm việc mệt mỏi. Dưới đây là những loại cây leo giàn nên trồng và cách chăm sóc.

Những loại cây leo giàn nên trồng tại nhà

Trồng rau củ leo giàn là một trong những lựa chọn để cung cấp chất xơ trong bữa ăn hằng ngày bên cạnh rau xanh. Những loại cây leo giàn được trồng phổ biến hiện nay đó là:

  • Cây leo giàn đứng: Cà chua.
  • Cây leo giàn chéo hoặc giàn nghiêng: Đậu cove, đậu ván, đậu hà lan, dưa chuột…
  • Loại cây leo giàn ngang: Mướp đắng, thiên lý, mướp, bí, su su, bầu…

Loại cây leo giàn đứng và giàn chéo phù hợp với đa dạng khu vực khác nhau. Bạn có thể dễ dàng trồng trên mảnh đất vườn trước nhà, trên sân thượng hay tại ban công nhà. Tuy nhiên, với những cây leo giàn ngang, kích thước của giàn tương đối lớn nên cần một khoảng đất rộng như trong vườn hay trên sân thượng.

Mùa vụ gieo trồng của một số loại cây leo giàn tại nước ta như sau:

Cây leo giàn

Thời gian gieo hạt cho chính vụ

Trồng cà chua

Giữa tháng 9 – Giữa tháng 10

Trồng đậu cove

Tháng 11

Trồng mướp đắng

Tháng 12 – Tháng 3

Trồng cây Thiên Lý

Quanh năm

Trồng bí xanh

Nửa đầu tháng 9

Trồng dưa chuột

Giữa tháng 2 hoặc cuối tháng 9, đầu tháng 10

 

Kinh nghiệm chuẩn bị trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Kinh nghiệm chuẩn bị trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Lựa chọn vị trí trồng cây

Các loại rau ăn quả ở trên có thể ra hoa, đậu quả trong đa dạng điều kiện về ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ánh nắng không được quá gắt và quá dài vì nhiệt độ cao có thể làm thui chột mầm hoa. Do đó, các loài ở trên thường có chính vụ vào mùa thu đông, nơi có ánh sáng vừa đủ cho sự phát triển. Tuy nhiên, các loại rau này sẽ không phát triển tốt khi bi núp dưới bóng lớn của các cây khác.

Với nhu cầu ánh sáng ở trên, ban công, sân thượng và vườn rau trước nhà đều là các vị trí phù hợp để nuôi trồng. Trong đó, ban công phù hợp trồng cây leo giàn chéo, giàn thẳng. Sân thượng và vườn rau sẽ phù hợp để trồng mọi loại cây leo giàn.

Chuẩn bị giống cây

Giống cây là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sản lượng của quả tạo ra. Bạn nên chọn giống tại các cửa hàng chuyên phân phối giống cây uy tín. Đây là nguồn hạt thuần chủng, được sản xuất theo quá trình nuôi dưỡng chuẩn để làm giống. Những hạt giống này có tỷ lệ nảy mầm cao. Cây con tạo ra có sức sống mạnh mẽ, phát triển đồng đều, cho ra quả đẹp, chất lượng.

Nếu bạn muốn tự gây giống thì chỉ nên chọn những quả đẹp của đời F1 để trồng. Những loại giống trôi nổi trên thị trường hay giống được tạo thành từ đời F2, F3… có mức độ thoái hóa cao. Cây con sinh ra thường có sẵn mầm bệnh, sức sống kém, cây ra nhiều lá, leo cao nhưng cho ít quả.

Đất trồng các loại cây leo giàn

Đất trồng phù hợp cho các loại cây này là đất màu tơi xốp trộn cùng phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân vi sinh. Cũng giống như việc trồng bất kỳ loại cây nào khác, đất trồng cây leo giàn trong vườn cần được phơi ải hoặc là đất mới.

Những loại cây này đều dễ bị úng nước, thối rễ nếu bị ngâm trong nước quá lâu. Do đó, việc làm luống để trồng cây là việc làm cần thiết. Tùy vào từng loại cây mà kích thước của luống và khoảng cách từng ô trồng rau khác nhau. Với các loài như dưa chuột, đậu cove, luống chỉ cần có chiều ngang 40 – 50cm, chiều cao 25cm. Mỗi ô trồng cách nhau 40cm.

Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà

Ủ hạt giống và gieo hạt

Trừ thiên lý trồng bằng thân, su su trồng bằng quả, các loại cây leo còn lại đều dùng hạt làm giống. Tỷ lệ nảy mầm của các loại hạt này tương đối cao, hầu như đều đạt trên 95%.

