Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau húng láng và cách chăm sóc

kỹ thuật trồng rau húng láng

Húng láng là loài rau khá quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người Việt. Rau có mùi thơm vô cùng quyến rũ không chỉ làm hương vị cho nhiều món ăn, mà rau còn là vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây Công ty Phân bón Hà Lan sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu về công dụng cũng như kỹ thuật trồng rau húng láng và cách chăm sóc một cách chi tiết nhất.

Rau húng láng có đặc điểm gì?

Rau húng láng hay còn được gọi với tên gọi khác là rau húng thơm. Đây là một dạng thảo mộc có lá nhỏ, thân tròn, sống lâu năm và mọc lan thành khóm. Lá có bề mặt màu xanh thẫm, gân và cuống có màu tím, mùi thơm lan tỏa khắp không gian. Chính mùi thơm đặc trưng này mà húng láng trở thành loại rau để tiến vua. Rau được trồng trên đất Láng có lá dày, mùi thơm đặc trưng dịu mát. Húng có thể trồng cũng như thu hoạch quanh năm.

rau húng láng có đặc điểm gì

Công dụng của rau húng láng

Rau húng láng ngoài công dụng quen thuộc là làm gia vị trong các món ăn khác nhau vì dậy mùi thơm hấp dẫn, rau húng láng còn có công dụng xua đuổi côn trùng rất tốt. Đặc biệt, rau có tác dụng chữa bệnh không ngờ như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Các hoạt chất có trong rau húng láng có tác dụng kích thích tuyến nước bọt giúp tiết ra nhiều hơn men tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có lợi cho những ai mắc phải hội chứng ruột kích thích.
  • Phòng chống ung thư: Trong thành phần rau húng láng có chứa hoạt chất Perillil có khả năng ngăn chặn, hạn chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
  • Làm đẹp da: Không chỉ giúp giảm cân, rau húng láng còn có công dụng làm sáng da nhờ lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, khả năng chống oxy hóa, chống vi khuẩn, chống viêm, làm mềm da tốt.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Trong rau húng láng có thành phần ức chế sinh sản và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho.
  • Chữa viêm họng hạt: Rau có đặc tính kháng khuẩn, bảo vệ vùng họng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
  • Trị cảm lạnh và hen suyễn: Húng quế là bài thuốc dân gian chữa cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả, làm sạch đường hô hấp dẫn phổi, điều trị hen suyễn…

công dụng của rau húng láng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau húng láng

Kỹ thuật trồng rau húng láng

  • Thời điểm trồng: Rau húng láng rất dễ trồng, có thể trồng nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Thời điểm thích hợp nhất là tháng 5, cây dễ dàng phát triển tốt.
  • Chọn đất trồng: Trồng rau húng láng trên đất có thể trồng thành từng luống cao khoảng 15 – 20 cm. Đất trồng phải thoát nước tốt, tơi xốp, có nhiều mùn hữu cơ. Có thể sử dụng phân trùn quế trộn với tro trấu với tỷ lệ phù hợp hoặc dùng phân bón NPK cho đất để tăng dinh dưỡng.
  • Chọn giống: Có thể trồng rau húng láng bằng hạt hoặc bằng giâm cành. Nếu giâm cành thì nên chọn các cành từ cây mẹ khỏe, không có hoa để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.
  • Cách trồng rau húng láng: Cho đất vào 2/3 chậu, sau đó rồi tưới đẫm nước, rảy hạt xuống đất. Nếu giâm cành thì chọn cành có chiều dài khoảng 10 – 15cm, sau đó cắm trực tiếp xuống đất nhưng phải đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn là 15 – 20cm giữa các cành. Đưa chậu cây rau húng láng đã trồng vào nơi có khí hậu mát mẻ để đảm bảo hạt nảy mầm hay nhánh được ra rễ tốt hơn.

kỹ thuật trồng rau húng láng

Cách chăm sóc cây húng láng

Tưới nước

Cách chăm sóc rau húng láng để cây phát triển tốt thì không thể thiếu nước tưới. Cần tưới đều nước vào 2 lần/ ngày, khi tưới nên sử dụng bình phun chuyên dụng hoặc vòi phun sương để không làm xói rau, đảm bảo chậu luôn ẩm. Không để rau bị khô làm đen thân lá và chết dần.

Kỹ thuật bón phân rau húng láng

Để chăm sóc rau húng láng, bà con cần bổ sung thêm cho cây các loại phân bón hữu cơ, phân bón NPK để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bón phân đặc biệt quan trọng nhất là giai đoạn cây con. Nếu cây bị đen thân lá sau mỗi lần thu hoạch thì bà con cần cắt chừa gốc, sau đó bón thêm phân hữu cơ Om Basic lên bề mặt đất trồng để tạo môi trường tốt nhất cho cây sinh trưởng và hạn chế mầm bệnh trong đất.

kỹ thuật bón phân

Nếu như đất đã được trộn sẵn phân hữu cơ và phân NPK chuyên dùng cho rau thì bà con cũng không cần quá lo lắng về kỹ thuật bón phân. Những loại phân này đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trong suốt thời gian 60 ngày để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Phân bón nên sử dụng loại phân NPK có hàm lượng phù hợp, pha loãng phân để tưới hoặc rắc vòng quanh chậu. Mỗi lần bón phân chỉ khoảng 1 muỗng cà phê/chậu pha với 2 lít nước khi rau đã cho vài đợt lá mới và nên phun phân vào sáng sớm hoặc lúc chiều mát. Hàng tháng nên tưới phân NPK hay phân hữu cơ 1 lần để cây phát triển nhanh hơn.

Thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh

Rau húng láng sau 2 tháng đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch cần dùng dụng cụ sắc bén để cắt, chừa lại khoảng 3 – 4cm. Sau mỗi đợt thu hoạch thì nên bón phân hữu cơ để giúp rau cho thêm nhiều cây mới. Không nên cắt chừa thân quá dài khiến cho rau mau bị già thân, suy yếu từ từ.

thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh

Rau rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu, nhất là thời điểm mùa mưa kéo dài, rau dễ bị dập lá ,dư nước, cây bị thối nhũn mà chết. Với khí hậu nắng nóng kéo dài, rau không được tưới đủ nước thì dễ bị còi cọc, bị đen, bà con cần cắt bỏ thân lá đen, bón thêm ít phân NPK, phân hữu cơ trùn quế, trong thời gian khoảng 15-20 ngày cây sẽ đâm ra những cây rau non mới.

phòng trừ sâu bệnh trên rau húng láng

Húng láng tuy không bị nhiều sâu bệnh tấn công, tuy nhiên cũng cần phải phòng ngừa để có được lứa rau chất lượng nhất, cây không bị suy yếu. Nên định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh khu vực trồng rau để hạn các loại mầm bệnh phát triển.

Phổ biến và mang lại công dụng tuyệt vời trong cuộc sống, rau húng láng ngày càng được nhiều bà con ưa chuộng đưa vào trồng với số lượng lớn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hy vọng với những thông tin về công dụng, kỹ thuật trồng rau húng láng và chăm sóc trên đây đã giúp cho bà con có được kỹ thuật tốt nhất, mang lại vườn rau chất lượng với năng suất cao.