Kỹ Thuật Canh Tác Giống Lúa ST25 Đúng Chuẩn Từ A – Z

Kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 đúng chuẩn

Lúa ST25 là một trong những giống lúa cho hiệu quả thu hoạch cao nhất hiện nay. Với khả năng chống chịu tốt và sinh trưởng dễ dàng trong điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt nên lúa ST25 được nhiều bà con lựa chọn để trồng trọt. Trong bài viết này, Phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn chi tiết cho bà con nông dân kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 đúng chuẩn, giúp gia tăng sản lượng mùa vụ.

Giống lúa ST25 là giống lúa gì?

Giống lúa ST25 hay còn gọi là gạo thơm Sóc Trăng, là kết quả nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua trong suốt 20 năm ròng rã. Kể từ khi ra mắt trên thị trường, giống lúa này đã được mệnh danh là loại gạo thơm ngon nhất thế giới và cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một loại gạo nào có thể vượt qua ST25.

Lúa ST25 có khả năng chịu mặn tốt, kháng đạo ôn và không bị các bệnh bạc lá. Các vùng canh tác lúa của Việt Nam hiện nay đều dành khá nhiều diện tích đồng ruộng để gieo trồng giống lúa này. Bởi ngoài việc đem lại lợi nhuận kinh tế cao thì trong gạo ST25 có chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt, hạt gạo lại mềm – dẻo – thơm nên ăn rất ngon.

Một số đặc tính của giống lúa ST25

Đặc tính của giống lúa ST25
Một số đặc tính nổi bật của giống lúa ST25

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 thì hãy cùng Phân bón Hà Lan khám phá một số đặc điểm nổi bật của giống lúa này nhé:

  • Lúa ST25 là giống lúa đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, thuộc loại lúa cảm ôn và có khả năng kháng sâu bệnh cao.
  • Giống lúa gạo ST25 có thể kháng đạo ôn cấp 2, đặc biệt là gần như lúa ST25 không bị các bệnh bạc lá.
  • ST25 là giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng giống lúa ST25 vụ Xuân sẽ kéo dài từ 105 – từ 115 ngày là đã có thể thu hoạch, còn vụ Mùa là từ 102 – 110 ngày.
  • Giống lúa ST25 có thể thâm canh từ 2 – 3 vụ/năm nhưng vẫn cho chất lượng năng suất ổn định. Bình quân mỗi lần thu hoạch, nhà nông sẽ thu được khoảng 6,5 – 7,0 tấn/ha.
  • Thân lúa cứng cáp, chiều cao trung bình của các cây trưởng thành sẽ từ 105 – 110 cm.
  • Bộ lá ST25 là bộ lá đứng, phần bông to, dài và cho nhiều hạt.
  • Giống lúa gạo ST25 có đặc tính đặc biệt hơn so với các giống lúa khác về khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt.

Kỹ thuật trồng giống lúa ST25 đúng chuẩn

Việc áp dụng đúng kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 mà Phân bón Hàn Lan sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bà con gia tăng năng suất lúa ST25 cũng như nâng cao chất lượng nông sản. Sau đây là hướng dẫn chi tiết:

Chọn giống ST25 chất lượng

Lựa chọn giống ST25 chất lượng
Nên chọn giống lúa ST25 chất lượng để tăng tỉ lệ nảy mầm

Giống lúa tốt, chắc khỏe sẽ giúp tăng từ 5 đến 20% sản lượng. Do đó, để có thể đảm bảo chọn được giống ST25 chất lượng, nhà nông nên lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Chọn nhà phân phối giống lúa ST25 uy tín. Những đơn vị này thường cung cấp hạt giống thuần, đúng giống nên mang đến hiệu quả canh tác cao hơn.
  • Khi mua giống lúa ST25 ở đâu hay từ bất kỳ đơn vị nào thì nhà nông nên chú ý quan sát hạt lúa ST25. Hạt giống đạt chuẩn chất lượng thì lúa sẽ đồng đều về kích cỡ, không lẫn với các giống lúa khác. Hạt lúa ST25 phải có độ sáng mẩy, không bị lem và không có hạt lép, hạt bị dị dạng là tốt nhất.
  • Kiểm tra bên trong hạt giống có chứa côn trùng hay các loại sâu bệnh hay không nhằm tránh nguy cơ mang lại mầm bệnh gây hại trong khi canh tác.

