Sầu riêng là một loại cây thuộc vùng nhiệt đới, được trồng ở nhiều quốc gia với gần 200 giống sầu riêng khác nhau. Đây là một loại quả giá bán khá cao nên được rất nhiều nông dân lựa chọn trồng nhằm phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, sầu riêng chuồng bò cũng là một loại cây được nhiều nông dân lựa chọn, họ luôn chú ý đến kỹ thuật trồng cây sầu riêng chuồng bò và cách bón phân cho cây hiệu quả. Cùng Công ty Phân bón Hà Lan xem ngay bài viết bên dưới để tham khảo thêm những kỹ thuật trồng loại cây này nhé!
Đặc điểm khái quát cây sầu riêng chuồng bò
Sầu riêng chuồng bò là một loại trái cây phát triển ở vùng nhiệt đới. Cái tên “sầu riêng chuồng bò” xuất phát từ việc nó mọc hoang dại ở chuồng bò. Ngoài ra, loại cây này được trồng chủ yếu tại Tiền Giang, Bến Tre hoặc một số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ. Giống cây này phát triển mạnh mẽ với trọng lượng từ 1 – 2.5kg, dáng hình trụ, phần gai to dày, khi chín sẽ có màu vàng hơi xám.
Phần cơm loại sầu riêng này màu vàng nhạt, mềm và khá nhão. Khác với những loại sầu riêng khác, sầu riêng chuồng bò có vị ngọt nhẹ và bùi bùi béo béo đặc trưng riêng mình. Đặc biệt, sầu riêng chuồng bò trên lá cây có đốm nên rất dễ phân biệt với các loại vây sầu riêng khác. Bởi vì thích nghi được với nhiều loại khí hậu nên cây sầu riêng chuồng bò rất dễ trồng và chăm sóc, do đó kỹ thuật trồng cây cũng không quá khó khăn như với các loại cây khác.
Kỹ thuật trồng và bón phân cây sầu riêng chuồng bò cho năng suất cao
Muốn cây phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao thì những người nông dân cũng cần nghiên cứu để chọn ra kỹ thuật trồng và bón cây sầu riêng chuồng bò sao cho hiệu quả nhất.
Trồng cây sầu riêng bằng phương pháp nhân giống
Sầu riêng có rất nhiều cách nhân giống, việc nhân giống sẽ giúp người nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư và chất lượng giống được tốt hơn.
Nhân giống vô tính
Trước khi nhân giống ta phải tạo gốc ở phần gốc tháp, thông thường các gốc tháp là cây sầu riêng chuồng bò con được gieo bằng hạt, khi cây cao đến 60cm đủ sức đủ khoẻ thì sẽ được bước vào giai đoạn nhân giống vô tính. Dụng cụ được sử dụng để nhân giống là loại dao mũi nhọn, rạch một đường ngay trên gốc cần ghép hoặc chiết cành cách mặt đất khoảng 30cm rồi mở miệng tháp.
- Cách ghép cành hình chữ U: đưa mũi dao nhọn rạch một đường lên gốc thành hình chữ U, đặc biệt tránh chạm vào lõi bên trong. Sau đó, bạn cần tách gốc cành ngay trên nhánh cây sầu riêng mẹ, rồi đặt mắt tháp vào phần vỏ đã được rạch ở trên cho khéo léo. Sau cùng dùng sợi nilon quấn cho chặt quanh phần tháp để chúng bám dính vào nhau. Khoảng vài tuần sau, nếu phần được ghép vẫn còn tươi tốt chứng tỏ việc ghép cành này đã thành công.
- Chiết cành: cách này được thực hiện vào mùa mưa. Bạn nên chọn một cành cây tươi tốt nhất ở trên thân cây mẹ, dùng một chiếc dao thật bén cắt bỏ phần vỏ ở cây mẹ nhưng không được chạm vào phần lõi của cây. Sau đó sử dụng bùn đất trộn cùng các loại phân ốp chặt vào phần lõi, phía bên ngoài sử dụng bao bố hoặc rẻ rách bọc phần đầu sao cho chặt. Đến khi phần búi ra rễ non thì cưa cành cách bầu rễ mang ra hố và bắt đầu trồng.
Nhân giống hữu tính
Với cách này thường dùng hạt sầu riêng để ươm hạt, các bác nông dân sẽ chọn những hạt từ quả cơm vàng, hạt to tròn, không bị sâu bệnh, ươm vào bầu hoặc nuôi dưỡng trực tiếp dưới hố trồng. Ở mỗi hố gieo khoảng 2 – 3 hạt, đến thời gian cây phát triển thì chọn ra những cây khoẻ mạnh, đâm chồi vượt bậc nhất, rồi ở mỗi hố trồng chỉ để lại 1 cây. Phương pháp này hiện nay ít được áp dụng bởi đã quá cũ và thời gian thu hoạch kéo dài rất lâu, phải 7 – 8 năm cây mới được thu hoạch.
Trồng cây sầu riêng chuồng bò bằng cành
Tháp cành
Có 2 kiểu tháp cành là tháp nêm và tháp ngọn:
- Tháp nêm: sử dụng dao vạt hình gỗ nêm ngay gốc tháp. Sau đó, ghép cành với nơi gốc tháp sao cho chúng khít với nhau. Cũng như phương pháp trên các bác nông dân cũng sử dụng túi nilon để cố định chúng với nhau, giúp phần được ghép không bị lung lay, gãy rụng do những tác nhân của môi trường bên ngoài.
- Tháp ngọn: cần sử dụng gốc tháp từ 2 – 4 tháng tuổi, đọt tháp thì chỉ cần một đoạn lá non. Dùng lưỡi lam làm công cụ cắt ngang gốc tháp với vết cắt khoảng 1,5cm tại thân. Sau đó vuốt đọt tháp thành hình mũi nêm và đặt lại vào vết chẻ ở gốc tháp, dùng cao su quấn lại theo kiểu mái ngói. Cách này giúp cho tháp không bị gãy khi trồng.
