Lựu là loại cây được trồng cho quả, đồng thời được nhiều gia đình trồng làm cảnh bởi tính thẩm mỹ cao. Trái lựu đẹp mắt tạo nên không gian hoàn hảo, ấn tượng và nổi bật hơn. Không chỉ vậy, cây lựu còn mang ý nghĩa cho sự may mắn, được dùng làm bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy mà nhu cầu trồng cây lựu ngày càng tăng cao, được quan tâm nhiều hơn nữa. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây lựu đúng cách giúp mỗi người chủ động khi lựa chọn loại cây này.
Chuẩn bị trước khi trồng cây lựu
Chọn thời vụ thích hợp
Lựu là loại cây trồng thuộc nhóm cây nhiệt đới với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Bởi thế, chúng ta dễ dàng trồng được vào thời điểm mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, việc trồng cây lựu được đánh giá cao, thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, cuối mùa thu. Đây là thời điểm mà loại cây trồng này có thể hồi xanh, sinh trưởng nhanh chóng và hiệu quả.
Lựa chọn giống cây
Gieo hạt và ghép cành là các phương pháp chính để tạo ra cây giống, đáp ứng cho nhu cầu trồng cây lựu của mỗi người. Song, với phương pháp gieo hạt thì cây con phát triển khá chậm, lâu cho quả. Bởi thế, việc trồng cây lựu bằng chiết cành được áp dụng phổ biến, được lựa chọn chủ yếu.
Đảm bảo cây con được lựa chọn mang đầy đủ những phẩm chất tốt từ cây mẹ, khỏe mạnh giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi. Phát triển nhanh chóng, sớm cho quả, không bị thoái hóa đều được đảm bảo. Ưu tiên chọn cây giống có đủ rễ, có chồi giúp quá trình phát triển thuận lợi hơn.
Làm đất và chuẩn bị hố trồng
Cây lựu thích hợp với đất thịt trộn với hữu cơ hoai mục, hay đất phù sa màu mỡ. Đặc biệt, khi lựa chọn trồng lựu trong chậu thì việc phối trộn đất trồng cần chú ý tiến hành cẩn trọng, đúng tiêu chuẩn. Qua đó việc tạo nên đất trồng chất lượng được đảm bảo tốt.
Sử dụng loại đất trồng phù hợp, tiến hành làm đất kỹ lưỡng là yêu cầu bắt buộc. Lúc đó việc canh tác loại cây trồng này mới được đảm bảo thực hiện tốt như yêu cầu. Làm cỏ, diệt mầm bệnh, đồng thời kết hợp với xới xáo, bón lót,… giúp tăng độ phì nhiêu cho đất trồng hiệu quả.
Sau khi làm đất xong việc đào hố cần thực hiện. Yêu cầu đối với kích thước hố trồng tiêu chuẩn khoảng 40 x 40 x 40cm với khoảng cách có sự cân đối hợp lý. Cần đảm bảo đủ không gian giúp cây lựu phát triển tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng cây lựu đạt tiêu chuẩn
Cách trồng cây lựu khá đơn giản mà mỗi chúng ta đều có thể áp dụng dễ dàng. Cây giống con khỏe mạnh, đạt chuẩn sau khi mua về chúng ta bọc lớp nilon bên ngoài bầu đất ra một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng. Thao tác này cần tránh tình trạng làm vỡ bầu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới bộ rễ của cây giống.
Sau khi đã bóc xong lớp nilon chúng ta tiến hành đặt bầu nhẹ nhàng xuống hố đã đào trước đó, tiếp tục lấp đất cho đầy xung quanh gốc cây. Sử dụng tay nén chặt vị trí quanh gốc cây đảm bảo tránh tình trạng lung lay, thậm chí là đổ có thể xảy ra. Cây lựu sau khi trồng cần cố định gốc theo hướng thẳng đứng mới tạo điều kiện để mỗi cây giống sớm phát triển tốt, thuận lợi.
Cây lựu khi hoàn thành việc trồng cây yêu cầu cần tưới đẫm nước nhằm giữ độ ẩm cần thiết cho đất trồng. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới thời gian cây hồi xanh, kích thích ra rễ.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây lựu
Trồng cây đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng cách giúp cây lựu sớm phát triển, cho thu hoạch với lượng quả chất lượng, sai trái. Cách chăm sóc cây lựu không quá khó khăn, phức tạp mà chúng ta dễ dàng có thể áp dụng. Yêu cầu cơ bản cụ thể là:
Tưới nước
Đặc trưng của cây lựu là giống cây ưa sáng, ưa nước nên yêu cầu cần cung cấp đầy đủ nước, đặc biệt là giai đoạn mới trồng. Nó giúp cung cấp đủ nước, duy trì độ ẩm thích hợp cho đất trồng. Qua đó việc canh tác loại cây trồng cho trái, làm cảnh này mới đạt kết quả cao như ý.
Đặc biệt, trong giai đoạn mùa khô việc tưới nước càng cần lưu ý, tránh để đất bị khô ảnh hưởng tới cây trồng. Bên cạnh đó, việc quấn thêm rơm rạ ở vị trí quanh gốc nên được cân nhắc thực hiện. Qua đó việc giữ ẩm, tránh tình trạng bốc hơi nước trong đất có khả năng xuất hiện.
