Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả

Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả

Thâm canh cây lúa muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi bà con nông dân cần áp dụng theo đúng kỹ thuật. Tìm hiểu chi tiết và toàn diện thông qua bài viết dưới đây để áp dụng kỹ thuật thâm canh cây lúa trên diện tích canh tác của từng gia đình trở nên dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn, như mong muốn.

Yêu cầu trong cơ cấu giống và thời vụ trồng

Việc chọn lựa giống, cân đối ở thời vụ canh tác là vấn đề đầu tiên cần lưu ý. Lúc đó, việc thâm canh cây lúa mới được triển khai thuận lợi nhất. Theo đó, bạn cần chú ý một số vấn đề như:

Cơ cấu giống

Bà con nông dân nên chú ý chọn giống lúa được đánh giá cao ở năng suất, ở chất lượng gạo khi thu hoạch vào sử dụng. Đồng thời, ở mỗi xứ đồng nên cân nhắc chỉ nên trồng từ 1 – 2 giống lúa với cùng thời gian sinh trưởng tương đương. Việc thâm canh cây lúa lúc này có thể triển khai thuận lợi và hiệu quả nhất.

Thời vụ canh tác

Thông thường, thời vụ thích hợp là Xuân muộn hoặc Mùa sớm. Trong đó, khoảng thời gian cụ thể cho từng mùa vụ chính là:

  • Vụ lúa Xuân yêu cầu thời gian trổ bông trong khoảng từ 25/04 – 05/05 theo Dương lịch. Thời gian này tương ứng từ Cốc Vũ tới trước thời điểm Lập Hạ.
  • Vụ lúa Mùa yêu cầu diện tích canh tác phải trổ bông trước 30/08.

Kỹ thuật làm mạ

Kỹ thuật làm mạ thâm canh cây lúa

Hiện nay, kỹ thuật làm mạ được áp dụng có 3 phương pháp cơ bản được áp dụng. Cụ thể đó là mạ dược xúc cấy, làm mạ trên nền đất cứng và mạ khay. Mỗi phương pháp sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật mà bà con cần tuân thủ.

Làm mạ dược

Chọn đất và làm đất

Ưu tiên sử dụng đất sở hữu thành phần cơ cấu nhẹ, đảm bảo chủ động trong hoạt động tưới tiêu tối đa. Đất bà con tiến hành cày bừa kỹ càng, làm sạch sẽ cỏ dại và san phẳng. Sau khi làm đất thì quá trình lên luống cần thực hiện.

Luống làm mạ dược cần đảm độ rộng tiêu chuẩn từ 1.2 – 1.4m, phần rãnh có độ sâu khoảng 20cm, độ rộng của rãnh là 20 – 25cm. Ngoài ra, ruộng cần được san phẳng ở mặt luống, không có tình trạng đọng nước xảy ra.

Yêu cầu ở mật độ gieo

  • Với lúa lai yêu cầu 1kg hạt giống sẽ được gieo trên diện tích từ 14 – 15m2 đất mạ. Trong khi đó lúa thuần sử dụng 1 kg cho diện tích gieo là 10 – 12m2.
  • Hạt giống sử dụng tính theo diện tích lúa cấy sẽ là: với giống thuần sẽ là 20 – 40kg/ 1 ha. Trong khi đó, với giống lúa lai sẽ là 20 – 25kg/ 1 ha.

Kỹ thuật ngâm ủ và gieo mạ

Việc ngâm ủ, tiến hành gieo mạ cần tiến hành theo từng bước. Lúc đó, quá trình canh tác thâm canh cây lúa mới đạt được kết quả cao:

  • Phơi hạt giống ở nắng nhẹ khoảng 3 – 4 giờ trước khi ngâm.
  • Ngâm hạt giống đã chuẩn bị với thời gian 24 – 36 giờ đối với vụ Xuân, và 20 – 24 giờ đối với vụ Mùa. Trong quá trình ngâm bà con cần chú ý thay nước 6 – 8 giờ/ lần.
  • Tới khi hạt giống xuất hiện phôi mầm màu trắng thì vớt sạch, đãi nước chua và để ráo nước.
  • Tiến hành ủ hạt giống để mầm dài bằng ½ hạt giống trong vuu Xuân, đối với vụ Mùa thì hạt chỉ cần nứt nanh là có thể đem gieo.

Gieo và chăm sóc hạt giống

Bà con tiến hành gieo đều trên khắp mặt ruột đã lên luống. Đảm bảo gieo chìm được khoảng 1/3 hạt mộng xuống dưới bùn là phù hợp. Sog song với đó, chúng ta cần chú ý tới việc cung cấp nước, duy trì độ ẩm thích hợp để hạt giống nhanh chóng sinh trưởng, phát triển.

