Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt và cách chăm sóc

Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt và cách chăm sóc

Củ dền được biết tới là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tươi ngon và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong nấu nướng. Bởi thế mà bổ sung ủ dền vào bữa ăn hàng ngày mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bảo vệ tim mạch, chữa thiếu máu, ngăn ngừa đột quỵ,… Tìm hiểu để biết kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt và cách chăm sóc đạt được hiệu để có được nguồn thực phẩm sạch cho bản thân và cả gia đình, hay phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Điều kiện cơ bản để trồng củ dền đỏ

Điều kiện cơ bản để trồng củ dền đỏ
Điều kiện cơ bản để trồng củ dền đỏ

Để trồng củ dền đỏ thành công và hiệu quả có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng về ánh sáng, nhiệt độ cần được đảm bảo. Trong đó cụ thể chính là:

Yêu cầu về ánh sáng

Đặc trưng của củ dền là loại cây ưa sáng. Bởi thế, ưu tiên trồng ở những nơi có ánh sáng trực tiếp như ruộng, sân vườn, hoặc ban công, trước sân,… nơi được cung cấp nhiều ánh sáng ban ngày giúp cây có thể phát triển toàn diện, hiệu quả.

Củ dền hoàn toàn có khả năng sống được trong bóng râm nhẹ. Tuy nhiên, bóng râm, quá nhiều ảnh hưởng tới quá trình phát triển, tới năng suất của cây. Vì thế, lựa chọn vị trí trồng cây cần chú ý tới ánh sáng được cung cấp.

Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng để loại cây này phát triển chính là từ 18 – 23 độ C. Bởi thế mà khu vực Đà Lạt ở nước ta được biết tới là địa phương cung cấp củ dền chủ yếu tới các tỉnh thành trong cả nước. Ưa ánh sáng song lại không chịu được nhiệt độ quá cao nên việc trồng loại củ này không hề đơn giản.

Một nơi trồng có nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng củ khi thu hoạch. Các rễ phát triển dài hơn khi cây được trồng ở nơi có nhiệt độ cao. Lúc này khả năng hình thành củ sẽ kém hơn khá nhiều. Bởi thế, việc trồng củ dền thích hợp ở Đà Lạt quanh năm, hay ở khu vực miền Bắc vào thời điểm mùa xuân và mùa thu.

Chuẩn bị trước khi bắt đầu trồng củ dền đỏ

Chuẩn bị trước khi bắt đầu trồng củ dền đỏ
Chuẩn bị trước khi bắt đầu trồng củ dền đỏ

Chuẩn bị đất trồng

Củ dền là loại cây không có yêu cầu quá khó tính ở đất trồng. Bởi thế, chúng ta có thể chuẩn bị các loại đất thịt, hay đất cát pha có giàu dinh dưỡng là lựa chọn thích hợp nhất để củ dền phát triển toàn diện, cho năng suất cao. Nếu trồng với số lượng ít tại nhà chúng ta nên ưu tiên mua đất tại các cửa hàng vật tư cây trồng, cùng với các loại phân giúp tăng thêm độ phì nhiêu cho đất.

Đất trồng sau khi chuẩn bị chúng ta trộn thêm trùn quế, phân hữu cơ, trấu,… tăng dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp cho đất. Lúc này cây sẽ có điều kiện để phát triển tốt và hiệu quả nhất. Đặc biệt chú ý đất sau khi được chuẩn bị cần được phơi ải dưới ánh nắng giúp loại bỏ những mầm bệnh, phòng trừ bệnh hại tốt hơn cho cây sau khi trồng.

Hạt giống

Hạt giống củ dền hiện được bày bán khá phổ biến với giá thành rẻ. Bởi thế chúng ta có thể mua ở các cửa hàng cây trồng, tại các siêu thị với các gói có trọng lượng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu trồng thực tế mà chọn gói có trọng lượng lớn hay nhỏ một cách hợp lý.

Ưu tiên chọn loại hạt giống củ dền đỏ có năng suất cao, đồng thời có khả năng thích nghi tốt. Nên tham khảo tư vấn từ chính người bán để chúng ta đưa ra cho mình lựa chọn là thích hợp nhất.

Dụng cụ trồng

Việc chuẩn bị dụng cụ khá đơn giản mà ai ai cũng thực hiện được. Chúng ta tận dụng xô, chậu, hoặc thừng xốp, hay trồng ngoài đồng, sân vườn,… để tiến hành trồng cây. Đảm bảo nơi trồng có khả năng thoát nước tốt tránh tình trạng gây ngập úng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây sau này.

Ngoài ra thì cuốc, xẻng mini, dụng cụ đào đất,… cần được chuẩn bị để quá trình gieo hạt, vun bón trong quá trình trồng và chăm sóc diễn ra thuận lợi.

Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt

Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt
Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt

Củ dền là loại cây ưa mát mẻ song không chịu được thời tiết quá lạnh giá. Bỏi thế việc trồng củ dền thích hợp nếu ở khu vực miền Bắc là sang xuân, hoặc thời tiết mùa thu. Lúc này nhiệt độ là thích hợp nhất để trồng củ dền cho nhu cầu của chúng ta. Để trồng loại cây này bằng hạt chúng ta có thể tiến hành bằng 2 cách:

  • Cách 1: Chúng ta gieo trực tiếp hạt củ dền vào bầu sau khi đã làm ẩm đất, lúc đó hạt sẽ trực tiếp nứt lanh, nảy mầm trong đất. Hãy tạo các lỗ nhỏ sâu khoảng 2cm và gieo vào mỗi hốc từ 3 – 4 hạt, khoảng cách từ 20 – 25cm. Khi gieo cần chú ý phủ một lớp đất mỏng lên hạt đã gieo vào các hốc. Bên cnahj đó cần chú ý tưới nước đều dặn hàng ngày, duy trì độ ẩm cần thiết. Sau khoảng 1 tuần gieo hạt thì cây sẽ bắt đầu nảy mầm.
  • Cách 2: Tiến hành ủ để hạt nứt lanh trước khi đem gieo. Lúc đó việc kích thích hạt nảy mầm cao hơn, sẽ đem lại tỉ lệ thành công cao hơn. Với cách này chúng ta ngâm hạt vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C vài tiếng sau đó dùng khăn ẩm ủ hạt củ dền đỏ qua đêm. Thông thường lúc này hạt sẽ nứt lanh và chúng ta có thể đem đi ươm. Ươm hạt vào các bầu, hoặc các vỉ ươm tới khi cây cao khoảng 2cm lúc này chúng ta có thể đem ra trồng trên khu vực đất đã chuẩn bị trước đó.

Cách chăm sóc củ dền đỏ theo từng giai đoạn

Cách chăm sóc củ dền đỏ theo từng giai đoạn
Cách chăm sóc củ dền đỏ theo từng giai đoạn

Chăm sóc cây đúng cách, có kỹ thuật riêng được áp dụng mới tạo điều kiện để củ dền phát triển toàn diện, khỏe mạnh và trong điều kiện lý tưởng nhất. Việc chăm sóc qua từng giai đoạn lại có những yêu cầu cụ thể:

Chăm sóc sau khi vừa gieo hạt

Sau khi gieo hạt cần chú ý tưới nước để giữ ẩm thường xuyên. Hãy tưới nước vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối. Bên cạnh đó chú ý kiểm tra và đánh giá về khả năng thoát nước tránh tình trạng úng gây thối hạt.

Ngoài ra, cần chú ý rằng quá trình gieo hạt không nên cung cấp quá nhiều ánh sáng trực tiếp. Hãy để chúng ở vị trí có bóng râm, hay lấy ánh sáng gián tiếp sẽ tốt hơn rất nhiều. Từ từ chuyển cây ra vị trí ánh sáng trực tiếp khi cây mọc mầm sẽ tốt cho quá trình phát triển.

Chăm sóc trong giai đoạn phát triển

Đây là thời kì quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, tới năng suất của cây củ dền đỏ. Bởi thế, việc chăm sóc cần tuân thủ những yêu cầu như:

Cách tưới nước

  • Thực hiện tưới nước thường xuyên, đều đặn mỗi ngày vào sáng hoặc tối.
  • Những ngày độ ẩm không khí cao, hay mưa nhiều cần giảm lượng nước tưới.
  • Trong những ngày thời tiết nặng nhiều cần cung cấp thêm nhiều nước cho cây.
  • Tuyệt đối không tưới vào giữa trưa có thể khiến cây bị táp lạ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển.
  • Chú ý tới khả năng thoát nước ở nơi trồng để đảm bảo độ ẩm phù hợp, không bị úng để cây phát triển trong điều kiện lý tưởng nhất.

Cách bón phân cho củ dền đỏ

  • Sau khoảng 10 – 15 ngày hạt nảy mầm chúng ta nên sử dụng phân bón hòa tan để cưới cho cây giúp kích thích quá trình cây phát triển, cũng như kích thích ra củ.
  • Bổ sung thêm phân hữu cơ giúp cung cấp thêm dinh dưỡng trong đất và đồng thời tăng độ xốp cho đất trồng.
  • Sử dụng các loại phân bón NPK và bón định kì, thường là sau 20 – 30 ngày tính từ thời điểm cây nảy mầm.
  • Khi tiến hành bón phân cần chú ý kết hợp với làm cỏ ở khu vực đất trồng củ dền đỏ.

Thời điểm thu hoạch củ dền đỏ

Thời điểm thu hoạch củ dền đỏ
Thời điểm thu hoạch củ dền đỏ

Củ dền là một loại cây có tốc độ lớn lên nhanh chóng. Bởi thế, trong thời gian từ 1 – 2 tháng từ khi trồng chúng ta đã có thể tiến hành thu hoạch. Tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp nhất. Tuy nhiên, không nên để quá lâu bởi nó khiến củ dền bị già hóa, nhiều xơ và giảm đi nồng độ của chất dinh dưỡng bên trong củ.

Kết luận

Kỹ thuật trồng củ dền đỏ bằng hạt và cách chăm sóc không quá khó khi áp dụng các kỹ thuật được cung cấp kể trên. Lúc đó việc trồng để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, làm kinh tế, hay đáp ứng cho nhu cầu ăn uống của gia đình đều có thể thực hiện. Trồng đơn giản, có năng suất cao để thu hoạch được lượng lớn củ dền với kích thước lớn, chất lượng thành phẩm hoàn hảo nhất.