Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc Chanh Không Hạt

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chanh không hạt

Chanh không hạt cho trái quanh năm mang tới khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của người. Khi nhu cầu sử dụng chanh không hạt là khá lớn thì đây là loại cây trồng lý tưởng cân nhắc để canh tác trên diện tích đất trồng hiện có. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chanh không hạt giúp bà con nông dân có thêm lựa chọn để canh tác, có thêm thu nhập từ diện tích đất trồng mà mình có.

Chuẩn bị trước khi trồng chanh không hạt

Chuẩn bị trước khi trồng
Chuẩn bị trước khi trồng chanh không hạt

Thời vụ thích hợp

Đặc trưng của loại chanh này là có thể trồng quanh năm đều phù hợp. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để trồng chanh không hạt là vụ đông xuân khoảng tháng 2 – 3, hoặc vụ thu đông tháng 8 – 10. Tiến hành trồng vào khoảng thời gian phù hợp giú tạo điều kiện cho cây trồng phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Chọn giống

Việc chọn giống là một yêu cầu cơ bản cần chú ý thực hiện. Đối với loại cây trồng này khi chọn giống đạt chuẩn giúp quá trình canh tác diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao như yêu cầu.

  • Chanh không hạt được nhân giống vô tính với cây con mang đầy đủ những đặc tính tốt từ cây mẹ. Cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng trái ổn định.
  • Chọn lựa cây con đạt tiêu chuẩn, lá xanh tốt, không có tình trạng sâu bệnh hại bất thường.

Điều kiện đất trồng

Đất trồng cây chanh không hạt lý tưởng cần có độ pH duy trì từ 5.0 – 6.5, là loại đất thịt chứa giàu mùn, hoặc đất thịt pha với tầng cách tác tiêu chuẩn từ 0.5 – 1m. Bên cạnh đó, yêu cầu của đất trồng loại cây này cần đảm bảo có khả năng thoát nước tốt.

Trồng chanh không hạt cần chú ý không để tình trạng ngập úng xảy ra, lượng mưa trung bình duy trì khoảng 1500mm hàng năm là hợp lý, đồng thời lượng mưa cần được phân bố đều các tháng trong năm.

Kỹ thuật trồng chanh không hạt đạt chuẩn

Kỹ thuật trồng chanh không hạt đạt chuẩn
Kỹ thuật trồng chanh không hạt đạt chuẩn

Yêu cầu ở mật độ trồng

Đối với cây chanh không hạt, cũng như bất kì loại cây trồng nào khác thì đảm bảo mật độ trồng phù hợp là yêu cầu bắt buộc. Duy trì được mật độ hợp lý tạo không gian để cho cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt.

Trồng chanh không hạt thường theo hàng, hoặc theo nanh sấu với yêu cầu cây cách cây 3 x 3m hoặc 3 x 4m là thích hợp. Bên cạnh đó, luống trồng cần đảm bảo có chiều rộng từ 60 – 80cm là hợp lý, chiều sâu của luống trồng tùy thuộc vào điều kiện của khu vực đất trồng thực tế.

Cách trồng chanh không hạt

Trước khi tiến hành trồng chanh không hạt việc làm đất, đào hố trồng cần được hoàn thành đầy đủ, thường là trước thời điểm trồng khoảng 1 tháng. Làm cỏ, xới xáo, bón lót cần thực hiện trước khi lên luống, đào hố trồng. Nâng cao dinh dưỡng, đồng thời giúp đất trồng tơi xốp hơn.

  • Đối với giống cây nhánh chiết cần đặt nghiêng với những cây giống chiết ít nhánh. Điều này tạo điều kiện giúp cho các đọt có thể dễ dàng mọc lên, từ đó tạo tán thuận lợi. Bên cạnh đó cần chú ý việc cắm cọc buộc dây vào thân cây tránh tình trạng cây bị lay gốc, thậm chí là bị chết.
  • Với cây ghép yêu cầu cần xoay mắt ghép theo hướng gió chính, đồng thời tiến hành lấp đất ngang với cổ rễ hoặc cao hơn từ 1 – 2 cm là hợp lý. Trong quá trình trồng cần hết sức cẩn trọng để tránh làm vỡ bầu, hoặc thực hiện việc lấp đất quá sâu.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh không hạt

Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh không hạt
Hướng dẫn cách chăm sóc cây chanh không hạt

Chăm sóc cây chanh không hạt có một số những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Tìm hiểu và tuân thủ đầy đủ giúp cây trồng phát triển toàn diện, sinh trưởng tốt và cho năng suất trái cao. Trong đó những yêu cầu cơ bản trong chăm sóc loại cây trồng này chính là:

Tưới nước

Chanh không hạt ngay sau khi trồng cần thực hiện việc tưới nước ngay, từ đó giúp duy trì độ ẩm thích hợp để cây bén rễ, hồi xanh. Sau đó khoảng 3 – 5 ngày tiến hành tưới lại với lượng nước thực tế tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thực tế.