Làm mạ trên đất cứng

Lụa chọn đất phù hợp

Khi làm mạ trên đất cứng bà con nên ưu tiên chọn nền đất sở hữu độ thông thoáng cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đồng thời đảm bảo ở kết cấu tơi xốp, sạch cỏ dại.

Đất khi lấy về bà con tiến hành trộn cùng với phân chuồng hoai mục, dàn ra trên bề mặt đã chuẩn bị với chiều rộng luống khoảng 1.2 – 1.4, độ dày của đất gieo mạ là 3 – 5cm. Nếu gie thành nhiều luống cần chú ý để một hàng gạch giữa các luống giúp việc chăm sóc mạ dễ dàng hơn.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống

Với làm mạ trên đất cứng khi áp dụng quá trình ngâm ủ, kỹ thuật gieo có yêu cầu tương tự như kỹ thuật làm mạ dược. Bà con tìm hiểu kỹ để việc áp dụng trở nên đơn giản hơn.

Yêu cầu ở mật độ gieo

Với phương pháp làm mạ trên đất cứng khi áp dụng bà con gieo với tiêu chuẩn ở mật độ là 1kg hạt giống cho 10 – 12m2 diện tích ruộng.

Lưu ý khi chăm sóc

Canh tác vào vụ Xuân bà con ần chú ý sử dụng phân chuồng hoai mục, hoặc tro bếp, hay nylon để che phủ chống rét cho mạ sau khi gieo. Ngoài ra, hoàn thiện việc che chắn xung quanh để tránh chuột, chim, và các loại động vật khá phá hoại ruộng trồng.

Song song với đó, duy trì việc tưới nước đều đặn và thường xuyên duy tri độ ẩm cần thiết. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra để kiểm soát tình hình sâu bệnh hại cần được thực hiện để mạ có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Làm mạ khay

Làm mạ khay trong thực tế không được áp dụng quá nhiều. Với phương pháp gieo mạ này có những yêu cầu riêng mà chúng ta cần đảm bảo. Nhờ vậy, thâm canh cây lúa mới dó được kết quả như yêu cầu:

  • Chuẩn bị: khay nhựa kích thước phù hợp, hạt giống xử lý và tiến hành ngâm ủ như mạ dược, giá thể như đất bột, mùn cưa,…Giá thể cần được ủ trong khoảng 15 – 20 ngày, đồng thời được phơi từ 12 – 15 ngày để khí độc được loại bỏ.
  • Gieo mạ: giá thể được cho vào 2/3 khay, sau đó sắp xếp thẳng hàng. Tưới đãm nước lên giá thể, để ráo sau đó gieo mạ 2 lần trên khay cho thật đều. Sau khi gieo tưới nước để lộ mầm giống, tiếp tục rải lên một lớp đất với độ dày khoảng 0.5 – 0.7cm. Cuối cùng, cho khay mạ vào nhà để giữ ấm trong thời gian từ 50 – 60 giờ.
  • Chăm sóc: khi mầm mạ lên đều và khỏe mạnh lúc này đưa khay ra luống trồng chiều rộng tiêu chuẩn là 0.9 – 1m. Giai đoạn này bà con chú ý tới việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm hợp lý.

Kỹ thuật thâm canh lúa tiêu chuẩn

Kỹ thuật thâm canh lúa tiêu chuẩn

Trên diện tích thâm canh cây lúa việc canh tác có nhiều kỹ thuật đòi hỏi bà con cần tìm hiểu, áp dụng một cách chuẩn xác. Từ làm đất, duy trì mật độ thích hợp, cấy theo đúng kỹ thuật,… đều cần được đảm bảo.

Làm đất

Ruộng trồng cần được ngâm dầm kỹ càng, hoặc tiến hành cài cải. Đất trên ruộng làm nhuyễn, san phẳng, làm sạch cỏ dại và đảm bảo được tầng canh tác trong khoảng 15 – 20cm là hợp lý. Lúc đó, việc thâm canh lúa mới có được điều kiện tốt, tạo tiền đề cho cây lúa sinh trưởng tốt.

Mật độ và tuổi mạ

Tùy thuộc vào từng mùa vụ mà tuổi mạ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Trong đó, vào vụ Xuân cây mạ cần có khoảng 3 – 4 lá, và vụ Mùa cây mạ sẽ được đưa vào cấy khi đạt 12 – 15 ngày tuổi.

