Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Lúa Nàng Hoa 9 Đạt Năng Suất Cao

Với thời gian sinh trưởng ngắn nhưng giống lúa nàng hoa 9 lại cho năng suất ổn định, cơm mềm – gạo dẻo – thơm vị ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường cao cấp nên có giá thành khá cao. Và nếu bạn đang có ý định canh tác và gieo trồng lúa nàng hoa 9 vào vụ mùa sắp tới thì hãy cũng Công ty phân bón Hà Lan tham khảo bài viết “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 để đạt năng suất cao” sau đây nhé! 

Tổng quan về giống lúa nàng hoa 9

Lúa nàng hoa 9 là gì
Giới thiệu về lúa nàng hoa 9

Giống lúa nàng hoa 9 là giống lúa lai giữa Jasmin 85 và AS 996. Giống lúa cho thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày với khả năng kháng phèn, kháng đạo ôn cực kỳ tốt. Cùng với đó là bộ rễ chùm to và khỏe, ăn sâu vào đất nên cho khả năng chịu hạn khá tốt. 

Bông lúa nàng hoa 9 cao thường cao khoảng 25 – 30 cm, trông có vẻ khá cứng nhưng lại cho hạt gạo mềm, dẻo có mùi thơm nhẹ giống mùi lá dứa,  đạt chuẩn tiêu chỉ gạo đặc sản cho tiêu dùng và xuất khẩu sang các nước Châu Âu. 

Năng suất lúa nàng hoa 9 (Đồng bằng sông Cửu Long)

  • Vụ mùa Hè – Thu là khoảng 4.48 tấn/ha 
  • Vụ Đông – Xuân là khoảng 6.07 tấn/ha 

Kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 và cách chăm sóc

Các bước thực hiện trồng và chăm sóc lúa nàng hoa 9 diễn ra như sau:

Chuẩn bị đất trồng

Chuẩn bị làm đất
Giai đoạn chuẩn bị đất được coi là bước quan trọng nhất

Trong kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 cho vụ mùa hè thu, giai đoạn chuẩn bị đất được coi là bước quan trọng nhất. 

Khi thu hoạch vụ Đông Xuân xong, cần cắt rạ và đánh đều rơm trên bề mặt ruộng. Sau đó, phơi khô chúng trong khoảng 1 ngày rồi tiến hành đốt nhằm tiêu diệt hết các mầm bệnh và sâu gây hại. Tiếp theo, cần tiến hành cày xới đất đúng kỹ thuật và phơi đất trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày.  

Trước khi gieo sạ, cần bơm nước vào ruộng rồi san bằng mặt đất và đánh luống để tạo rãnh thoát nước. Bên cạnh đó, cần lưu ý là trước khi chuẩn bị gieo sạ, cần tiến hành phun thuốc diệt ốc bưu vàng vào ngày trước đó.

Chuẩn bị giống và tiến hành gieo sạ

Chuẩn bị giống và tiến hành gieo xạ
Gieo sạ cho lúa nàng hoa 9 thường được sử dụng là gieo sạ lan và gieo sạ theo hàng.
  • Chuẩn bị giống lúa
  • Chọn mua giống lúa nàng hoa 9 từ các địa chỉ uy tín, các trang trại hoặc cơ sở giống cây trồng được chứng nhận.
  • Đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt,  không bị nhiễm bệnh hoặc hư hỏng.
  • Tiến hành gieo sạ

Trước khi tiến hành gieo sạ, bạn cần ngâm ủ hạt giống đúng kỹ thuật thông qua các bước: Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ – phá ngủ, kích mầm – ngâm, và ủ.

Việc thực hiện đúng kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 sẽ giúp hạt giống phát triển mạnh mẽ thành giống mẹ có rễ mầm và thân mầm cao bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt giống sau khoảng 30 – 36 tiếng đối với giống lúa thuần. Đảm bảo hạt giống nảy mầm hiệu quả khi gieo sạ. 

Có hai phương pháp gieo sạ cho lúa nàng hoa 9 thường được sử dụng là gieo sạ lan và gieo sạ theo hàng.

  • Gieo sạ lan hay gọi là gieo thẳng, gieo vãi – dùng tay gieo sạ trực tiếp hạt lúa đã nảy mầm xuống ruộng, không có hàng lối phân biệt. Lượng hạt giống sử dụng thường dao động từ 180 đến 200 kg/ha.
  • Gieo sạ theo hàng sẽ sử dụng dụng cụ thiết kế sẵn với các hàng lỗ kéo ngang qua mặt ruộng. Từ đây, hạt giống sẽ rơi qua các lỗ và được phân bố đồng đều, nhờ vậy mà cây lúa mọc thẳng hàng hơn. Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể điều chỉnh mật độ gieo sạ bằng cách điều chỉnh các vòng cao su che các dãy lỗ trên dụng cụ. Lượng lúa giống sử dụng cho việc gieo sạ theo hàng thường ở 3 mức: 50 – 75 – 100 kg/ha. Thêm vào đó, phương pháp sạ theo hàng thường được ưa chuộng trong kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu bởi đảm bảo mật độ phát triển hợp lý với thúc đẩy cây lúa sinh trưởng sớm. 