Ngoài ra, vào giai đoạn cây đang cho trái việc cung cấp đủ nước cũng cần được chú ý. Trong trường hợp cây lựu bị thiếu nước khi đang cho trái sẽ khiến quả khi thu hoạch kích thước nhỏ, trọng lượng không lớn và ăn không ngon. Tưới nước đều đặn hàng ngày, lượng nước thích hợp, có sự cân đối trong điều kiện thời tiết cụ thể tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Làm cỏ
Đảm bảo vườn trồng, chậu trồng không có tình trạng cỏ dại xuất hiện. Cần chú ý tới việc làm cỏ thường xuyên, liên tục tránh để cỏ mọc tranh dinh dưỡng của cây. Đặc biệt sau những đợt mưa lớn, kéo dài việc làm cỏ cần chú ý thực hiện giúp không gian trồng cây luôn quang đãng, sạch sẽ để tránh nguy cơ mầm bệnh xuất hiện.
Ưu tiên tiến hành làm cỏ tối thiểu 2 lần/ năm vào khoảng tháng 2 sau vụ xuân và vụ thu vào khoảng tháng 9 hàng năm. Song song với làm cỏ việc xới xáo đất ở xung quanh gốc cần được chú trọng thực hiện đầy đủ nhằm tăng độ tơi xốp cho đất trồng.
Tỉa cành tạo tán
Đặc điểm của cây lựu là có hệ thống cành, lá phát triển tốc độ nhanh chóng, mạnh mẽ. Vì vậy, việc cắt tỉa định kì mỗi năm là yêu cầu bắt buộc trong quá trình chăm sóc loại cây trồng này. Nó đảm bảo giúp thúc đẩy cây trồng phát triển khỏe mạnh và thuận lợi.
Những cành yếu, dày, hay còi cọc cần được cắt bỏ sớm tránh tranh dinh dưỡng với các cành chính. Chỉ giữ lại những cảnh dáng đẹp, khỏe để tập trung dinh dưỡng giúp quá trình phát triển của cây nhanh chóng hơn.
Đối với cây lựu trong thời kì đang ra hoa cần chú ý áp dụng các biện pháp thúc chồi. Thông qua việc tỉa cành, hay vặt bỏ đi những chồi ngọn thì việc thúc chồi sẽ đạt hiệu quả cao hơn, thúc đẩy cây lớn lên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa.
Quy định bón phân khi trồng cây lựu
Bón phân cho cây lựu có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ. Canh tác đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn tạo điều kiện cho loại cây trồng này phát triển tốt.
Bón lót
Yêu cầu đối với bón lót khi trồng cây lựu cần thực hiện sau khi làm đất, đào hố trồng. Bón lót trực tiếp xuống hố trồng sau đó lấp đất lại, trước khi bắt đầu trồng cây giống khoảng 2 – 3 tuần giúp cải thiện độ tơi xốp, tăng độ màu mỡ cho đất.
Sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 hoặc Organic Gold bón vào mỗi hố trồng với liều lượng khoảng 1 – 3kg/ gốc là hợp lý nhất. Đảm bảo lượng phân bón phù hợp giúp duy trì được lượng dưỡng chất cần thiết trong đất, từ đó giúp cây trồng phát triển tốt ngay từ sau khi trồng.
Bón thúc
Bón thúc cho canh tác cây lựu có những yêu cầu riêng, sử dụng liều lượng thích hợp mới đem lại hiệu quả cao. Việc bón thúc cho giống cây trồng này qua từng năm sẽ có những tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ. Trong đó cụ thể sẽ là:
- Bón thúc trong năm đầu tiên: Năm đầu tiên sau khi trồng chúng ta tiến hành bón thúc khoảng 3 lần bằng phân bón NPK 20-20-15, hoặc NPK 16-16-8, hay NPK Humax rong biển,… với liều lượng sử dụng khoảng 0.2 – 0,3kg/ cây/ lần. Mỗi lần bón thúc cách nhau khoảng 3 tháng là hợp lý.
- Bón thúc từ năm thứ 2 trở đi: Mỗi năm tiến hành bón thúc làm 2 đợt với liều lượng sử dụng là 0.3 – 0,5 kg/ cây/ lần bằng phân bón NPK 20-20-15, hoặc NPK 16-16-8, hay NPK Humax rong biển,… Đặc biệt, khi cây đã cho thu hoạch cần chú ý tới việc bón thúc để bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn cây ra hoa, nuôi quả.
Kết luận
Với từng giống cây trồng khi lựa chọn yêu cầu cần tiến hành canh tác đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mới tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt nhất. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lựu đúng tiêu chuẩn giúp mỗi người chủ động trong việc áp dụng, từ đó giúp quá trình canh tác loại cây này diễn ra thuận lợi, cho năng suất cao. Trồng cây lựu đúng cách để thu hoạch trái chất lượng, hay đơn giản trồng làm cảnh giúp không gian sống trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.