Lựa chọn chân đất

Giống lúa ST25 phù hợp với thổ nhưỡng của đồng bằng Sông Cửu Long và thích hợp canh tác trên đất vàn và vàn cao. Lượng giống gieo lý tưởng cho lúa ST25 là khoảng 1 – 1,2kg/sào (tính sào 360m2).

>>> Xem thêm: Kỹ thuật làm đất trồng lúa đạt hiệu quả

Cách ngâm ủ giống lúa ST25

Ủ giống lúa ST25
Nên ủ lúa ST25 từ 36 – 48 tiếng để hạt được nảy mầm đều

Ngâm ủ giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25, bởi nó quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau này. Đặc trưng của vỏ lúa ST25 dày hơn các giống lúa khác nên cần ủ ngâm từ 36 – 48 tiếng (tương đương 2 ngày 2 đêm). Nếu ngâm giống lúa ST25 tương đương với thời gian của các giống lúa khác thì khả năng nảy mầm sẽ không thể đạt được tỷ lệ 100%.

Nếu canh tác giống lúa ST25 vào điều kiện thời tiết lạnh thì bạn nên ngâm giống qua nước ấm để tăng cao cơ hội nảy mầm. Cộng với quá trình này, nhà nông nên tiến hành bón lót trước gieo sạ để mầm được khỏe và cây sinh trưởng tốt.

Thời vụ gieo cấy ST25

Thời vụ gieo cấy giống lúa ST25 sẽ tùy thuộc vào vụ mùa của từng địa phương. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, nhà nông có thể gieo cấy ST25 theo các vụ như sau:

  • Vụ Xuân gieo mạ từ ngày 25/1- 10/2.
  • Vụ Mùa gieo mạ từ ngày 20/6 – 30/6.

Quan sát khi mạ được 2,5 – 3 lá là có thể mang đi cấy. Trong trường hợp gieo mạ dược thì quan sát lá mạ đạt mức 4,0 – 4,5 lá có thể mang đi cấy.

Mật độ cấy lúa ST25

Giống lúa ST25 có khả năng sinh trưởng tốt, lá cứng, bông dài và cho nhiều hạt nên mật độ lý tưởng nhất để gieo cấy đó là 30 – 35 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm.

Kỹ thuật chăm sóc giống lúa ST25 giúp cây phát triển khỏe mạnh

Sau khi đã hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 thì tiếp theo đây Phân bón Hà Lan sẽ chia sẻ cho bà con cách chăm sóc lúa ST25 cho hạt chắc và năng suất cao, cùng theo dõi ngay nhé!

Kỹ thuật bón phân

Kỹ thuật bón phân cho lúa ST25
Tùy theo từng thời kỳ phát triển mà bà con nên lựa chọn loại phân phù hợp để bón cho lúa ST25

Để cây lúa St25 có khả năng sinh trưởng khỏe và chống chịu sâu bệnh tốt thì kỹ thuật bón phân đóng vai trò quan trọng trong quá trình canh tác. Với giống lúa ST25 nhà nông nên lựa chọn một số loại phân và áp dụng cách bón như sau:

  • Chọn các loại phân bón có Kali cao hơn các giống lúa thường.
  • Hạn chế sử dụng các loại phân đơn mà nên tăng cường bón các loại phân hữu cơ vi sinh và phân bón tổng hợp.
  • Vụ Xuân nên sử dụng lượng phân bón nhiều hơn so với vụ Mùa.

Hàm lượng phân bón phù hợp cho lúa ST25 sẽ tính theo 1 sào bắc bộ 360m2, cụ thể là:

Lượng phân bón vụ Xuân

  • Phân hữu cơ nên bón từ 0,3-0,4 tấn/sào.
  • Đối với phân đạm thì nên bón từ 8-8,5 kg/sào.
  • Dùng phân lân thì nên bón theo tỷ lệ 16-18 kg/sào.
  • Với phân kali nên bón khoảng 6-6,5 kg/sào.

