Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.
Thời vụ thích hợp trồng mãng cầu ta
Thích hợp với hầu hết các thời điểm trong năm, tuy nhiên việc trồng theo đúng thời vụ luôn được đánh giá cao hơn. Trồng mãng cầu ta thì thời vụ nên cân nhắc lựa chọn chính là:
- Trồng vụ Xuân trong khoảng tháng 2 – 3.
- Trồng vụ Thu khoảng từ tháng 8 – 10.
- Trồng vụ Đông trong khoảng từ tháng 11 – 12.
Thực hiện trồng mãng cầu ta đúng thời vụ thích hợp, đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách giúp cây trồng có điều kiện phát triển khỏe mạnh toàn diện. Nhờ đó, chúng ta có thể thu hoạch được năng suất mãng cầu cao như ý.
Chuẩn bị trước khi trồng mãng cầu ta
Chọn giống
Việc lựa chọn giống cây mãng cầu chủ yếu dựa vào màu sắc và đặc điểm của vỏ qua. Qua đó, lựa chọn giống trồng mãng cầu ta chất lượng đem lại thành phẩm chất lượng theo yêu cầu.
- Mãng cầu quà xanh: toàn bộ vỏ quả có màu xanh, khi chín màu dần sáng hơn chuyển sang xanh nhạt.
- Mãng cầu quả nâu: có lá xanh đậm và vỏ quả có màu nâu đặc trưng dễ nhận biết.
Bên cạnh đó, việc dựa vào đặc trưng của thịt quả cũng mang tới cho chúng ta nhiều sự lựa chọn. Trong đó cụ thể sẽ là:
- Cây mãng cầu dai: có vỏ mỏng, dễ dàng tách vỏ khỏi thịt quả khi ăn, đồng thời mỗi quả có nhiều thịt, chắc và ngọt đậm, phần hạt dễ tách được khỏi thịt quả.
- Cây mãng cầu bở: đặc trưng là vỏ màu xanh, phần thịt ở dạng bở, bóc vỏ khó hơn với mãng cầu dai và quả khi chín thường hay nứt. Thịt quả mãng cầu bở ngọt song không chắc như mãng cầu dai.
Nhân giống
Tùy thuộc ở từng vùng miền mà việc trồng cây mãng cầu nên cân nhắc tiến hành nhân giống bằng ghép cành hoặc trồng hạt. Trong đó, với đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn theo thủy chiều thì ghép trên gốc bình bát là lựa chọn hợp lý. Trong khi đó, ở những vùng đất khác có thể sử dụng hạt giống, hoặc chiết cành để trồng.
Làm đất trước khi trồng mãng cầu ta
Đất cần được loại bỏ hoàn toàn cỏ dại, xới xáo nâng cao độ tơi xốp trước khi tiến hành trồng. Nhờ vào đó việc tạo điều kiện cho cây mãng cầu phát triển tốt, khỏe mạnh và cho trái sớm được đảm bảo.
Kết hợp với làm đất là tiến hành bón lót tăng dưỡng chất cho cây, hay rắc vôi bột giúp loại bỏ những mầm bệnh còn tồn tại trên đất. Làm đất và phơi ải tối thiểu 10 ngày trước khi trồng mãng cầu ta để cây trồng có điều kiện lớn lên khỏe mạnh nhất.
Đất sau khi đã làm kỹ tiến hành đào hố để trồng mãng cầu ta. Tiến hành đào hố kích thước 50 x50 cm (sâu x rộng). Sau khi đào hố tiến hành cho thêm phân bón cùng với lớp đất mặt và cho vào hố đào.
Kỹ thuật trồng mãng cầu ta cơ bản
Cây mãng cầu có nhiều cách trồng khác nhau mà chúng ta có thể cân nhắc áp dụng. Tùy thuộc vào từng loại giống, phương pháp nhân giống áp dụng chúng ta có thể tiến hành trồng theo quy trình, có những kỹ thuật riêng cần được đảm bảo.
Đối với trồng cây na chúng ta tiến hành đặt bầu ở giữa hố với yêu cầu mặt bầu cần cao hơn mặt đất khoảng 5cm. Sau khi đặt bầu cây giống vào hố chuẩn bị trước đó tiến hành lấp đất, nện thật chặt và thực hiện việc ủ gốc, tưới nước và cắm cọc giúp cố định lại cây mãng cầu đã trồng.
Trồng mãng cầu na yêu cầu cần duy trì mật độ thích hợp để đảm bảo không gian phát triển cho mỗi cây. Theo đó, mật độ tiêu chuẩn cần áp dụng là 4 x 4m, tương đương với mật độ khoảng 625 cây/ ha.
Hướng dẫn chăm sóc mãng cầu ta
Chăm sóc đúng cách và toàn diện tạo điều kiện lý tưởng cho cây mãng cầu phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Nhanh cho trái, chất lượng trái tốt như yêu cầu là điều được đảm bảo tốt.
Tưới nước cho cây na
Sau thời gian trồng khoảng 1 tháng duy trì tần suất tưới nước 1 lần/ tuần nếu trời không mưa. Ở năm thứ hai trở nên cần chú ý tưới nước thường xuyên, duy trì độ ẩm cần thiết để tránh tình trạng rụng quả xuất hiện do thiếu nước.
