Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng trong quá trình trồng trọt. Việc tìm hiểu và nắm bắt được kỹ thuật trồng cần tây và áp dụng đúng cách giúp việc canh tác diễn ra suôn sẻ, đồng thời đem lại năng suất cao. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cho rau cần tây sẽ mang tới cho chúng ta những kiến thức hữu ích, từ đó có thể áp dụng hiệu quả theo nhu cầu.
Kỹ thuật trồng rau cần tây
Thời vụ thích hợp để trồng cần tây
Cần tây được trồng phổ biến, thậm chí là quy hoạch trồng số lượng lớn ở nước ta. Về thời vụ trồng thì cần tây có thể được trồng quanh năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất đem lại năng suất cao cho loại rau này là thời điểm đầu xuân và cuối hè.
Đặc biệt chú ý nếu trồng cần tây vào cuối hè tại khu vực miền Bắc nên trồng ở vị trí dưới các tán cây, đồng thời cần có biện pháp chống năng hiệu quả bằng lưới cắt nắng đầy đủ. Qua đó sẽ tạo điều kiện để cần tây phát triển tốt, trong điều kiện lý tưởng nhất.
Yêu cầu về đất trồng
Trồng rau cần tây muốn đem lại năng suất cao, quá trình phát triển tốt thì đất trồng cần đảm bảo độ tơi xốp, chưa quá nhiều mùn, có nhiều phân hữu cơ. Đồng thời, độ pH thích hợp cho đất nên duy trì ở khoảng từ 5.8 – 6.8 là thích hợp nhất. Đối với chất đần phèn chua hoặc quá mặn không thể trồng được cần tây.
Tiến hành trồng rau cần tây
Việc trồng rau cần tây cần đảm bảo tuân thủ theo đúng yêu cầu, đúng kỹ thuật mới giúp loại rau này có được điều kiện tốt nhất để lớn lên, phát triển và cho năng suất cao. Trong đó những kỹ thuật cơ bản nhưng quan trọng cần chú ý tuân thủ là:
Làm đất
Tiến hành làm đất trước khi trồng khi thực hiện đúng tiêu chuẩn chắc chắn sẽ giúp quá trình nảy mầm, phát triển của cây cần tây là thuận lợi nhất. Trong đó việc làm đất cần chú ý:
- Tiến hành cày xới, đồng thời phơi ải thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi lên luống trồng.
- Đảm bảo đất cần được xử lý vôi trước khi thực hiện việc gieo trồng. Lượng vôi cần sử dụng khoảng 70 – 100kg/ 1000m2.
- Tiến hành lên luống với chiều cao tiêu chuẩn là 20 – 25cm, chiều rộng khoảng 1.2 – 1.5m và rãnh rộng khoảng 30cm là hợp lý. Đồng thời luống phải có độ bằng phẳng, không gồ ghề với đất tơi xốp.
Gieo hạt
Thực hiện gieo hạt cho cây cần tây chúng ta có thể hoàn thành với vài yêu cầu đơn giản cần được áp dụng như:
- Hạt được gieo trực tiếp vào luống sau khi quá trình làm luống hoàn thành. Về lượng hạt giống cần dùng là khoảng 1 – 1.2kg/ 1000m2.
- Trước khi tiến hành gieo hạt cần ngâm hạt cần tây trong nước ẩm tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ. Hạt cần tây khá nhỏ nên việc trộn cùng với tro bếp, hoặc cát giúp quá trình rắc đều và dễ dàng hơn, tránh tình trạng chỗ dày chỗ mỏng trên mặt luống.
- Sau khi gieo hạt cần rải thêm thuốc trừ côn trùng chuyên dụng để chống lại dế, kiến, hay mối,… hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần phủ một lớp rơm mỏng lên trên cùng với nhiệm vụ giúp duy trì độ ẩm cần thiết để hạt sớm nảy mầm. Ngoài ra, chú ý tới việc tưới nước nhằm giữ độ ẩm thích hợp.
Kỹ thuật chăm sóc rau cần tây
Thông thường sau khoảng từ 20 – 25 ngày thì hạt cần tây sẽ nảy mầm và dần phát triển thành cây con. Lúc này việc chăm sóc cần áp dụng theo đúng kỹ thuật mới giúp rau cần tây lớn lên nhanh chóng, chất lượng cao với năng suất vượt trội.
