Kỹ thuật trồng nghệ đỏ, nghệ vàng

Nghệ là một loài cây quen thuộc xuất hiện nhiều trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam. Nghệ không chỉ được dùng làm gia trong các món ăn truyền thống mà chúng còn được biết đến như một loại “thần dược” chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khá được ưa chuộng. Củ nghệ thường được sử dụng tươi và chế biến tinh bột nghệ hoặc được sản xuất thành dạng nghệ viên. Hiện nay phần lớn nông dân thường trồng nghệ vàng và trồng nghệ đỏ. Từ củ nghệ tươi ban đầu ,khi được chế biến thành tinh bột nghệ hoặc dạng viên trong hủ sẽ có giá thành cao hơn tùy theo từng loại.

Vốn dĩ cây nghệ có thuộc tính khá dễ trồng nên chúng thường được trồng trong các khoảng nhỏ sân vườn của các hộ gia đình để phụ vụ cho cầu hằng ngày. Tuy nhiên nhưng không phải ai cũng biết được cách nuôi dưỡng chúng thế nào cho tốt. Đặc biệt đối với việc kinh doanh sản xuất nghệ quy mô lớn thì còn cần phải nằm được kiến thức và có những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc bài bản để đạt được kết quả như kì vọng. Vậy kỹ thuật trồng nghệ đỏ,nghệ vàng thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Phân biệt giữa nghệ vàng và nghệ đỏ

1. Nghệ đỏ

Nghệ đỏ
Nghệ đỏ

Nghệ đỏ còn được gọi là nghệ nếp, hay nghệ răm. Chúng có hình dáng nhỏ, lõi trong màu đỏ cam, có lớp vỏ khá mỏng. Đa phần giống cây nghệ đỏ được trồng rộng rãi ở miền Bắc nước ta, nhất là ven khu vực Khoái Châu – Hưng Yên.

Có thể nói đây là giống nghệ rất khó trồng nên nghệ đỏ đem lại năng suất trồng tương đối thấp. Tuy nhiên “càng hiếm lại càng quý”, nghệ đỏ đem lại lượng tinh bột nghệ chất lượng cao hơn so với các giống nghệ khác. Chúng cung cấp Curcumin lớn nhiều hơn cả nghệ vàng thông thường. Vì thế nghệ đỏ thường được thu mua với giá tốt để dùng trong các công nghệ chế biến dược liệu, tinh bột, làm khô.

Do có nhu cầu cao về điều kiện đất đai, khí hậu cho nên chỉ những vùng chuyên canh nghệ đỏ như Khoái Châu thì mới có màu sắc đỏ cam chính thống đặc biệt . Giống nghệ đỏ này nếu đem trồng ở các khu vực khác thì sẽ thu hoạch lại giống nghệ có mạch giống nghệ là màu nhạt. Theo https://halan.net/, hàm lượng Curcumin trong nghệ đỏ có thể lên đến từ 4.7% cho đến 5.2% đối với 100mg tinh bột nghệ.

2. Nghệ vàng

Nghệ vàng (hay còn gọi là khương hoàng)
Nghệ vàng (hay còn gọi là khương hoàng)

Nghệ vàng (hay còn gọi là khương hoàng) tuy mật độ năng suất trồng cao hơn, hầu như ta có thể thấy có mặt ở khắp nơi nhưng lượng curcumin so lại không bằng nghệ đỏ. Hàm lượng dinh dưỡng Curcumin trong nghệ đỏ có thể cao gấp 4 lần so với nghệ vàng và vì thế nên nghệ đỏ nồng và đỏ hơn.

Nghệ vàng có phần lõi màu vàng cam nhạt sáng. Nghệ vàng tương đối dễ sống, có thể trồng được ở nhiều địa hình khác nhau và không cần chăm sóc nhiều, thời gian sinh trưởng cũng như phát triển của nghệ vàng cũng ngắn hơn so với nghệ đỏ.

II. Công dụng của từng loại nghệ

Sữa nghệ tươi là thức uống phổ biến và truyền thống tại Ấn Độ
Sữa nghệ tươi là thức uống phổ biến và truyền thống tại Ấn Độ

Curcumin trong nghệ đã được các chuyên gia chứng minh rằng chúng có nhiều lợi ích đối với não bộ, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và dưỡng nhan.

