Tìm hiểu về kỹ thuật trồng nhãn sẽ giúp chúng ta chủ động áp dụng khi có nhu cầu canh tác. Đối với cây nhãn được trồng để lấy quả là chủ yếu có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Mang tới một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe thì cây nhãn được đưa vào trồng ngày càng nhiều. Đa dạng ở giống cây, mang tới hương vị hấp dẫn đặc biệt thì việc tìm hiểu kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây nhãn như thế nào sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thời vụ và mật độ trồng nhãn

Thời vụ thích hợp canh tác
Thời điểm lý tưởng nhất để trồng nhãn là khoảng từ đầu tháng 4 tới giữa tháng 5 hàng năm. Đây là khoảng thời gian có mưa nên cây giống con khi trồng sẽ phát triển nhanh chóng, cũng giúp chúng ta tiết kiệm được công sức cho việc tưới nước. Tuy nhiên, cần chú ý tới khả năng tiêu nước trong trường hợp mưa lớn và kéo dài.
Mật độ trồng nhãn phù hợp
Trồng nhãn cần chú ý tới việc duy trì mật độ thích hợp. Trong đó, khoảng cách giữa hai cây khoảng 5 – 6m tương đương với khoảng 300 – 350 cây/ ha là mật độ hợp lý. Tuân thủ đúng mật độ giúp cây nhãn có được không gian phát triển toàn diện, hiệu quả.
Phương pháp nhân giống cho cây nhãn
Hiện nay, phương pháp nhân giống cho cây nhãn có 2 lựa chọn chính là gieo hạt và chiết cành. Với từng phương pháp lại có những ưu điểm, có những thế mạnh riêng. Cụ thể chính là:
- Gieo hạt trồng nhãn thường được áp dụng khi chúng ta muốn giữ lại gốc ghép.
- Chiết cành là phương pháp nhân giống được áp dụng cơ bản và chủ yếu hiện nay. Nó giúp cây nhãn cho ra quả sớm, cây con có khả năng kế thừa được đầy đủ những ưu điểm của cây mẹ. Tuy nhiên, chiết cành đồng nghĩa với cây khi trồng nhanh già, cũng có nguy cơ bị đổ ngã cao hơn.
Kỹ thuật trồng nhãn đúng tiêu chuẩn

Chọn giống
Cây giống khi lựa chọn cần đảm bảo chọn những cây cứng cáp, khỏe với khả năng cho nhiều quả, chất lượng quả tốt, đồng thời cần có cùi dày thơm,… Chọn giống cây chất lượng, phù hợp thị hiếu người dùng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao kh thu hoạch.
Làm đất
Tiến hành làm đất là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo khi canh tác cây nhãn. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật giúp canh tác cây nhãn diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao như ý.
- Làm đất giúp tăng độ tơi xốp cho đất trồng, đồng thời thực hiện việc đào hố đầy đủ. Hố đào duy trì kích thước tiêu chuẩn là 60 x 60 x 60cm hoặc 80 x 80 x 80cm giúp quá trình trồng cây con được thực hiện tốt.
- Bón lót là công đoạn không thể thiếu trong quá trình làm đất trước khi trồng. Tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ thích hợp giúp làm giàu dưỡng chất cho đất trồng, tăng độ tơi xốp,…
Thực hiền trồng nhãn
Thực hiện trồng nhãn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ đúng các bước giúp quá trình trồng được thực hiện tốt. Trong đó các bước cơ bản cần tiến hành cụ thể chính là:
- Sử dụng dao tiến hành khoét một lỗ nhỏ ở trên cây, đảm bảo lỗ vừa vặn với bầu cây con.
- Cắt mặt đấy của bầu, sau đó cho cây vào giữa mô đất đã đào trước đó với yêu cầu mặt bầu cần bằng với mặt trên của mô đất.
- Rạch để loại bỏ lớp nylon bọc bên ngoài bầu đất của cây giống. Quá trình này cần làm cẩn trọng, khéo léo để tránh làm tổn thương tới bộ rễ của cây.
- Tiến hành việc lấp đất nhẹ nhàng đều khắp hố trồng, nén đất nhẹ nhàng xung quanh gốc.
- Tiến hành cắm cọc tre cho cây nhãn con đảm bảo không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài gây gãy, đổ.
- Quá trình trồng nhãn sau khi hoàn thành chúng ta dùng rơm khô ủ kín mô và tưới nước duy trì độ ẩm thích hợp.
Hướng dẫn sóc khi trồng nhãn

Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn trong vườn trồng không quá phức tạp, có thể dễ dàng thực hiện một cách đơn giản. Trong đó, những yêu cầu chính trong chăm sóc cây nhãn khi canh tác yêu cầu chính là:
Làm cỏ
Diệt trừ cỏ dại xuất hiện là yêu cầu bắt buộc. Nó giúp tránh tình trạng chất dinh dưỡng bị phân tán, đồng thời cũng tránh tình trạng sâu bệnh hại có nơi để trú ngụ và phát triển gây hại cho cây trồng. Không chỉ vậy, việc xới tơi đất còn là cách giúp bộ rễ của cây nhãn tăng khả năng trao đổi chất, bộ rễ trở nên cứng cáp hơn và đồng thời dễ dàng phát triển.
Tiến hành làm cỏ đều đặn và thường xuyên theo đúng định kì. Qua đó, duy trì vườn trồng đạt tiêu chuẩn giúp cây trồng có điều kiện phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Tưới nước
Khi nhãn mới trồng cần tiến hành tưới nước đều đặn, thường xuyên cho tới khi cây con ra lá ổn định. Sau đó, việc tưới nước cần duy trì định kì 3 ngày/ lần là hợp lý. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết mùa mưa kéo dài không cần tưới thêm nước.
Ngoài ra, trong tình trạng mưa nhiều, dài ngày cần chú ý để tránh ngập cho cây nhãn đầy đủ. Duy trì lượng nước vừa phải, độ ẩm của đất hợp lý giúp cây trồng phát triển thuận lợi, cho trái năng suất và không có tình trạng bị thối rễ, hay chết cây có khả năng xảy ra.
Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn thanh

Kỹ thuật bón phân khi trồng nhãn cần tiến hành chuẩn xác tạo điều kiện cho cây trồng có điều kiện phát triển toàn diện và khỏe mạnh, cho năng suất cao. Trong đó, tiêu chuẩn phân bón cụ thể cần đảm bảo chính là:
Bón lót
Bón lót là công đoạn thực hiện vào thời điểm làm đất, trước khi trồng cây con. Tiến hành bón lót sử dụng phân bón hữu cơ 3 con gà, hoặc cân nhắc dùng phân bón hữu cơ Organic 1 với liều lượng từ 1 – 3kg/ cây/ lần.
Bón thúc
Bón thúc cần thực hiện trong từng mùa vụ của cây nhãn. Từ đó giúp tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, cho trái và cho năng suất cao. Trong đó, bón thúc cho cây nhãn chúng ta thực hiện qua 4 lần cơ bản chính là:
- Bón thúc lần 1: Tiến hành vào giai đoạn sau khi thu hoạch quả khoảng tháng 8 – 9 giúp hỗ trợ cho cây phục hồi sau một mùa vụ. Đây là đợt bón cơ bản cần thực hiện bằng phân NPK Hà Lan 20-20-15 với lượng sử dụng từ 0.5 – 1kg/ lần/ cây.
- Bón thúc lần 2: Thời điểm thực hiện vào khoảng đầu tháng 2 khi cây nhãn đã bắt đầu phân hóa mầm hoa. Việc bón thúc vào giai đoạn này giúp thúc đẩy cây nhãn ra hoa, nuôi lộc bằng liều lượng 0.5 – 1kg/ lần/ cây phân bón NPK Hà Lan 20-20-15.
- Bón thúc lần 3: Sử dụng phân bón NPK Hà Lan 17-7-17 với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ lần/ cây vào giai đoạn từ cuối tháng 3 tới đầu tháng 4. Bón thúc vào thời điểm này có nhiệm vụ chính là giúp hỗ trợ để chùm hoa phát triển tốt, cải thiện khả năng đậu quả, thúc đẩy cho cành hè phát triển.
- Bón thúc lần 4: Thực hiện bón thúc vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 để bổ sung thêm dinh dưỡng cho ây để quả phát triển. Chúng ta sử dụng phân bón NPK Hà Lan 16-9-21, hoặc phân bón NPK Hà Lan 12-12-18,… với lượng khoảng 0.5 – 1kg/ lần/ cây.
Bón thúc cho cây yêu cầu cần thực hiện đúng cách mới mang lại giá trị cao, giúp cây trồng hấp thu được dưỡng chất triệt để. Khi đất ẩm chúng ta chỉ cần tiến hành rải đều phân NPK trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tiến hành tưới nước để hỗ trợ giúp hòa tan phân.
Trong điều kiện thời tiết khô hạn chủ đông hòa tan phân với nước trước khi tưới đều lên mặt đất theo hình chiếu của tán. Nên tiến hành xới nhẹ đất, sau đó tưới nước để cải thiện khả năng hấp thu cho rễ cây.
Phòng và xử lý sâu bệnh khi trồng nhãn

Đối với cây nhãn khi trồng thông thường sẽ có 2 loại sâu bệnh hại chính là bọ xít và bệnh thán thư. Mỗi loại cần có cách xử lý thích hợp mới giảm thiểu tác đọng tiêu cực tới năng suất cây nhãn khi thu hoạch:
- Đối với bọ xít sẽ gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây đang ra hoa và ra quả non. Sử dụng thuốc trừ sâu xử lý bọ xít chuyên dụng phun vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, phun lại lần 2 vào khoảng 1 tuần sau đó.
- Đối với bệnh thán thư: bệnh hại này thường tác động chủ yếu trên chùm hoa, cũng khiến quả có khả năng rụng nhiều hơn, hay chậm lớn. Sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng cho bệnh thán thư tiến hành phun trên cây vào giai đoạn khi hoa nhãn chưa nở.
Kết luận
Mỗi loại cây trồng khi canh tác cần tuân thủ những yêu cầu, có những kỹ thuật riêng cần được đảm bảo. Trồng nhãn và chăm sóc đúng cách giúp cây trồng phát triển tốt, đậu quả và cho năng suất cao, chất lượng trái đạt chuẩn. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây nhãn đúng chuẩn, áp dụng đầy đủ giúp canh tác vườn nhãn có được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn.