Mỗi giống cây khi lựa chọn canh tác cần tuân thủ kỹ thuật trồng, cách chăm sóc khác nhau. Đối với cây táo đại khi được lựa chọn sẽ có những yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đại riêng được áp dụng, từ đó giúp quá trình canh tác loại cây lấy quá này đạt hiệu quả cao, cho năng suất tốt. Là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với nhiều loại đất, nhiều điều kiện thời tiết thì trồng táo càng được ưa chuộng, trở nên phổ biến hơn.
Thời vụ và mật độ trồng cây táo đại
Cây táo hiện nay được đưa vào canh tác chủ yếu vào vụ xuân, thời điểm khoảng tháng 2 – 4 hàng năm. Đối với những cây giống ghép sớm thì thời điểm bắt đầu trồng có thể là khoảng tháng 11, thời tiết sang xuân sẽ giúp cây có điều kiện phát triển và sinh trưởng nhanh chóng hơn.
Đối với cây táo khi trồng yêu cầu mật độ tiêu chuẩn khoảng 3 – 4m/ cây là thích hợp. Đảm bảo trồng với mật độ vừa phải, hợp lý giúp tạo đủ không gian để cây phát triển, cho trái năng suất cao.
Kỹ thuật trồng cây táo đại
Đối với giống táo đại thì đây là loại cây trồng dễ canh tác, khả năng thích hợp trên hầu hết các loại đất trồng. Cùng với năng suất ổn định, không có quá nhiều sâu bệnh thì trồng táo trở thành lựa chọn hợp lý. Trước khi tiến hành, thì việc làm đất, hay đào hố trồng cần tiến hành trước thời điểm trồng cây khoảng 2 – 3 tuần là thích hợp nhất. Canh tác thuận lợi khi có sự chuẩn bị đầy đủ, đúng chuẩn. Trong đó những yêu cầu quan trọng sẽ là:
Làm đất
Cày bừa, xới xáo đất trồng kỹ càng đảm bảo loại bỏ cỏ dại, mầm bệnh, nâng cao độ tơi xốp. Bên cạnh đó, việc bón lót cần chú ý tiến hành trong giai đoạn này giúp tăng độ phì nhiêu, cải thiện độ tơi xốp giúp cây táo phát triển tốt hơn khi canh tác. Quá trình làm đất cần đặc biệt chú ý tiến hành kỹ càng, cẩn trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng của cây táo đại ngay từ sau khi trồng.
Đào hố trồng
Tiến hành đào hố trồng với kích thước tiêu chuẩn là 40 x 40 x 40cm là hợp lý. Hố sau khi đào tiến hành bón lót sau đó lấp đất, vun ụ lồi lên so với mặt vườn khoảng 20cm. Đảm bảo phân bón lót nằm sâu phía dưới, tuyệt đối không để tiếp xúc trực tiếp tới rễ cây khi trồng.
Cách trồng cây táo đại cơ bản
Lựa chọn giống phù hợp, cây giống khỏe mạnh thì quá trình trồng có thể tiến hành. Chúng ta vét một hố nhỏ nằm giữa ụ đã tạo ra trước đó. Sau đó, tiến hành đặt bầu cây nằm ngang với mặt vụ, vun đất và nén chặt xung quanh bầu. Đảm bảo cây táo đại được trồng trên ụ cao, tránh tình trạng ngập úng có thể xảy ra, đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Cây con sau khi trồng cần được phủ rơm xung quanh gốc với độ dày khoảng từ 2 – 3cm là hợp lý. Ngay sau khi trồng tiến hành tưới đẫm nước vào gốc cây, đảm bảo duy trì được độ ẩm vừa phải cho đất trồng. Nếu trồng trong điều kiện thời tiết đang mưa không nên tưới thêm nước.
Hướng dẫn cách chăm sóc táo đại
Chăm sóc cây táo đại khi canh tác không quá khó khăn hay phức tạp. Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật giúp cây táo phát triển nhanh chóng, sớm cho trái với năng suất cao, chất lượng trái tốt. Yêu cầu trong chăm sóc cây táo có những lưu ý quan trọng cần chú ý chính là:
Tưới nước
Vào tuần đầu tiên sau khi trồng việc tưới nước cần chú ý tiến hành đều đặn mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Mỗi lần tưới khoảng 1 thùng nước để cung cấp đầy đủ độ ẩm để cây hồi xanh, sớm sinh trưởng. Sau thời điểm đó tiến hành tưới nước 2 – 3 ngày/ lần là được.
Trong giai đoạn cây táo đại đang sinh trưởng, hay đang cho trái rất cần nước. Tình trạng thiếu nước nếu xuất hiện sẽ khiến quả nhỏ, vỏ dày, chất lượng không tốt, ăn khá chát. Bởi thế, cân đối ở lượng nước tưới là điều cần được chú ý.
Làm cỏ
Duy trì việc làm cỏ đều đặn, thường xuyên nhằm loại bỏ cỏ dại, tránh tranh dinh dưỡng với cây táo đại. Đồng thời, việc làm cỏ còn giúp không gian phát triển của cây táo thoáng đãng hơn, giảm thiểu tình trạng mầm bệnh xuất hiện và gây hại tới cây trồng.
Quá trình làm cỏ nên kết hợp với xới xáo gốc giúp tăng độ thông thoáng, khả năng thoát nước cho vườn trồng. Thực hiện đều đặn các đợt trong năm đảm bảo vườn trồng đạt chuẩn để cây táo phát triển tốt.
Phòng trừ sâu bệnh
Nhóm sâu bệnh chính xuất hiện ở cây táo tiêu biểu là sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu cắm lá, sâu đục quả,… Bởi thế, tháng 6 – 7 hàng năm cần tiến hành sử dụng các loại thuốc trừ sâu chuyên dụng, đặc trị để loại bỏ nguy cơ sâu bệnh tấn công gây hại cho cây, ảnh hưởng tiêu cực tới quả.
Đốn cây
Sau mỗi mùa thu hoạch việc đốn cây cần thực hiện. Việc đốn táo với từng giống, từng mục đích sản xuất sẽ có cách thức thực hiện khác biệt. Trong đó, đốn cành cần đảm bảo cho vụ xuân sẽ ra được nhiều cành mới, khỏe mạnh để nâng cao sản lượng khi thu hoạch. Trong đó có 2 cách đốn chính được áp dụng là:
- Đốn phớt: đây là cách đốn cây được làm thường xuyên, liên tục hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Mục đích chính của đốn phớt cho cây táo chính là giúp nâng cao sản lượng cho vụ sau, duy trì được năng suất ổn định.
- Đốn đau: mục đích chính là giúp tạo tán cho những cây táo còn nhỏ, thường trong giai đoạn khoảng 1 – 3 năm tuổi. Đối với những cây đã lớn việc cắt hết cành chỉ để lại gốc ở 3 cành lớn ở năm trước sẽ giúp cây cho trái chất lượng, năng suất tốt hơn cho mùa vụ sau.
Cách bón phân cho cây táo đại
Cây táo đại ở từng độ tuổi lại có những yêu cầu riêng trong việc bón phân. Đảm bảo bón phân đúng tiêu chuẩn kỹ thuật giúp cung cấp đủ dưỡng chất để sinh trưởng, phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đối với bón lót và bón thúc cho cây táo sẽ có những quy định riêng cần tuân thủ:
Bón lót
Phân bón lót được cho trực tiếp vào từng hố trồng sau đó lấp đất lại, tiến hành trước khi trồng cây từ 2 – 3 tuần. Sử dụng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân bón hữu cơ Organic 1 với liều lượng từ 1 – 3kg/ hố trồng.
Bón thúc
Tùy thuộc vào độ tuổi của cây táo đại việc bón thúc sẽ có những yêu cầu riêng cần đảm bảo. Trong đó, việc bón thúc cần tuân thủ yêu cầu cơ bản là:
– Đối với cây 1 năm tuổi: Yêu cầu cần tiến hành bón thúc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 2 tháng. Sử dụng một số loại phân bón như NPK 16-16-8, hoặc NPK 20-20-15, với liều lượng từ 0.2 – 0,3kg/ cây/ lần.
– Đối với cây từ 2 năm tuổi trở lên: Tiến hành bón đều đặn thành 4 đợt trong năm. Cụ thể là:
- Đợt 1: Vào tháng 1 tiến hành bón thúc lần đầu tiên chúng ta sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 0.3 – 0,5kg/ cây.
- Đợt 2: Thời điểm tháng 3 tiến hành bón thúc lần thứ hai với phân bón NPK 17-7-17 liều lượng cụ thể là 0.3 – 0,5kg/ cây.
- Đợt 3: Sử dụng phân bón NPK 17-7-17 với liều lượng là 0.3 – 0,5kg/ cây tiến hành bón thúc vào khoảng tháng 5.
- Đợt 4: Đợt bón thúc cuối cùng trong năm cho cây táo đại sẽ thực hiện vào khoảng tháng 7 với phân bón NPK 16-9-21 với liều lượng là 0.3 – 0,5kg/ cây.
Kết luận
Trồng táo đại tùy thuộc vào giống trồng, cũng như điều kiện thực tế sẽ có những yêu cầu riêng. Trong đó, với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đại cơ bản kể trên bà con hoàn toàn có thể tham khảo, cân nhắc áp dụng để có thêm những kiến thức quý báu, bổ ích. Trồng và chăm sóc đúng cách giúp cây táo phát triển khỏe mạnh, sớm cho trái với năng suất cao, thành phẩm đạt chất lượng để đem lại nguồn thu tốt.