1. Công dụng của nghệ vàng

Nghệ vàng là bài thuốc được sử dụng rất nhiều liên quan đến vấn đề tiêu hóa và viêm đại tràng. Chúng giúp giảm triệu chứng viêm loét đại tràng với các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy và chảy máu ở trực tràng. Nghệ vàng giúp tăng khả năng đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Chính vì thế nghệ vàng từ lâu đã là một liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

Rất nhiều người đã sử dụng cách bôi nghệ vàng vào vết thương nhằm tăng khả năng phục hồi vết thương, hạn chế bị nhiễm trùng, giảm các triệu chứng đau nhức và có tác dụng trị sẹo hiệu quả. Đồng thời chúng còn có thể tái tạo các tế bào mới, và đóng góp đáng kể trong việc làm lành vết thương mau chóng.

2. Công dụng của nghệ đỏ

Cây nghệ đỏ có tác dụng tăng khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và bệnh tật. Nghệ đỏ chứa lượng lớn curcumin có nhiều hoạt chất curcuminoids có khả năng phá hủy các tế bào ung thư. Đây là một chiếc khiên chắn đúng nghĩa chống lại các khối u ác tình hình thành từ tia bức xạ. Dùng 100 – 200g nghệ đỏ mỗi ngày, sẽ bổ trợ rất tốt trong quá trình ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh ung thư, bệnh về thần kinh, và đặc biệt là bệnh Alzheimer.

Nghệ đỏ còn có khả năng làm tan các vùng máu xấu, khí hư, thông kinh. Hỗ trợ lưu thông các bọc máu ứ đọng, gia tăng lượng máu hao hụt cho phụ nữ sau sinh.

Bên cạnh đó, nghệ đỏ giảm thiểu các yếu tố tác động vào niêm mạc dạ dày tiêu biểu như hạn chế việc tiết axit ở dạ dày. Chúng hỗ trợ chống viêm bằng cách tác động các ổ viêm giúp cho các vết loét dạ dày mau lành. Nghệ đỏ có khả năng tiêu diệt tận gốc các tế bào có hại đến vùng biểu mô ở dạ dày. Từ đó giảm thiểu tình trạng xuất huyết dạ dày, tăng khả năng đề kháng ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.

Đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nghệ đỏ có tính kháng viêm vô cùng hữu ích. Nó có tác dụng kích thích sự phát sinh của cortisone trong tuyến thận và giảm thiểu sự phát triển của histamin gây ra đau nhức xương khớp.. Do mang hàm lượng curcumin cao nên nghệ đỏ được sử dụng phổ biến trong các quy trình chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tăng sức đề tráng cho cơ thể.

III. Kỹ thuật trồng nghệ đỏ, nghệ vàng

Nghệ được trồng khắp cả nước nhưng chủ yếu tại khu vực miền Bắc và Tây Nguyên
Nghệ được trồng khắp cả nước nhưng chủ yếu tại khu vực miền Bắc và Tây Nguyên

Cây nghệ mọc quanh năm nhưng nếu trồng mà không tính toán và tận dụng được điều kiện thời tiết “thiên thời địa lợi” thuận tiện thì sẽ hao tổn nhiều chi phí cũng như không đạt hiệu quả cao.

Cây nghệ sinh trưởng phù hợp trong khí hậu ôn hòa, đất ẩm và có nhu cầu lượng nước cao nên thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa.Ở miền Bắc nghệ thường được trồng vào đầu năm (tháng 2 – 4) và cuối năm (tháng 11 – 12) .Khu vực miền Nam bắt đầu khi thời tiết có nhiều độ ẩm,vì tại thời điểm này cây sẽ tận dụng được lượng nước mưa, thuận lợi cho cây nghệ sinh trưởng và phát triển.

Giống nghệ sở hữu đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh, vì thế suốt trong quá trình sinh trưởng, để giữ an toàn không được sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật nào.

Củ nghệ vàng hay nghệ đỏ cũng đều là cây trồng để lấy củ nên cần phải trồng ở các vùng đất tơi xốp hoặc ở loại đất thịt nhẹ tơi xốp, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt.

Hướng dẫn chi tiết trồng củ nghệ

Hướng dẫn chi tiết trồng củ nghệ
Hướng dẫn chi tiết trồng củ nghệ

Chọn hom nghệ

Nghệ có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng cách tách nhánh ra để tiết kiệm giống. Chọn những củ nghệ già đã lên nhiều mầm có độ dài từ 2 – 3 cm, mỗi củ có ít nhất từ 1 – 2 mầm trở lên, không bị sâu bệnh gây hại hay hư thối.

