Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cho vụ mùa bội thu

chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Sầu riêng là loài cây ăn quả cho năng suất cao và giá trị được rất nhiều người yêu thích. Sở hữu một vườn sầu riêng có quả chất lượng sẽ mang lại giá trị kinh tế rất cao. Vì thế quá trình chăm sóc cây sầu riêng cần đúng quy trình để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là sau thu hoạch. Vậy làm thế nào để chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cho vụ mùa bội thu? Cùng Công ty Phân bón Hà Lan tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.

Tại sao cần chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch?

Sầu riêng cũng như những loại cây ăn quả khác, thường sau mỗi vụ thu hoạch cây cần phải được chăm sóc tốt. Mục đích của việc chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đúng kỹ thuật vừa để phục hồi sức khỏe cho cây, vừa nâng cao năng suất cho mùa vụ tiếp theo.

tại sao cần chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch?

Sau mỗi mùa vụ, cây bị suy yếu và kiệt sức do dốc hết toàn bộ chất dinh dưỡng để làm bông và nuôi trái trong thời gian dài. Thêm vào đó khi bà con cắt nước để cây làm bông cũng khiến cho cây bị chịu ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể là sự tác động của những hóa chất kích thích trong quá trình sinh trưởng, hiện tượng cây bị ngộ độc phân vô cơ làm cây suy kiệt, sức chống chọi kém đi. Với những cây phải mang quá nhiều trái, mỗi lần bà con cắt tỉa cũng tạo nên vết thương cho cây. Nếu không được chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì mùa vụ tiếp theo năng suất sẽ giảm sút.

chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch giúp cây nhanh phục hồi

Để phục hồi cho cây tốt, khỏe mạnh thì các nhà vườn cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch hợp lý. Việc chăm sóc cây không nhất thiết là thu hoạch xong mới thực hiện mà có thể tiến hành ngay ở giai đoạn thu hoạch trái đợt cuối. Giai đoạn này cây sầu riêng đã yếu sức rất nhiều nên cần được bón phân, hỗ trợ cây kịp thời. Nếu để quá lâu mới bón phân cấp dưỡng thì trong thời gian ngắn cây không thể phục hồi được và không có thời gian để chuẩn bị cơi lá cho vụ tiếp theo.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cung cấp dinh dưỡng cho cây

Có nhiều phương pháp chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cung cấp dinh dưỡng cho cây, nhà vườn có thể chọn lựa giải pháp thích hợp nhất tùy vào điều kiện và vườn cây của mình. Dưới đây là những kỹ thuật được nhiều nhà vườn ứng dụng và mang lại hiệu quả cao.

kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Thu gom tàn dư, xới đất, tạo rễ

Đây là bước đầu tiên khi chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Sau mỗi mùa thu hoạch, vườn sầu riêng cần phải được quét dọn, thu gom gọn gàng các tàn dư thực vật, làm sạch vườn để tiêu diệt mầm móng sâu bệnh gây hại còn trú ẩn. Đồng thời là xới đất, tạo rễ cho cây để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là phục hồi sự sinh trưởng của cây. Xới đất có tác dụng giúp cung cấp oxy cũng như làm tăng độ thông thoáng của đất để rễ cây được tái tạo nhanh hơn, đạt được hiệu quả sử dụng phân bón hơn. Bà con chỉ nên xới đất trong vị trí từ 1/3 tán đến hết tán cây. Trong khi xới đất có thể làm cho vùng rễ cây bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, vậy nên bà con cần sử dụng thêm các chế phẩm để bảo vệ rễ cây trước sự xâm hại của nấm bệnh.

Tiến hành cắt tỉa cành cho sầu riêng sau thu hoạch

Cắt tỉa cành là một trong những việc làm rất cần thiết trong chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Quá trình cắt tỉa bớt sẽ tạo nên độ thông thoáng nhất định cho tán lá. Cắt cành cũng tập trung được nhiều ánh sáng và dinh dưỡng hơn để phục hồi và tích lũy cho thân, quả, làm hạn chế các dịch bệnh gây hại cho cây sầu riêng. Cắt tỉa những cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, khô quẹo, cành có khả năng cho quả kém. Ngoài ra cần tỉa những cành mọc cách đất 50cm để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.

tiến hành cắt tỉa cành

Bón phân cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây sau thu hoạch

Phân bón là nguồn dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu cho cây trồng để cho cây phục hồi nhanh, sinh trưởng tốt, quyết định đến năng suất của mùa vụ tiếp theo. Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cung cấp dinh dưỡng cho cây cần thiết nhất là bón phân NPK. Bà con cần sử dụng loại phân có chứa nhiều hàm lượng lân và đạm như phân bón NPK 20-20-15+TE giúp cây nhanh tái tạo rễ hơn và nhanh ra cơi đọt non.

Không nên lạm dụng nhiều loại phân hóa học sẽ dễ làm đất trồng thoái hóa, khiến cho rễ cây phát triển kém, làm mất hệ vi sinh tự nhiên ở trong đất. Bón phân NPK kết hợp với các loại phân hữu cơ khác để dễ tan và dễ hấp thụ cho cây, bổ sung một lượng vi sinh cần thiết để cải tạo đất hiệu quả. Bổ sung NPK còn làm tăng hàm lượng đạm và lân, hỗ trợ cây nhanh phục hồi hơn sau thu hoạch, đảm bảo cây xanh tốt, dày lá.

bón phân cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây sau thu hoạch 

  • Giai đoạn 1: Dùng phân bón NPK để giúp cây phục hồi, tạo cơi 1, công thức bón NPK (15.15.15) kết hợp với Urê, tỉ lệ 2 :1, liều lượng bón là 2 – 4 kg/ cây. Ngoài ra bà con cần tưới thêm các loại phân bón hữu cơ ở dạng nước vào khoảng 10 – 15 ngày sau thu hoạch.
  • Giai đoạn 2: Khi cơi 1 già, chuẩn bị ra cơi 2 bà con cần bón với hàm lượng cao hơn để giúp lá dày, cuốn ngắn, hạn chế việc rụng lá sau này. Phân bón có thể dùng phân NPK 15-15-15 + DAP, bón với tỉ lệ 1:1, liều lượng khoảng 2 – 3 kg/ cây. Cùng với bón phân là tưới nước đầy đủ trong cả quá trình sinh trưởng, giúp cho rễ và đọt được phát triển tốt.
  • Giai đoạn 3: Khi sầu đã cơi đọt thứ 2 lụa thì bón phân đợt 3 với các loại phân có hàm lượng lân và kali cao, giúp cây chuyển từ sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản tốt hơn. Sử dụng phân bón NPK hoặc DAP kết hợp sulphate kali với tỉ lệ 1 :1, liều lượng từ 2 – 4
    kg/ cây; hoặc NPK 12-18-18+TE với liều lượng 2-4 kg/cây; cùng với bón bổ sung TE cho mỗi cây.

Phòng ngừa nấm bệnh, dịch hại

Trong quá trình tỉa cành, bà con cần xử lý gấp các vết thương để giúp mau khô hơn và hạn chế con đường xâm nhập của nấm bệnh. Sầu riêng là loại cây ăn quả có khá nhiều dịch hại tấn công như sâu đục thân, xén tóc, đục quả, ốc sên, nhện đỏ, bọ trĩ,…do đó sau thu hoạch bà con phải có biện pháp phòng ngừa để hạn chế cây bị tấn công.

phòng ngừa nấm bệnh, dịch hại

Bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ cũng thường xuyên gặp phải gây chết cây hàng loạt. Bên cạnh đó còn có các bệnh nấm hồng, thán thư, đốm rong,…dễ dàng tấn công cây vì sau thu hoạch sức đề kháng kém. Bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời dịch hại tấn công, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, ngăn ngừa làm ảnh hưởng đến chất lượng của vườn sầu.

Tưới nước đúng cách

Khâu cuối cùng trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cung cấp dinh dưỡng cho cây là tưới nước. Việc quản lý tưới nước vườn sầu riêng cũng có vai trò quan trọng không kém. Sau thu hoạch, cây cần nước để phục hồi và hấp thu dinh dưỡng để tạo cơi đọt mới. Bà con nên tưới thường xuyên nước cho cây, cần tưới đẫm trong khoảng từ 7 – 10 ngày/ lần. Cần lưu ý thoát nước cho vườn trong mùa mưa để ngăn chặn hiện tượng ngập úng cây làm ngộp rễ, nấm bệnh dễ tấn công.

tưới nước đúng cách

Với những chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch cung cấp dinh dưỡng cho cây trên đây hy vọng bà con đã tích lũy được giải pháp tốt nhất cho vườn sầu của mình, đón đợi một mùa quả bội thu, chất lượng cho đợt thu hoạch tới.