Với một đất nước nông nghiệp như ở Việt Nam thì cây lúa nước là loại cây được đưa vào canh tác chủ yếu, trên diện tích rộng. Việc canh tác cây lúa ở từng điều kiện đất, nước, khí hậu,… khác nhau có những yêu cầu và đòi hỏi riêng biệt. Với canh tác lúa ở vùng đất bị nhiễm mặn có những kỹ thuật, những yêu cầu riêng cần được tuân thủ. Lúc đó, việc canh tác cây lúa mới diễn ra thuận lợi và đạt năng suất cao.
Lựa chọn giống lúa cho vùng đất nhiễm mặn
Khi canh tác lúa trên vùng đất mặn thì chọn giống lúa thích hợp, đạt tiêu chuẩn vô cùng quan trọng. Hạt giống được xác nhận ở chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp quá trình canh tác cây lúa trên vùng đất nhiễm mặn được thực hiện tốt, mang tới hiệu quả cao.
Yêu cầu hạt giống cần đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mang tới gạo ngon và được thị trường chấp nhận. Đồng thời, giống lúa khi trồng cần đảm bảo có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với từng vùng canh tác và cho năng suất cao.
Hiện nay, với vùng đất nhiễm mặn thì giống lúa nên được cân nhắc lựa chọn tiêu biểu như OM 10636, OM 9577-1, OM 9915, MTL 580, MTL 689, hay OM 9916,…
Yêu cầu đất trồng ở khi canh tác lúa
Yêu cầu với đất trồng cần thực hiện việc xới, trục và san bằng phẳng, loại bỏ ốc bươu và cỏ dại đầy đủ trước khi tiến hành gieo trồng. Bên cạnh đó, quá trình làm đất cần chú ý thực hiện việc làm rãnh thoát nước, tháo phèn. Tiến hành làm rãnh bao ngoài, cùng một số rãnh ở giữa ruộng trồng. Tùy thuộc vào từng địa phương canh tác mà rãnh yêu cầu độ rộng khoảng 20 – 30cm, khoảng cách đảm bảo giữa hai rãnh khoảng 5 – 10cm.
Vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông
- Thực hiện việc vệ sinh ruộng trồng kỹ lưỡng sau khi đã thu hoạch vụ lúa Thu Đông và Hè Thu. Việc làm vệ sinh cần thực hiện trước khi gieo sẹ khoảng 1 – 2 tuần.
- Tiến hành việc bừa, trục và san bằng phẳng mặt ruộng trồng. Đặc biệt, với những khu vực ruộng chân đất thấp, hay đất mềm thì chỉ cần tiến hành xới nhẹ, cũng có thể sạ chay.
- Ở những vùng ruộng luân canh lúa tôm thì yêu cầu sau vụ tôm cần tiến hành vệ sinh mặt ruộng kỹ lưỡng, đầy đủ.
Yêu cầu với vụ Hè Thu
Làm ruộng canh tác vụ Hè Thu cần tiến hành việc xới và phơi đất khoảng 2 – 3 tuần sau khi đã thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Kết hợp với phương pháp nhữ cỏ và trục nhận giúp giảm thiểu được mật độ cỏ dại, cũng như lúa nền hiệu quả.
Kỹ thuật gieo sạ cây lúa tiêu chuẩn
Chuẩn bị hạt giống
Cần xác định chi tiết về sức sống của hạt giống trước khi tiến hành ngâm ủ từ 5 – 7 ngày. Từ đó giúp việc ước lượng lượng hạt giống cần gieo sạ được thực hiện tốt. Thông thường tỉ lệ nảy mầm cần cao ở mức lớn hơn 80%. Việc ngâm ủ hạt giống có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng:
- Miên trạng: hạt giống khi ở giai đoạn miên trạng cần tiến hành biện pháp phá miên trạng thích hợp.
- Làm sạch hạt: Sử dụng nước muối 15% tiến hành ngâm hạt giống trong khoảng 10 phút.
- Loại bỏ hạt lép và tạp chất: ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 30 phút.
- Ủ hạt giống: sau khi ngâm tiến hành rửa sạch lại với nước, để ráo và cho vào ủ trong khoảng 24 giờ cho tới khi hạt giống vừa nhú mầm.