Trồng nghệ

  • Trước khi trồng, cày bừa đất thật kỹ, lên luống cao khoảng 20 – 25 cm và rộng 1m.
  • Bón lót cho đất bằng phân chuồng ủ hoại và super lân vào từng rãnh luống.
  • Rạch mỗi hàng sâu 10cm, phân chia khoảng cách mỗi củ cách nhau 20 – 25 cm và mỗi hàng cách nhau 30 – 35 cm.
  • Đặt củ nghệ đều xuống mỗi hàng rồi phũ lên trên một lớp đất trộn với phân bón hữu cơ, như phân hữu cơ Organic 1, hữu cơ Nutriefert 4-3-3, tưới nước rồi phủ thêm một lớp rơm rạ để giữ ẩm.
  • Một tuần sau mầm nghệ bắt đầu xuất hiện và trồi lên mặt đất, nếu hốc nghệ nào không mọc thì cần trồng dặm thêm để nghệ mọc đều.

Chăm sóc

Cây nghệ vào thời điểm ra hoa
Cây nghệ vào thời điểm ra hoa

Cây nghệ ưa ẩm vì vậy cần tưới đủ nước cho cây, tuy nhiên lưu ý lượng nước để tránh tình trạng bị ngập úng, ứa nước sẽ khiến cho cây bị thối rễ, thối củ.

  • Sau 1 tuần, mầm cây nghệ sẽ trồi lên mặt đất và đến khi ra được 2 – 3 lá thì vun xung quanh gốc cây con, thường xuyên kiểm tra và nhổ bỏ cỏ dại.
  • Sau 20 ngày, cây nghệ sẽ ra khoảng 5 – 6 lá, bón thúc bằng phân NPK Hà Lan 18-18-18+TE.

Cây nghệ trồng để lấy củ, vì thế mỗi tháng phải tiến hành vun xới gốc nghệ một lần, lấy đất từ giữa luống đắp vào hai hàng nghệ hai bên. Thường xuyên cắt tỉa các lá ở gần gốc cây để dưỡng chất tập trung vào gốc nghệ. Chỉ tưới sao đủ độ ẩm và để tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ phát triển nhanh nên vun xới cho đất tơi xốp.

Khoảng 1 tháng sau khi trồng, dùng phân bón NPK tưới 2 – 3 lần/1 tuần, kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc định kỳ mỗi tháng. Khi thấy bụi nghệ đã có 2 – 3 cây con, bón thúc phân NPK Hà Lan 16-9-21+TE rải cách gốc cây 10cm.

Nếu thấy cây nghệ không tiếp tục mọc lá non và lá bắt đầu ngả vàng nhạt thì tiến hành đào một vài gốc nghệ lên để kiểm tra tình trạng. Nếu vỏ củ nghệ có màu vàng sẫm thì đã đến lúc thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Do cây nghệ là cây dược liệu và củ nghệ tạo một mùi hương không mấy dễ chịu nên hầu như các loại sâu bệnh sẽ không tấn công cây nghệ, đây cũng là một điểm cộng của cây nghệ giúp quy trình trồng trọ và chăm sóc đơn giản hơn.

Một số loại bệnh thường xuất hiện trên cây nghệ như: thối củ, vàng lá, cháy lá,… có thể khắc phục bằng cách tạo độ thông thoáng cho rễ, tránh tình trạng ngập úng rễ.

Lưu ý: Cây nghệ là cây lấy củ nên trong quá trình trồng trọt và chăm sóc nếu thấy lá cây quá tươi tốt thì có thể tỉa bớt lá già, nhằm để cây tập trung dinh dưỡng vào củ nhiều hơn, đồng thời cũng tạo độ thông thoáng để không gây phát sinh các loại nấm bệnh.

Thu hoạch và bảo quản củ nghệ

Thu hoạch và bảo quản củ nghệ
Thu hoạch và bảo quản củ nghệ

Thời gian thu hoạch cây nghệ kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm sau khi trồng, nên thu hoạch nghệ vào thời điểm trời nắng ráo, đất khô. Cắt bỏ phần thân lá trên mặt đất và cuốc từng khóm, rũ sạch phần đất trước khi bắt đầu thu hoạch.

Kiểm tra tình trạng củ nghệ bằng cách cắt 1 vài nhánh, nếu thấy củ nghệ có màu vàng sẫm thì cây đã sẵn sàng để cho thu hoạch.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tham khảo thêm về giống cây nghệ và các kỹ thuật và chăm sóc nghệ đỏ, nghệ vàng thế nào sao cho khỏe mạnh nhất. Chúc các bạn thành công !