Trồng rau thủy canh tĩnh và trồng rau thủy canh động là hai phương pháp thủy canh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, thủy canh tĩnh được dùng nhiều tại các gia đình, thủy canh động được dùng nhiều tại trang trại nuôi trồng rau củ. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc về kỹ thuật trồng rau thủy canh mang lại hiệu quả cây trồng tốt nhất.
Khái niệm thủy canh tĩnh và động
Trồng rau thủy canh là gì?
Trồng rau thủy canh là phương pháp nuôi trồng rau trực tiếp trong môi trường dung dịch chất dinh dưỡng và hoàn toàn không sử dụng đất. Đây là phương pháp trồng rau hiện đại, được áp dụng tại cả thành phố và nông thôn.
Khái niệm trồng rau thủy canh tĩnh và động
Trồng rau thủy canh tĩnh là trồng rau trong hệ thống thủy canh mà dung dịch dinh dưỡng không có sự lưu động đi và và đi ra liên tục trong quá trình phát triển của cây. Rễ cây lúc nào cũng được nhúng một phần hoặc toàn bộ vào dung dịch dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng trong hệ thống sẽ giảm theo từng ngày.
Trồng rau thủy canh động hay còn được biết đến là phương pháp thủy canh hồi lưu. Đây là phương pháp trồng rau trong hệ thống thủy canh có sự lưu chuyển dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch này được bơm từ thùng chứa đi khắp các ống. Nếu dung dịch dư sẽ được chuyển lại vào thùng dưỡng chất ban đầu.
Lợi ích của trồng rau thủy canh
Trồng rau thủy canh là phương pháp hiện đại để tạo ra nguồn thực phẩm rau xanh sạch, không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước, đất. Phương pháp này giúp kiểm soát tốt được những yếu tố khắc nghiệt của thiên nhiên như mưa gió, mưa đá, bão, sương muối, mưa axit vì hệ thống thủy canh đều được che chắn.
Trồng thủy canh không cần đất trồng. Bạn chỉ cần chuẩn bị dụng cụ đựng dung dịch, hạt giống, giá thể giữ cây là có thể nuôi được rau. Do vậy, những vùng đất như hải đảo, đồi núi hay tại thành phố, khu nhà cao tầng cũng dễ dàng trồng được rau sạch.
Bên cạnh đó, trồng thủy canh còn mang lại các lợi ích khác như:
- Trồng được nhiều vụ trên 1 năm và có thể trồng trái vụ.
- Không cần xử lý đất, không có cỏ dại và không cần tưới nước.
- Năng suất trồng rau trong 1 năm cao vì có thể trồng nhiều vụ.
- Cây cho hàm lượng dinh dưỡng cao và ổn định.
- Không đòi hỏi quy trình lao động nặng nhọc.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh động
Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống phù hợp cho trồng rau thủy canh là những cây rau, củ quả ngắn ngày như các loại rau xanh, ớt, dưa chuột, cà chua, cà tím… Những loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ thường không phù hợp cho phương pháp này.
Hạt giống cần lựa chọn thương hiệu uy tín, có độ thuần chủng cao. Nếu người trồng lấy giống từ các mùa vụ trước thì nên chọn hạt có độ mẩy, nhắn mịn để sức sống cây con tốt. Lưu ý, giữa các đời hạt giống khác nhau sẽ có sự thoái hóa nhất định. Do vậy, người nuôi không nên tự tích giống tại nhà quá nhiều lần.
Chuyển cây/hạt lên giàn thủy canh
Hạt giống có thể được gieo trong giá thể tại nhà gieo hoặc gieo trực tiếp lên giá thể đặt trên giàn thủy canh động. Khi cây đã có rễ dài từ 3 – 5cm, sức sống khỏe mạnh thì người trồng thực hiện chuyển cây giống lên dàn. Chú ý chuyển nhẹ nhàng để cây không bị tổn thương rễ, nhất là cây có rễ cọc. Cần cho toàn bộ rễ cây vào trong lòng máng thủy canh.
Dinh dưỡng cho hệ thống
Dung dịch dinh dưỡng cho hệ thống là hỗn hợp các vi chất, khoáng chất dinh dưỡng ở dạng ion hòa tan, cây có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất này để phát triển. Các dưỡng chất này được pha vào nước và đây cũng là môi trường chính để nuôi cây.
Nồng độ các chất trong dung dịch (PPM) của cây ở các lứa tuổi khác nhau sẽ khác nhau. Với cây non, PPM ở khoảng 600 – 800 (mg dinh dưỡng/1 lít dung dịch).
PPM cho một số loại cây phổ biến là:
Tên cây trồng | PPM | PH |
Bắp cải | 1750 – 2100 | 6.5 – 7.0 |
Bắp cải mini | 1750 – 2100 | 6.5 – 7.5 |
Xà lách | 560 – 840 | 5.5 – 6.5 |
Cà chua | 1400 – 3500 | 5.5 – 6.5 |
Súp lơ xanh | 1960 – 2450 | 6.0 – 6.5 |
Súp lơ trắng | 1050 – 1400 | 6.0 – 7.0 |
Cà rốt | 1120 – 1400 | 6.3 |
Dưa leo | 1190 – 1750 | 5.8 – 6.0 |
Hành củ | 980 – 1260 | 6.0 – 6.7 |
Khoai tây | 1400 – 1750 | 5.0 – 6.0 |
Củ cải | 840 – 1540 | 6.0 – 7.0 |
Dung dịch dinh dưỡng nuôi cây có nhiều cách pha. Bạn có thể pha hỗn hợp của phân N (đạm), P (lân), K (kali) hòa tan trong nước. Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều dung dịch dinh dưỡng nồng độ cao được đóng chai sẵn. Người trồng có thể mua về, pha loãng làm dung dịch nuôi cây.