- Xử lý hạt trước khi gieo: sử dụng thuốc chống mầm bệnh, trừ nấm trộn với hạt giống trước khi tiến hành gieo sạ.
Kỹ thuật gieo sạ
Cách cấy
- Lượng giống cây sử dụng khoảng 5 – 7kg/ 1000m2.
- Tiến hành bón phân đầy đủ trong suốt quá trình mạ phát triển.
- Tuổi mạ từ 25 – 30 ngày là thích hợp để nhổ cây. Yêu cầu chọn cây mạ khỏe mạnh, phát triển đều, loại bỏ những cây yếu.
- Kỹ thuật cấy yêu cầu khoảng cách giữa các cây là 15 x 15cm, duy trì số tép từ 1 – 3 tép/ gốc.
Tiến hành sạ lúa
- Đối với sạ lan sử dụng lượng hạt giống là 12 – 15kg/ 1000m2.
- Đối với sạ hàng sửi dụng công cụ kéo tay với lượng giống dùng là 7 – 10kg/ 1000m2/. Yêu cầu đối với khoảng cách hàng cách hàng khi gieo sạ là 20cm.
- Lưu ý rằng lượng hạt giống cho vào trống của công cụ hỗ trợ gieo sạ duy trì khoảng 2/3 thể tích của trống, đồng thời tránh tình trạng làm ướt vị trí bên trong trống để quá trình gieo hạt ra đều.
Tiêu chuẩn chăm sóc cây lúa trên đất mặn
Canh tác lúa ở vùng đất nhiễm mặn có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Trong đó những yêu cầu quan trọng cần được đảm bảo chính là:
Quản lý nước
- Sau 7 – 10 ngày gieo: yêu cầu cần rút cạn nước trước khi sạ, đảm bảo giữ khô phần mặt ruộng tối thiểu khoảng 3 ngày, tới ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó tiếp tục rút cạn nhằm duy trì độ ẩm cần thiết.
- Sau 7 – 45 ngày gieo: hạt giống được gieo sạ sau khoảng 7 – 10 ngày bắt đầu cho nước vào ruộng từ từ, duy trì mực nước khoảng 5 – 7cm. Bên cạnh đó, giai đoạn này cần chú ý thay nước từ 2 – 3 lần và sau mỗi lần thay cần giữ cạn trong khoảng 2 – 3 ngày.
- Sau 45 – 65 ngày gieo: kiểm soát lượng nước trong ruộng ở mức 3 – 5cm là hợp lý.
- Sau 65 – 95 ngày gieo: mực nước cần duy trì trong ruộng trồng ở mức 2 – 3 cm cho tới khi cây lúa đã chín vàng. Tới thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 7 – 10 ngày tiến hành tháo cạn nước trong ruộng trồng.
Phòng trừ cỏ dại
Yêu cầu đầu tiên khi canh tác lúa trên đất nhiễm mặn chính là sử dụng nguồn giống tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Với giống lúa tốt sẽ không có lẫn hạt cỏ, hay lúa cỏ,… ảnh hưởng tới diện tích gieo trồng.
Bên cạnh đó, cần tiến hành áp dụng biện pháp nhử cỏ giúp diệt cỏ, lúa cỏ,… trước khi gieo cấy mùa vụ chính thức. Đồng thời, ruộng trồng phải đảm bảo bằng phẳng, giữ lượng nước đồng đều để tránh cỏ phát triển. Ngoài ra, ở giai đoạn cây lúa phát triển được 50 – 65 ngày cần tiến hành làm cỏ trên ruộng trồng sạch sẽ.
Song song với việc tiến hành các biện pháp kể trên thì cân nhắc với việc luân phiên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ chuyên dụng cần được cân nhắc. Lúc đó việc loại bỏ cỏ trên ruộng trồng được đảm bảo tốt như yêu cầu.
Trừ sâu hại khi canh tác lúa trên đất mặn
Với cây lúa khi trồng thì sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié,… là những loại gây hại chủ yếu. Có biện pháp phòng trừ hiệu quả giúp cây lúa có được điều kiện phát triển tốt.
