Cà rốt là một trong những loại rau quen thuộc có mặt trong mọi bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Các loại cà rốt chủ yếu ở nước ta thường có màu đỏ, cam, vàng, trắng hoặc tía. Cà rốt chính là món ăn ưa thích của nhiều người bởi vị nó không chỉ ngon, ngọt mà khi nhai còn giòn nữa. Từ cà rốt chúng ta có thể chế biến đa dạng các món ăn chứa nhiều công dụng bổ ích mà không phải ai cũng biết. Vậy nếu như bạn đang trồng hoặc có hứng thú tìm hiểu xem về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh hại trên cây cà rốt thế nào thì chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Kỹ thuật chăm sóc cà rốt
Gieo hạt
Nên chọn lọc ra những hạt giống tốt, chắc, mẩy , tỷ lệ nảy mần trên 90%. Sau đó mang ngâm với nước ấm ( theo tỷ lệ 3 sôi / 2 lạnh) trong vòng 24h và ủ 2 ngày để chờ nứt mầm. Gieo hạt đều với lượng 13-15 kg/ha. Nên trộn cùng với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất.
Phủ rơm, rạ
Trên mặt luống, phủ lên một lớp rơm rạ mỏng nhằm hạn chế tình trạng đất bị đóng váng ( bề mặt bị lỳ do mưa, tưới nước ), ảnh hưởng đén tỷ lệ nảy mầm, đồng thời việc phủ rơm còn có tác dụng giúp giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây trồng không bị đổ, ngã nghiêng khi còn nhỏ.
Tưới nước
Sau khi đã phủ rơm, rạ xong thì tưới nhẹ bằng vòi sen, tưới phun mưa hoặc thùng doa nhằm đảm bảo giúp độ ẩm của đất từ 84-90% để giữ cho cây mọc đều và phát triển tươi tốt. Nếu ruộng có độ tỷ lệ cát cao và cộng thêm thời tiết hanh khô thì phải tưới nước hằng ngày. Khi trời có mưa nhỏ hay mưa phùn thì không cần phải tưới.
- Giai đoạn cây con từ 3 lá đến khi tỉa định cây lần cuối : Áp dụng theo phương pháp tưới rãnh ( hạn chế tưới ẩm quá trên bề mặt -> củ ngắn )
- Giai đoạn củ phát triển cho đến khi trước mùa thu hoạch : Cần duy trì độ ẩm cho đất khoảng từ 60-75%. Không được tưới rãnh hay tưới quá ẩm, khi trời có mưa ruộng phải thoát nước cho cây và cũng không được để ruộng quá khô ( vì nếu quá khô thì khi có mưa lớn, nước nhiều, độ ẩm cao sẽ dễ gây nứt củ )
Thuốc trừ cỏ
Sau khi gieo hạt và phủ rơm – rạ, cần tưới nước từ 1-3 ngày để bề mặt đất ổn định mới bắt đầu phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng theo hướng dẫn có ghi trên bao bì sản phẩm. Lưu ý, khi cà rốt đã mọc thì không được dùng thuốc trừ cỏ nữa.
Nhổ, tỉa cố định cây
- Cây khi mọc cao tầm 4-5cm thì cần nhổ tỉa để loại bỏ các cây mọc dày, không nên để 2 cây vào cùng 1 hốc, các cây cách nhau từ 7-8cm.
- Khi cây cao đến khoảng 7-10cm, rễ đã to bằng que đan..hãy tỉa định cây lại lần cuối.
- Khi tỉa nhổ cần kết hợp với việc dọn, nhổ bỏ cỏ dại mọc quanh.
Cách bón phân
Liều lượng vật tư phân bón được tính cho 1 ha/vụ như sau:
- Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800-1.000 kg; Organic 1, Organic Gold.
- NPK Hà Lan 20-20-15 hoặc NPK 15-15-15+TE.
- Phân bón đạm Urea 46TE 50k
Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón cân đối và tập chung, hạn chế bón đạm, không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón phân như sau:
- Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ Organic 1, Organic Gold bón lót bằng cách rắc đều trên mặt luống
- Bón thúc lần 1 : Khi cây cà rốt bắt đầu có lá sử dụng phân đạm, hòa loãng với nước rồi tưới cho cây
- Bón thúc lần 2 : Khi đã tỉa cây sơ bộ bón phân đạm Urea 46TE 50k
- Bón thúc lần 3 : Khi đã tỉa cây lần cuối, rễ cà rốt đã phát triển
- Bón thúc lần 4 : Khi củ đã trưởng thành, bón NPK 15-15-15+TE
Các loại bệnh hại trên cây cà rốt
Bệnh đốm vòng
Đặc điểm gây hại: Triệu chứng bệnh đốm vòng thường sẽ xuât hiện nhiều trên lá già. Lúc đầu, nó là những chấm nhỏ màu đen, sau đó mới lan rộng ra thành hình tròn màu nâu có hình tròn đồng tâm. Khi trời có dấu hiệu ẩm ướt, vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng, nấm bệnh sẽ phát triển nhanh hơn trong điều kiện ẩm ướt và có mưa nhiều.