Kỹ thuật bón phân cho lúa nàng hoa 9

Kỹ thuật bón phân cho lúa nàng hoa 9
Bón phân đúng cách cho lúa nàng hoa 9 phát triển

Bón phân cho lúa theo cách thông thường

Nếu bà con nông dân quan tâm đến kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9, có thể áp dụng phương pháp bón các loại phân bón sau đây: 90 N – 40 P2O5 – 30 K2O. Ngoài ra, có thể phân chia việc bón phân thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu:  Sau khi cấy lúa xong, đợi khoảng 7 đến 10 ngày, bạn hãy sử dụng 50kg Urê trộn với 40kg DAP (18-46-0) và 25kg Kali clorua.
  • Giai đoạn 2: Sau ngày sạ được 18 đến 22 ngày,  bạn nên sử dụng khoảng 55kg Urê trộn chung với 40kg DAP (18-46-0) để bón cho lúa. 
  • Giai đoạn cuối cùng: Trước khi cây lúa nàng hoa 9 bắt đầu ra đòng, bạn nên sử dụng khoảng 55kg Urê trộn lẫn với 25kg phân Kali Clorua để bón phân. 

Bón phân chậm tan

Trong kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9, nếu bạn muốn sử dụng phân bón NPK chậm tan cho lúa nàng hoa 9, bạn có thể thực hiện bón phân theo công thức 68,7 N – 37 P2O5 – 41,3 K2O với 2 cách bón như sau: 

Cách thứ nhất

  • Ở giai đoạn đầu tiên: Tiến hành phun vùi trước khi sạ với khoảng 130kg Đầu Trâu TE A1. 
  • Lần 2: Sau khi xạ tầm 18 – 22 ngày, bạn phun khoảng 100kg Đầu Trâu TE A1
  • Lần 3: Sau khi xạ tầm 18 – 45 ngày, bạn tiến hành bón khoảng 120kg Đầu Trâu TE A2 cho lúa nàng hoa 9. 

Cách thứ hai

  • Ở giai đoạn đầu tiên: Sau 7 đến 10 ngày kể từ ngày xạ, tiến hành bón khoảng 130kg Đầu Trâu TE A1 cho lúa nàng hoa 9.
  • Lần 2: Sau khi xạ tầm 20 – 22 ngày, bạn phun khoảng 100kg Đầu Trâu TE A1
  • Lần 3: Sau khi xạ tầm 40 – 45 ngày, bạn tiến hành bón khoảng 120kg Đầu Trâu TE A2 cho lúa nàng hoa 9. 

Xử lý cỏ dại cho lúa nàng hoa 9

Xử lý cỏ dại cho lúa nàng hoa 9
Ngăn chặn việc tạo hạt của cỏ trên đồng ruộng

Để nâng cao năng suất mùa màng bội thu, thì việc xử lý và loại bỏ cỏ dại là một trong những bước vô cùng quan trọng của kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 mà bạn không nên bỏ qua! 

  • Để đảm bảo ruộng lúa của bạn phát triển tốt, bạn cần biết cách phân biệt và xử lý triệt để các loại cỏ dại và gây hại. 
  • Ngăn chặn việc tạo hạt của cỏ trên đồng ruộng. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian xử lý cỏ mà còn đảm bảo sự sạch sẽ cho ruộng lúa.
  • Chọn lọc giống lúa kỹ càng, tránh lẫn lộn với hạt cỏ.
  • Công cụ làm cỏ cần vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng để tránh cho hạt giống cỏ bám vào.
  • Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ đã hoai ủ mục để bón cho lúa nàng hoa 9 nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây lúa cũng như hạn chế được những vi khuẩn, sinh vật gây bệnh cho lúa.
  • Bạn có thể làm sạch cỏ dại bằng tay hoặc sử dụng lưới chắn để ngăn hạt cỏ không bay được vào ruộng lúa của mình. 

>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ Thuật Trồng Giống Lúa Đài Thơm 8 Hiệu Quả

Phòng trừ bệnh thường gặp trong kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9

Phòng trừ bệnh thường gặp trong kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9
Sử dụng loại thuốc phun trừ bệnh phù hợp cho lúa nàng hoa 9

Phòng trừ bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn hay còn gọi là bệnh cháy lá – Bệnh thường gặp trên giống lúa nàng hoa 9 làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Để ngăn ngừa bệnh này, bà con cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, bón phân đúng cách và không được để nước ngập úng trong ruộng quá lâu. 

Đặc biệt, nên theo dõi thời gian lúa nàng hoa 9 trổ bông để có thể sử dụng loại thuốc phun trừ bệnh phù hợp như: Trizole, Beam 75WP … và các biện pháp khác.

Phòng trừ bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn thường xuất hiện khi lúa nàng hoa 9 đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông. Để phòng trừ bệnh này, không quá khó khăn nếu bạn biết cách áp dụng các biện pháp đúng đắn. Bạn cần chú ý đến việc bón phân đầy đủ và cân đối cùng việc quản lý tốt nguồn nước sao cho không gây ngập úng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng một số loại thuốc trừ sâu như Dovatop 400SC hay Vida 3SC để xử lý tình trạng này.

Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nàng hoa 9 để đạt năng suất cao” được cung cấp ở trên, bà con có thể nắm bắt nhanh kiến thức và dễ dàng áp dụng vào thực tiễn sản xuất lúa nàng hoa 9. Nếu bà con có thắc mắc nào liên quan tới các loại phân bón, hãy liên hệ ngay phân bón Hà Lan để được hỗ trợ

liên hệ