Lượng phân bón vụ Mùa

  • Phân hữu cơ bón cho giống lúa ST25 nên ở mức 0,3-0,4 tấn/sào.
  • Lượng phân đạm phù hợp với 1 sào của SHT 25 là 7-7,5 kg/sào.
  • Dùng phân lân thì nên bón theo tỷ lệ 16-18 kg/sào.
  • Với phân kali chỉ cần bón 6-6,5 kg/sào.

Phòng trừ sâu bệnh cho lúa ST25

Phòng trừ sâu bệnh cho ST25
Khi phát hiện lúa ST25 có dấu hiệu sâu bệnh nên tiến hành phun thuốc để phòng trừ

Phòng ngừa sâu bệnh cũng là một bước cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25. Mặc dù lúa ST25 có khả năng sinh trưởng hoàn hảo, chống đạo ôn tốt, không bị bệnh bạc lá nhưng đừng vì vậy mà bà con chủ quan. Hãy thường xuyên quan sát quá trình cây lúa phát triển để biết cách phòng trừ sâu bệnh hợp lý nhé!

  • Nên dùng thuốc Amistatop 325SC, Tillsuper 300EC để phòng trừ sâu bệnh giúp hạt lúa khi trưởng thành và thu hoạch sẽ chắc mẩy, không có hạt lép.
  • Quan sát thường xuyên các biểu hiện của thân, lá và bông để biết được tình trạng của lúa và chọn loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thích hợp.

>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh đạo ôn trên lúa và cách khắc phục hiệu quả

Thu hoạch lúa ST25

Thu hoạch giống lúa ST25 là bước cuối cùng trong quá trình canh tác lúa. Hiện nay, việc thu hoạch lúa thường được thực hiện bằng máy cắt, nhà nông chỉ cần quan tâm đến việc phơi lúa và bảo quản lý đúng cách là được.

  • Sau khi thu hoạch, không nên phơi lúa ở những nơi có nhiệt độ quá cao, nắng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt gạo.
  • Nên bảo quản lúa ST25 sau khi phơi khô ở những nơi thoáng mát, đóng bao cẩn thận và đặt ở các vị trí cao thay vì để giữa nền lạnh và ẩm.

Một số điều cần lưu ý trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25

Một số điều cần lưu ý khi canh tác giống lúa ST25
Trong quá trình canh tác lúa ST25 bà con nên quan sát và theo dõi cây lúa thường xuyên để kịp thời ứng phó với các loại sâu bệnh

Để canh tác giống lúa ST25 đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hoạch với vụ mùa bội thu, nhà nông nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nguồn gốc giống lúa ST25 là đến từ Sóc Trăng, được kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự nghiên cứu thành công vào năm 2019. Do đó mà việc mua giống lúa từ kỹ sư Hồ Quang Cua sẽ đảm bảo chất lượng tốt, thu hoạch năng suất cao và cho giống lúa gạo ngon nhất trên thế giới.
  • Trong quá trình canh tác, lúa dễ nhiễm vàng sọc vi khuẩn giai đoạn kết thúc đẻ nhánh – làm đòng. Đặc biệt trong quá trình sinh trưởng có thể gặp các bệnh như sâu cuốn lá, đạo ôn. Mặc dù những bệnh này được quan sát và nghiên cứu cho thấy mức gây hại ở dưới mức phòng trừ. Tuy nhiên, bà con cũng nên cảnh giác, theo dõi để đưa ra các kỹ thuật trồng, bón phân và phòng trừ sâu phù hợp.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bà con nông dân. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu với giống lúa ST25 trong mùa gặt năm nay. Nếu bà con có nhu cầu mua phân NPK chuyên dùng cho cây lúa, xin vui lòng liên hệ đến Phân bón Hà Lan để được tư vấn và báo giá nhé!

liên hệ