Mật độ tiêu chuẩn khi thâm canh cây lúa với giống thuần chất lượng cao sẽ là 40 – 50 khóm/m2 và khoảng 2 – 3 dảnh/ khóm. Song song với đó, nếu canh tác lúa lai yêu cầu mật độ sẽ là 30 – 40 khóm/m2, đồng thời từ 1 – 2 dảnh/ khóm.

Kỹ thuật cấy

Tiêu chuẩn trong cấy lúa dù ở bất kỳ mùa vụ nào bà con cũng cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật cơ bản là:

  • Cây mạ cần được cấy thẳng hàng và nông tay. Nên cấy theo băng ruộng với chiều rộng là 1.2 – 1.4m. Đồng thời, hướng của băng cấy phải vuông góc với hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn.
  • Bà con có thể cân nhắc áp dụng các kỹ thuật mới trong cấy lúa như cấy ô vuông, hay cấy máy,…

Chăm sóc và điều tiết nước trong ruộng

  • Sau khi cấy, cây lúa đã hồi xanh, phát triển rễ lúc này tiến hành chắm dặm kịp thời là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo mật độ phù hợp.
  • Bà con chú ý tới việc phòng trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công nếu lượng cỏ dại ít. Đồng thời sử dụng thuốc diệt cỏ cho diện tích lớn, mật độ cỏ dày.
  • Chú ý tới việc điều tiết nước trong ruộng thích hợp. Giai đoạn cây bé rễ hồi xanh mực nước cần đảm bảo 5 – 7 cm so với mặt ruộng, giai đoạn lúa đẻ nhánh nước cần duy trì độ cao 1 – 3cm, khi lúa đẻ số nhánh cần thiết có thể để nước dâng cao 7 – 10c, hoặc để nứt nẻ chân chim kiểm soát lượng nhánh cho từng cây lúa, giai đoạn làm đòng trổ bông duy trì mực nước là 7 – 10cm.

Tiêu chuẩn trong bón phân cho cây lúa

Song song với việc bón lót, rắc vôi bột trước khi canh tác thì bón thúc là yêu cầu bắt buộc trong quá trình cây lúa sinh trưởng. Trong đó, yêu cầu đối với từng mùa vụ thì bón phân cần những tiêu chuẩn riêng:

Bón phân vụ Xuân

Bón phân vụ Xuân

Bón phân cho cây lúa ngắn ngày

Bón thúc cho giống lúa ngắn ngày vào vụ Xuân được thực hiện cơ bản 2 lần. Cụ thể yêu cầu khi bón thúc sẽ là:

  • Bón thúc lần đầu: sau khi cây lúa đã bé rễ và hồi xanh bằng phân bón NPK Big One F1 liều lượng tiêu chuẩn là 7 – 10kg/ sào.
  • Bón thúc lần 2 để thúc đòng bằng 7 – 10kg/ sào phân bón phân NPK Big One F1.

Ngoài ra, bón thúc cho ruộng thâm canh cây lúa có thể kết hợp với phân chuồng ủ hoai mục nhằm gia tăng lượng dinh dưỡng có trong đất.

Bón phân cho cây lúa dài ngày

  • Lần 1: Thực hiện sau khi lúa đã bén rễ, hồi xanh bằng phân bón NPK Big One F1 với liều lượng là 7 – 10kg/ sào.
  • Lần 2: Bón thúc lần 2 tiến hành khi cây đã chuyển sang đứng cái để làm đòng với liều lượng 7 – 10kg/ sào bằng phân bón NPK Big One F1.

Bón phân vụ Mùa

Bón phân vụ Mùa

Đối với vụ Mùa tùy thuộc vào từng giống lúa cần cân đối lượng phân bón sao cho thích hợp nhất. Trong đó, tiêu chuẩn trong bón thúc vào mùa vụ này cơ bản sẽ là:

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm thực hiện là khi cây lúa đã bén rễ, hồi xanh sau khi cấy với 7 – 10kg/ sào với phân bón NPK Big One F1 cho 1 sào ruộng lúa.
  • Bón thúc lần 2: Thực hiện vào giai đoạn lúa bắt đầu vào quá trình phân hóa đòng bà con với phân NPK Big One F1 với liều lượng khoảng 7 – 10kg/ sào. Ngoài ra, việc kết hợp thêm phân chuồng hoai mục cũng rất hữu ích.

Kỹ thuật thâm canh cây lúa thông minh hiệu quả được áp dụng chuẩn xác mang tới diện tích ruộng trồng đạt tiêu chuẩn. Diện tích lúa sinh trưởng khỏe mạnh hứa hẹn vụ mùa bội thu cho bà con. Tìm hiểu và áp dụng giúp bà con nông dân khai thác diện tích ruộng mà mình sở hữu một cách hiệu quả nhất.