Biện pháp phòng trừ: Cần vệ sinh đồng ruộng, xử lý hạt giống trước khi gieo hạt bằng nước nóng ở nhiệt độ 50 độ C trong khoảng 30p. Sau đó phun lên một số loại thuốc để phòng trừ bệnh hại như : Antramix, An do ran, melody, amisdotop, novistar,…
Bệnh thối nhũn
Đặc điểm gây hại: Bệnh sẽ xuất hiện thường ở những loại đất thịt nặng và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ. Khi cây mắc bệnh, các tết bào sẽ trở nên mềm hơn, có nước và cả nhớt, có mùi lưu huỳnh, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 27-300C,pH thích hợp 7,2 tồn tại trên các tàn dư của cây trồng và xâm nhập qua những vết thương.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, thu gom tiêu huỷ sớm các cây bị bệnh để tránh lây lan. Sử dụng sản phẩm có hoạt chất Kasugamycin + Streptomcyn sulfate để phòng trừ.
Bệnh cháy lá
Đặc điểm gây hại : Bệnh này xảy ra vào giai đoạn 45-50 ngày sau khi trồng.
Biện pháp phòng trừ : Cần sử dụng thuốc có thành phần CuSO4+ 50gr vôi nhão.
Bệnh thối đen
Đặc điểm gây hại : Tác nhân gây ra chủ yếu là do nấm Alternaria radicirim và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. Các loại nấm này là nguyên nhân tác động hại đến cả thân, lá và cả củ.
Biện pháp phòng trừ : Bằng cách sử dụng những loại thuốc có các thành phần như : Azoxystobin 60/kg, Difenoconazole 200g/kg, Dimethomorph 640g/kg để phòng trừ.
Hiện tượng biến dạng củ cà rốt
- Hiện tượng củ chỉa: Tác nhân gây hại chính là tuyến trùng làm điểm sinh trưởng của chóp rễ bị tổn thương. Ngoài ra còn thêm một số nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng không kém như cấu trúc đất quá cứng chặt, côn trùng, dinh dưỡng không đầy đủ, nấm tấn công vào bộ rễ khiến củ phát triển nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba…, màu sắc củ không được bình thường.
- Củ mọc lông: Trên trục của củ xuất hiện nhiều loại rễ phụ dài, bất thường xếp thành hàng hoặc dài tạo thành búi.
- Củ sần sùi, u sưng: Củ phát triển theo hướng không bình thường, xuất hiện triệu chứng u sưng với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn hoặc trên trục của củ phát triển không đều, nhiều chỗ lồi lên làm củ trở nên trông sần sùi, có màu sắc nhạt và tối hơn.
- Trên củ bị nứt: Các vết nứt nằm ngay ở phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ đến tận chóp củ làm lộ ra phần lõi củ, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng của cà rốt.
- Củ có dạng hạt đeo trên rễ: Trên củ xuất hiện nhiều rễ phụ mọc dài, trên các rễ phụ có các loại hạt nhỏ tròn với đường kính có kích cỡ khác nhau từ 0.5-1.5mm tuỳ theo số lượng kí sinh trùng.
Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cà rốt
Biện pháp canh tác
Hiện nay, các loại giống trồng phổ biến ở Lâm Đồng như giống CR9, giống địa phương, giống Nhật đều có dấu hiệu biến dạng ở củ. Đến nay thực chất chưa có giống kháng bệnh, tuy nhiên có thể xử lý hạt giống trước bằng nước sôi theo công thức ( 3 sôi – 2 lạnh ), ngâm khoảng 30p rồi đem đi gieo.
Thu gom các loại cây bệnh tàn dư trước khi làm đất đem đi tiêu huỷ. Vệ sinh dụng cụ lao động khi chuyển từ ruộng này sang ruộng khác. Luân canh cây trồng với một số cây ít bị nhiễm tuyến trùng như dền. Kỹ nhất ở khâu cày xới đât lưu ý trong điều kiện thời tiết hanh khô sẽ làm cho ấu trùng và trứng dễ bị tiêu diệt, do đó làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất.
Biện pháp sinh học
Trồng xen cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng củ cà rốt, mật độ trồng từ 10.000-17.000cây/ha (hàng đơn so le: 0,5- 0.8m/cây); tuy nhiên nếu mật độ trồng xen quá lớn sẽ ảnh hưởng tới mật độ trồng cà rốt cũng như khả năng tăng rưởng của các cây bên cạnh vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả thu hoạch.
Trồng xen kẽ với cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng ở cà rốt, mật độ trồng từ 10.000-17.000cây/ha (hàng đơn so le: 0,5- 0.8m/cây). Tuy nhiên nếu như mật độ trồng xen quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mật độ trồng cà rốt cũng như khả năng sinh trưởng của những cây khác bên cạnh. Vì vậy mà cũng làm giảm đi hiệu quả kinh tế.
Biện pháp hóa học
Nên xử lý đất trước khi trồng bằng hóa phẩm có thành phần Cytokinin (Zeatin) + Hymexazol (min 98%), lượng nước thuốc 200-300 lít/1.000m2. Trường hợp với những vườn bị hại nặng cần xử lý 2-3 lần (trước khi trồng và 7, 14 ngày sau khi trồng).
Lưu ý : Chỉ nên sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được cấp phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ những kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cho cây cà rốt. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thể trồng thành công và thu hoạch mùa vụ bội thu. Chúc