Đối với chanh không hạt khi trồng việc giữ ẩm trong tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hồi phục, thích nghi của cây trồng với điều kiện mới. Bởi thế, tiến hành tưới nước cần chú ý thực hiện đều đặn, đầy đủ lượng nước thích hợp. Đồng thời việc có biện pháp giữ ẩm cho gốc cây trồng là vấn đề mà bà con nông dân cần đặc biệt chú ý.

Tỉa cành

Với vóc dáng nhỏ hơn so với các loại cây có múi khác thì việc tải cành, tạo tán cho chanh không hạt cũng có đôi chút khác biệt. Mật độ trồng khoảng 3m một cây là khá rộng, bởi thế cây trồng đủ không gian để lớn lên một cách tự nhiên, có tán tỏa đều xung quanh gốc.

Yêu cầu với chanh không hạt sau khi trồng sau khoảng 1 – 2 tháng khi đã hồi phục cần thực hiện việc hãm ngọn. Chú ý nuôi từ 5 – 7 chồi khỏe mạnh, nằm phân bố đều tạo tán cân đối, đồng thời thực hiện việc cắt bỏ đi những cành gãy, già cỗi, hay cành bị sâu đục thân.

Chắn gió

Trồng các loại cây chắn gió với tán nhỏ, đồng thời không chiếm quá nhiều không gian, ánh sáng cần được cân nhắc thực hiện. Với hàng cây chắn do có chiều cao thích hợp, cách hàng cây chanh khoảng 5m là hợp lý. Lúc đó việc chắn gió hiệu quả, đồng thời không cạnh tranh dinh dưỡng đều được đảm bảo tốt.

Làm cỏ

Chăm sóc cây chanh không hạt cần chú ý tới việc làm cỏ, dọn dẹp cỏ dại thường xuyên và đều đặn. Đảm bảo vườn trồng sạch sẽ, không có cỏ dại um tùm ảnh hưởng không gian phát triển, dễ dàng nhiễm sâu bệnh, cũng như cạnh tranh dinh dưỡng có thể xảy ra.

Nên ưu tiên trồng xen canh với một số cây họ đậu đỗ giúp hạn chế cỏ dại mọc, đồng thời cũng giúp bà con có thêm một nguồn thu đáng kể. Đặc biệt vào giai đoạn mùa mưa cần chú ý dọn cỏ quanh gốc, dọn dẹp cỏ rác nếu có để duy trì độ thông thoáng, tránh tình trạng cây bị sâu bệnh có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn bón phân khi trồng chanh không hạt

Tiêu chuẩn bón phân
Tiêu chuẩn bón phân khi trồng chanh không hạt

Đối với mỗi loại cây trồng đều cần chú ý tới việc bón phân đầy đủ. Với từng loại thì phân bón sử dụng sẽ có những thay đổi nhất định. Tìm hiểu và áp dụng đầy đủ giúp cung cấp đủ dưỡng chất để cây trồng phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Trong đó những yêu cầu trong bón phân cho cây chanh không hạt sẽ là:

Bón lót

Tiến hành bón lót cần thực hiện trong giai đoạn làm đất, đào hố trồng. Qua đó việc cải thiện lượng dinh dưỡng có trong đất trồng được thực hiện. Bón lót tiến hành trước thời điểm trồng khoảng 1 tháng là hợp lý nhất.

Đối với bón lót cho diện tích vườn trồng chanh không hạt chúng ta sử dụng lượng phân hữu cơ 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1 với lượng sử dụng khoảng 50 – 70kg/ 1000m2 diện tích canh tác.

Bón thúc

Vào năm đầu tiên sau khi trồng lượng phân bón lót còn khá nhiều, dinh dưỡng dồi dào nên việc bón thúc không cần thực hiện quá nhiều. Chúng ta chỉ cần bón thúc 1 lần với phân bón NPK 20-20-15 liều lượng từ 20 – 30kg/ 1000m2/ lần.

Từ năm thứ hai trở đi cây chanh không hạt bước vào giai đoạn kiến thiết. Lúc này, việc bón thúc cần được chú ý nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển, cho trái. Trong đó, bón thúc từ năm thứ 2 sau khi trồng thường tiến hành khoảng 4 lần:

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm bón thúc khoảng tháng 11 dương lịch với 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 20-20-15.
  • Bón thúc lần 2: Tiến hành bón thúc vào khoảng tháng 1 – 3 dương lịch sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng cụ thể khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.
  • Bón thúc lần 3: Tiến hành bón vào khoảng tháng 5 – 6 dương lịch với 20 – 30kg/ 1000m2 phân bón NPK 17-7-17.
  • Bón thúc lần 4: Sử dụng phân bón NPK 16-9-21 hoặc NPK 15-15-15+TE (sử dụng 100% K2SO4) hoặc NPK 12-12-18 với liều lượng khoảng 20 – 30kg/ 1000m2.

Kết luận

Tiến hành bón phân đúng cách, chăm sóc đạt chuẩn giúp cây chanh không hạt có điều kiện phát triển toàn diện. Qua đó, việc trồng chanh không hạt sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao. Canh tác cây chanh không hạt để làm kinh tế lúc này đem tới nguồn thu lớn, ổn định cho mỗi hộ gia đình. Áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh không hạt để thu được kết quả cao, đạt được mục tiêu mà chúng ta hướng tới.