Ghép cành
Để đảm bảo mắt ghép sống và phát triển, các bác nông dân khi thực hiện phương pháp này đều rất tỉ mẩn và độ tập trung vô cùng cao.
- Đầu tiên dùng dao chuyên dụng rạch 2 đường song song trên vỏ cây và 1 đường chữ U nằm ngang ở vị trí gốc ghép cách mặt đất khoảng 15cm. Dùng dao tách vỏ sao cho phần vỏ được tách ra khỏi lõi nhưng phần trên thì vẫn dính vào nhau.
- Tiếp đến, rạch một đường phân chia 2 vỏ này, dùng dao khoét thành 1 lỗ nhỏ. Sau đó dùng dao tách lấy mắt đã ghép, đưa mắt vào vị trí cùng chiều với chữ U nằm ngang. Đậy vỏ sao cho mắt tháp nhú khỏi lỗ một đoạn 5cm.
- Cuối cùng lấy dây cao su hoặc nilon quấn chặt chỗ ghép cho nước không xâm nhập vào.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng chuồng bò
Trồng cây sầu riêng chuồng bò được tiến hành thông qua 6 bước:
- Bước 1: Đảo đều phân trong hố trước khi gieo trồng.
- Bước 2: Tạo một điểm đặt cây, tuỳ theo kích thước bầu để tạo. Giữa hố trồng tạo một điểm sâu khoảng 20cm với đường kính khoảng 1cm.
- Bước 3: Dùng kéo để cắt bỏ phần rề thừa, sau đó cẩn thẩn rạch một đường dài quanh bầu để bầu không vỡ. Sau đó tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, chú ý không được đặt quá sâu hoặc quá nông.
- Bước 4: Phủ đất lên mô rồi nén chặt, phủ đất sao cho thấp hơn miệng bầu khoảng 1m để nước không bị ngập úng.
- Bước 5: Cắm cọc để làm giá đỡ cho cây.
- Bước 6: Tiến hành tưới nước, giữ độ ẩm cho cây trồng.
Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý những điều sau:
- Đất trồng không được nhiễm mặn, thoát nước tốt, độ pH của đất từ 5 – 6. Đất phải tơi xốp, giàu mùn.
- Tránh những nơi có mùa nắng kéo dài 4 tháng để trồng cây.
- Cần trồng ở nơi nhiều ánh sáng, trồng xen với các cây lớn và mật độ trồng không được quá dày. Xung quanh cây sầu riêng cần có cây chắn gió để tránh cành bị gãy, sinh trưởng tốt.
Kỹ thuật bón phân cây sầu riêng chuồng bò
Giai đoạn phát triển
Đầu tiên, bạn phải xác định thời gian bón phân đang trong thời điểm nào, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của từng giai đoạn để bón phân cho phù hợp.
- Phân NPK, phân hỗn hợp: được bón trong nhiều năm ( bón khoảng 4 – 6 lần ), nên bón hàng tháng để có kết quả tốt.
- Phân hữu cơ: bón 1 lần vào mùa mưa.
- Phân vi lượng: sử dụng 2 lần/năm.
Tiếp đến, xác định cách bón phân cho hợp lý với từng loại đất trồng:
- Bón gốc: Với phân bón hữu cơ – bón vào hố trước trồng hoặc rải quanh bồn phía ngoài. Với phân vô cơ – bón tập trung phân ở tầng đất mặt.
- Phun lá: nên phun vào buổi sáng và mặt dưới lá để tăng hiệu quả.
Tiến hành bón phân cho lá, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bón sau:
- Bón lót: trộn phân hữu cơ và vôi thật đều với đất và trước khi trồng 15 – 30 ngày thì lấp vào hố.
- Bón thúc: xới nhẹ đất, rải đều phân sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Giai đoạn kinh doanh
Đầu tiên, bạn phải xác định thời gian bón phân, căn cứ vào dinh dưỡng để bón phân hiệu quả:
- Sau khi thu hoạch: bón phân gà hoai mục từ 20 – 30kg/cây hoặc kết hợp phân vô cơ với hàm lượng NPK theo tỷ lệ 1:1 với 1 – 2kg/cây
- Tạo mầm và kích thích trổ hoa: vào khoảng 30 – 40 ngày trước khi ra hoa cần phun NPK lên cao với liều lượng từ 0.3 – 0.5kg/200 lít nước.
- Giai đoạn ra hoa: cần bón phân có hàm lượng Kali cao với tỉ lệ 12:12:17:2 theo công thức N:P:K:Mg
- Giai đoạn quả chín: bón phân NPK Hà Lan 18-8-16+TE từ 2 – 3kg/cây kết hợp với khoảng 1.5kg phân KNO3 để quả được to và ngon hơn.
Tiếp đến, xác định cách bón phân:
- Bón gốc: Với phân hữu cơ – bón rải quanh bồn. Với phân vô cơ – bón tập trung phân ở tầng đất mặt, xới phân nhẹ và rải trong tán.
- Phun lên lá: phun theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo chất lượng sinh trưởng của cây.
Tiến hành bón phân cho sầu riêng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bón sau:
- Bón lót: trộn phân hữu cơ và vôi thật đều với đất vào rãnh và lấp lại.
- Bón thúc: xới nhẹ đất, rải đều phân sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ A-Z về kỹ thuật trồng cây sầu riêng chuồng bò và cách bón phân cho cây sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn mới bắt đầu sẽ không bị lúng túng khi chăm sóc vườn sầu riêng chuồng bò mới gieo trồng nữa.