Chăm sóc cây
Trong hệ thống thủy canh động, dung dịch dinh dưỡng cấp trong rễ cây có sự lưu chuyển liên tục. Nguyên lý hoạt động là thủy triều, sục khí và tưới nhỏ giọt. Tất cả dinh dưỡng thừa sẽ được chuyển về bể chứa dinh dưỡng ban đầu.
Cây trồng thủy canh cần đảm bảo về pH và ánh nắng tự nhiên. Nếu thời tiết nắng quá gắt, người trồng cần che chắn bằng lưới che nắng.
Để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng trong tự nhiên, giàn thủy canh nên được đặt trong nhà màng có lưới chống côn trùng. Nếu nuôi nhỏ lẻ thì nên cắt tỉa lá cho độ dày phù hợp và bắt sâu bệnh nếu có. Nếu sử dụng thuốc trừ sâu, người nuôi nên áp dụng chế phẩm sinh học thay vì thuốc sâu hóa học.
Thu hoạch rau thủy canh
Khi đến tuổi thu hoạch, người trồng cần đưa cả rau và giá thể ra khỏi hệ thống. Nếu rau trồng tại trang trại thì nên thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để rau không bị mất nước.
Vệ sinh hệ thống thủy canh động
Sau mỗi mùa vụ, hệ thống thủy canh động cần được vệ sinh cả trong và ngoài máng, bể chứa dung dịch. Thời gian nuôi trồng sẽ có rong, rêu hình thành. Đồng thời, xơ từ giá thể thải ra được lưu vào bể chứa dưỡng chất. Nếu để quá nhiều có thể gây tắc máy bơm hay dòng chảy của ống dẫn dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh
Dụng cụ và nguyên liệu chuẩn bị
Kỹ thuật trồng thủy canh tĩnh đơn giản hơn kỹ thuật trồng thủy canh động về hệ thống thủy canh. Ở phương pháp này, người trồng chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ là loại bể chứa và giá thể. Bể chứa có thể là thùng xốp, chậu nhựa, xô nhựa. Lưu ý, người nuôi nên bọc lớp nilon bên trong lòng bể chứa để đảm bảo bể không bị rò rỉ nước.
Khung chứa giá thể được cải tạo từ nắp thùng xốp, giá, rổ nhựa. Giá thể được làm từ xơ dừa, râu ngô, rơm rạ mềm ngâm hoặc luộc kỹ.
Gieo hạt giống
Phương pháp này chủ yếu sử dụng tại nhà nên hạt giống sẽ được gieo trực tiếp vào giá thể hoặc ủ nảy mầm rồi đưa vào giá thể.
Trồng cây trong dung dịch
Ở phương pháp trồng thủy canh tĩnh, rễ cây được tiếp xúc mọi thời gian với dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch này không có sự lưu động trong suốt quá trình nuôi trồng. Do vậy, phương pháp này thường sử dụng dụng cụ sục khí oxy cho rễ. Trong quá trình phát triển, người trồng sẽ thêm dinh dưỡng định kỳ vào thùng xốp, chậu chứa dung dịch.
Thu hoạch
Với những loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như rau muống, người trồng có thể cắt cây và tiếp tục cho dinh dưỡng vào để gốc cây đâm lên mầm non. Với cây trồng thu hoạch 1 lần như cây mầm, rau cải, xúp lơ thì cần đưa cả khung và giá thể ra ngoài, vệ sinh khung, bể chứa để chuẩn bị cho lứa tiếp theo.
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch thủy canh làm từ phân NPK
Người nuôi trồng có thể tự pha dung dịch bằng phân NPK tại nhà để trồng rau. Tỷ lệ giữa các nguyên tố khác nhau tùy vào loại cây và lứa tuổi cây. Bạn nên tham khảo tỷ lệ chi tiết trước khi pha để đảm bảo rễ cây không bị sót dẫn đến teo rễ và hỏng cây.
Nếu trong quá trình nuôi thấy lá cây vàng, cây phát triển chậm thì cần thêm chất dinh dưỡng cho cây. Dung dịch dinh dưỡng thay mới là tốt nhất. Nếu tháo lắp giá thể, khung cây quá phức tạp thì có thể đưa trực tiếp phân NPK vào dung dịch cũ.
Phân bón là một nguồn dinh dưỡng phổ biến để làm dung dịch dưỡng chất trồng rau thủy canTrồng rau thủy canh là phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại mang lại hiệu quả cao. Truy cập bài viết để hiểu thêm kỹ thuật trồng thủy canh tĩnh và độngh. Kết hợp với những kỹ thuật trồng thủy canh tĩnh, thủy canh động theo chia sẻ ở trên mong rằng bạn đọc sẽ xây dựng được mô hình thủy canh phù hợp cho gia đình hay nông trại của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu mua phân NPK phục vụ cho hệ thống thủy canh.