Quy trình ủ hạt giống như sau:

  • Ngâm hạt giống trong nước ấm 30 – 35°C trong 3 – 5 giờ.
  • Ủ hạt trong khăn ẩm khoảng 3 – 5 ngày cho tới khi hạt nảy mầm.
  • Khi hạt đã nảy, bạn gieo trực tiếp hạt vào từng ô trồng rau trên luống. Tùy vào từng loại cây mà mỗi ô thả từ 1 – 3 hạt. Ví dụ, nếu bạn trồng dưa chuột, và chua, mỗi ô 1 hạt là vừa đủ; nếu trồng đậu cove nên thả mỗi ô từ 2 – 3 hạt. Số hạt thừa còn lại sẽ gieo chung vào một vùng đất xốp nhỏ để tiến hành dặm lại khi nếu hạt trong ô trồng không sống.

Bón phân và xới đất

Khi cây cao khoảng 20cm, bạn tiến hành nhặt cỏ và xới đất và bón phân NPK lần đầu tiên. Xới đất ở thời điểm này sẽ giúp đất thêm tơi xốp, rễ cây lấy được nhiều oxi và giúp rễ phát triển rộng hơn. Hoạt động xới đất giúp vun phần đất đã bị tràn ra rãnh lên gốc, giúp phần gốc cây trong đất được dày hơn và có thể lấy được nhiều dinh dưỡng hơn.

Trong lần bón phân đầu tiên này, bạn nên sử dụng các loại phân bón chuyên dùng của các công ty phân bón chất lượng. Mỗi ô trồng cho 1 nắm nhỏ, rắc xung quanh gốc và cách gốc bán kính 5cm. Lưu ý, khi rắc phân vô cơ, bạn không nên rắc quá sát gốc vì phân sẽ hút nước trong cây và làm cây bị sót dẫn đến chết.

Khi cây bắt đầu đậu quả, bạn nên bón hoặc tưới phân vô cơ thêm 1 lần. Khi được thu hoạch, mỗi tuần bạn nên tưới thêm 1 lần để cây có dinh dưỡng nuôi đợt hoa, đợt quả mới.

Làm giàn leo cho cây

Khi cây cao khoảng 35 – 40cm, bạn tiến hành làm giàn leo cho cây. Giàn chéo thường sử dụng thanh tre hoặc cây nứa để làm giàn. Mỗi ô trồng sẽ cắm 1 cây và cắm xiên 2 cây đối xứng thành hình chữ X.

Trên 1 hàng của giàn, các cây cùng bên phải, bên trái nên thẳng hàng nhau. Vị trí giao nhau giữa hai cây đối diện trên luống cũng cần thẳng hàng. Bạn đặt thêm 1 cây nứa lên trên vị trí giao nhau của các cây trong luống, sau đó dùng lạt hoặc rơm buộc các nút giao giữa hai cây lại và buộc một số điểm giao của thanh ngang cùng nút giao chữ X.

Tỉa lá

Kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà cho năng suất cao và ít sâu bọ đó là tỉa lá thường xuyên. Với những loại cây nhiều lá như đậu ván, đậu cove, đậu đũa, dưa chuột, việc tỉa lá còn giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi hoa, nuôi quả. Tỉa lá giúp cây ra nhiều cành con, tăng năng suất và tránh việc lá che mất quả. Việc tỉa lá nên được bắt đầu khi cây bắt đầu đậu quả.

Thụ phấn cho hoa

Khi trồng các loại cây leo tại nhà với số lượng ít, đặc biệt là trồng tại khu vực thành phố, ban công hay sân thượng côn trùng giúp thụ phấn như ong mật thường ít. Lượng hoa không quá nhiều làm mật độ túi phấn trong không khí thấp. Do đó, bạn nên tự thụ phấn cho hoa để có nhiều quả hơn.

Một nhụy hoa có thể dùng cho 1 – 10 bông khác tùy loại cây. Với những loại cây leo biết rõ hoa đực, hoa cái như bầu, bí, dưa chuột, bạn nên lấy 1 hoa đực thụ phấn cho 1 hoa cái.

Phòng sâu bệnh và các yếu tố tác động từ môi trường

Một trong những loài côn trùng phá hoại cây leo giàn ăn quả mạnh mẽ nhất đó là ruồi vàng. Ruồi hay châm quả sau khi đã được thụ phấn làm quả bị cong queo. Chúng còn đẻ trứng vào thân quả. Trứng khi phát triển thành ấu trùng làm quả bị thối rữa, không thể sử dụng.

Một trong những biện pháp an toàn để ngăn chặn loài này là sử dụng lưới chắn côn trùng mắt nhỏ. Lưới không chỉ giúp ngăn chặn côn trùng mà còn chặn cả các tác động xấu từ môi trường như mưa giá, sương giá, mưa axit vào mùa đông.

Bên cạnh dùng lưới, bạn cũng có thể dùng chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hoặc hóa học. Lưu ý, trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày bạn không nên phun để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn tại nhà mang lại hiệu quả cao, cung cấp nguồn rau củ sạch dồi dào. Hy vọng với những kinh nghiệm ở trên, bạn có thể xây dựng lên khu vườn rau nhỏ cho gia đình.