Sâu cuốn lá nhỏ
- Chú ý tới việc vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, đồng thời cần sạ cấy đồng loạt, duy trì mật độ phù hợp. Kết hợp với việc bón phân hợp lý, không bón thừ đạm, hay bón đạm quá muộn.
- Khi xuất hiện tình trạng cây bị sâu cuốn lá nhỏ vượt qua 20% cần sử dụng thuốc đặc trị để phòng trừ. Tiến hành phun sớm khi sâu còn nhỏ, luân phiên thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc.
Nhện gié
- Đầu vụ yêu cầu cần cày lật gốc rạ, diệt hoàn toàn lúa chét ở giữa các vụ với mục đích giúp hạn chế nguồn nhện có điều kiện lan truyền.
- Với các tép lúa mắc bệnh cần phát hiện thông qua một số triệu chứng dễ xác định. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu chuyên dụng, kết hợp với luân phiên thay đổi thuốc để xử lý nhện gié hiệu quả.
Ngoài ra, một số loại bệnh hại trên cây lúa thường gặp như đạo ôn, đốm vằn, vàng lùn,… cũng cần phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng. Cây lúa trong điều kiện phát triển tốt mới đem tới năng suất cao, chất lượng hạt gạo tốt.
Tiêu chuẩn bón phân khi canh tác lúa trên đất mặn
Bón lót
Đối với từng giai đoạn yêu cầu việc chọn phân bón cần có những yêu cầu riêng. Việc canh tác lúa trên đất ngập mặn việc bón phân cần có những lưu ý, tuân thủ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên diện tích 1000 m2 đất trồng với:
- Bón phân cho diện tích lúa – tôm trước khi gieo khoảng 5 – 7 ngày, bón lót với 15 – 25kg vôi CaCO3, kết hợp với 15 – 20kg phân lân nung chảy.
- Bón phân cho diện tích lúa độc canh sử dụng 15 – 25.kg vôi CaCO3 và 15 – 20kg phân lân nung chảy.
Bón thúc cho cây lúa
Bón thúc khi cây ra rễ
- Với ruộng canh tác lúa – tôm: Bón Big One lúa F1, hoặc Seven lúa F1 với lượng 10 kg/1000m2/lần.
- Với ruộng canh tác độc canh lúa: bón Seven lúa F1 hoặc Big One lúa F1 với lượng 12 – 15 kg/1000m2/lần.
Bón thúc khi lúa đẻ nhánh
- Ruộng canh tác lúa – tôm: Bón Big One lúa F1, hoặc Seven lúa F1 với lượng 10 kg/1000m2/lần.
- Ruộng canh tác độc canh lúa: Bón Seven lúa F1 hoặc Big One lúa F1 với lượng 12 – 15 kg/1000m2/lần.
Bón thúc khi lúa đón đòng
- Diện tích ruộng canh tác lúa – tôm: Bón Big One lúa F2, hoặc Seven lúa F2 với lượng 12 – 15 kg/1000m2/lần.
- Diện tích ruộng canh tác độc canh lúa: Bón Big One lúa F2, hoặc Seven lúa F2 với lượng 15 – 20 kg/1000m2/lần.
Bón thúc khi cây nuôi hạt
- Bón cho ruộng canh tác lúa – tôm với 2 – 3kg ure, hoặc sử dụng KNO3 phun trước và sau khi lúa trỗ bông khoảng 7 ngày với 150g/ bình 8 lít với 4 bình.
- Bón cho ruộng canh tác động canh lúa với 2kg ure, hoặc sử dụng KNO3 phun trước và sau khi trỗ bông khoảng 7 ngày với liều lượng là 150g/ bình 8 lít, sử dụng 4 bình.
Kết luận
Canh tác cây lúa trên diện tích đất bị nhiễm mặn có những lưu ý, những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đòi hỏi người nông dân phải áp dụng. Lúc đó, việc canh tác thuận lợi, cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao đều được đáp ứng tốt. Qua đó, việc canh tác lúa ở vùng đất bị nhiễm mặn diễn ra thuận lợi, có được hiệu quả cao và đem lại lợi ích kinh tế lớn.