Làm cỏ xới xáo
Khi trồng mãng cầu ta cần thực hiện làm cỏ dại thường xuyên duy trì độ thông thoáng cần thiết cho không gian phát triển của cây mãng cầu. Làm cỏ giúp tránh sâu bệnh, không tranh dưỡng chất để cây phát triển. Duy trì việc xới xáo khoảng 3 lần/ năm, tuy nhiên cần chú ý không tiến hành xới xáo vào giai đoạn cây ra hoa và đậu quả.
Thụ phấn bổ sung
Ngoài việc để cây được thụ phấn tự nhiên thì việc hỗ trợ thụ phấn bổ sung giúp tăng khả năng đậu trái. Sử dụng các hoa có cánh đã hé nở với phần nhị có màu kem là tốt nhất. Tiến hành thu hoa đực vào buổi chiều, để trong một hộp nhỏ đậy kín để tránh tình trạng mất nước. Thụ phấn bổ sung vào sáng sớm bằng cách dùng que cuốn bông gòn chấm vào những hột phấn màu vàng nhạt chấm vào phần nướm nhụy một cách nhẹ nhàng. Ưu tiên chọn những hoa mọc ở cành to, hay ở thân có cánh đang mở ra giúp quá trình thụ phấn được thực hiện tốt.
Tiêu chuẩn bón phân cho cây mãng cầu ta
Thực hiện bón phân dành cho cây mãng cầu yêu cầu cần thực hiện đầy đủ với bón lót và bón thúc. Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng tạo điều kiện cho quá trình phát triển, cho quả với năng suất cao.
Bón lót
Việc thực hiện bón lót khi trồng mãng cầu ta cần thực hiện vào giai đoạn làm đất, trước khi trồng cây giúp tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất trồng. Sử dụng từ 2 – 3 kg/ cây/ lần để việc bón lót được tiến hành thuận lợi. Quá trình bón lót ưu tiên sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1 là thích hợp.
Bón thúc
Tiến hành bón thúc cần tiến hành đều đặn hàng năm giúp cây trồng có thể lớn lên khỏe mạnh, có thể đem lại năng suất cao nhất. Thông thường, bón thúc cho cây mãng cầu thực hiện khoảng 3 lần/ năm.
- Bón thúc lần 1: Thời điểm bón vào khoảng tháng 2 – 3 hàng năm khi đón hoa, đón lộc ở cây mãng cầu. Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 bón thúc với lượng từ 0.3 – 0,5 kg/ cây/ lần.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm tiến hành bón thúc vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm khi cây đang nuôi quả, nuôi cành. Dùng khoảng 0.5 – 1kg/ cây/ lần với phân Seven cây ăn trái.
- Bón thúc lần 3: Tiến hành vào khoảng thời gian từ tháng 10 – 11 hàng năm với phân NPK 17-7-17 hoặc NPK 16-9-21+TE hoặc Seven cây ăn trái, bón từ 0.5 – 1kg/ cây/ lần.
Kỹ thuật giúp tăng đậu trái khi trồng na
Thụ phấn tự nhiên ở cây mãng cầu có tỉ lệ thành công khá kém, đồng thời quả khi phát triển không đảm bảo to đều đạt chuẩn. Bởi thế, việc hỗ trợ thụ phấn bổ sung cần được tiến hành. Nó giúp tăng độ đậu trái, cũng đảm bảo được chất lượng thành phẩm là lý tưởng và hoàn hảo nhất.
Bên cạnh đó, chú ý tới việc duy trì độ ẩm cho đất để tránh tình trạng rụng hoa, rụng trái non xảy ra. Song song với việc bón đầy đủ phân theo tiêu chuẩn giúp cây mãng cầu có được tỉ lệ đậu trái cao, cho năng suất tốt.
Phòng trừ sâu bệnh khi trồng mãng cầu ta
Khi trồng mãng cầu ta sẽ gặp những bệnh hại thường thấy, cần được chú ý phòng trừ đầy đủ. Cụ thể phải kể tới chính là:
- Rệp sáp, ruồi đục trái, rệp mềm,… cần được kiểm tra để phát hiện kịp thời. Nó đảm bảo giúp quá trình xử lý sâu bệnh này được tiến hành hiệu quả. Trong tình trạng nghiêm trọng việc sử dụng thuốc sâu chuyên dụng cần được cân nhắc, từ đó giúp giảm thiểu tác động của các loại rệp, ruồi,… hiệu quả.
- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporivides ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của cây trồng. Sử dụng thuốc trừ sâu phun ướt đều lá, thân cây,… để đảm bảo tình trạng bệnh không phát triển gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Cần chú ý với loại thuốc này cần ngừng phun trước thời điểm thu hoạch khoảng 20 ngày để tránh ảnh hưởng tới chất lượng trái.
Kết luận
Tuân thủ kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta giúp cây mãng cầu có được điều kiện phát triển tốt nhất. Qua đó, việc canh tác loại cây trồng này diễn ra thuận lợi, cho năng suất cao và chất lượng quả đạt chuẩn.