Bón phân cho rau cần tây
Thực hiện bón lót
Việc bón lót cần được hoàn thành đầy đủ nếu muốn trồng rau cần tây được thực hiện hiệu quả, diễn ra thuận lợi. Bón lót cần được thực hiện trước công đoạn gieo hạt, sau khi quá trình làm đất đã hoàn thành. Việc bón lót cho luống trồng cần tây tính trên 1000m2 cơ bản là: Phân hữu cơ Organic 1 hoặc Nutrifert sử dụng từ 70 – 100kg.
Quá trình bón lót khi đã thực hiện đầy đủ thì lúc này việc xới đất cần được tiến hành lần cuối cùng, thật đều trước khi gieo trồng cần tây.
Thực hiện bón thúc
Việc bón thúc cho cây cần tần tiến hành vào thời điểm sau khi gieo hạt từ 35 – 40 ngày là thời gian thích hợp nhất. Việc bón thúc cho cây cần tây cần chuẩn bị đầy đủ phân bón và tính trên diện tích trồng là 1000m2 sẽ là: Phân NPK Hà Lan 20-20-15 sử dụng khoảng 20 – 30k/lần.
Lưu ý việc bón phân
Chúng ta sử dụng phân bón đã chuẩn bị trước đó, thực hiện việc tưới đều trực tiếp lên từng gốc cần tây. Sau khi phân đã được tưới nên tưới lại một lần nữa bằng nước sạch giúp rửa trôi hoàn toàn phân còn bám lại trên lá. Cùng với việc tỉa cây, dặm lá giúp bề mặt luống được trồng cần tây đều khắp, mật độ thích hợp.
Đối với những lần bón phân tiếp theo yêu cầu cần thực hiện cách nhau từ 10 – 15 ngày với lượng phân sử dụng như lần đầu tiên. Ngoài ra, việc cân nhắc sử dụng thêm một số loại phân chuyên dụng để bón lá, hỗ trợ cho quá trình phát triển của lá cần tây ở mức tốt nhất. Với phân bón lá nên được tưới, hoặc phun vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn với tần suất từ 7 – 10 ngày/ lần.
Tưới nước cho rau cần tây
Ngoài ra, việc tưới nước cho rau cần tây không thể bỏ qua, cần được áp dụng đầy đủ và hiệu quả. Đây là loại cây dễ sống, ít sâu bệnh nên việc tưới nước đầy đủ, kết hợp bón phân đều đặn giúp rau phát triển nhanh chóng. Cần tây là loại cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên, duy trì được độ ẩm lý tưởng, không để đất khô cằn khiến cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng và kém chất lượng. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng khi mưa kéo dài.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Trong kỹ thuật chăm sóc cây cần tây thì phòng trừ sâu bệnh hại là một phần quan trọng không thể thiếu. Trong đó một số loại sâu bệnh hại thường gặp ở rau cần tây cụ thể sẽ là:
- Rệp hại: Thông thường triệu chứng thường gặp là khiến các lá non bị quan lại, thậm chí là gây biến dạng ở hoa sau này.
- Sâu ăn lá: Thường xuất hiện trong thời kì cần tây sinh trưởng khiến chất lượng lá giảm, thậm chí có thể khiến chúng ta không thể thu hoạch.
- Thối gốc: Tình trạng của bệnh biểu hiện qua việc cần tây phát triển chậm lại, phần lá héo đột ngột không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó phần gốc và thân bị nhiễm bệnh, có tình trạng thối mềm, màu nâu tốn và dần lan rộng dần lên ngọn. Đối với tình trạng này thì việc đầu tiên cần chú ý chính là vấn đề thoát nước.
- Cháy lá: Biểu hiện thường thấy là cây sinh trưởng chậm, lá bị cong, phần mép sẽ bị cháy không còn diệp lúc, đồng thời vết cháy trên lá dần dần sẽ lan vào bên trong làm hỏng hoàn toàn toàn bộ lá.
Chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật đồng thời sử dụng thuốc đặc trị cho từng bệnh giúp quá trình xử lý bệnh trên cây cần tây được thực hiện tốt. Qua đó việc chăm sóc, bảo vệ cho chất lượng, bảo vệ cho năng suất khi thu hoạch của loại cây này diễn ra thành công.
Thời gian thu hoạch rau cần tây
Thời gian thu hoạch rau cần tây sẽ là khoảng từ 100 – 140 ngày tính từ khi trồng, lúc này cây sẽ cao từ 30 – 45cm là đạt tiêu chuẩn. Việc thu hoạch có thể bằng cách nhổ cả cây, hoặc thu hoạch các lá bẹ xung quanh gốc.
Kết luận
Cần tây là một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nó giúp tăng hương vị, đảm bảo món ăn có được hương thơm đặc trưng, không thể thiếu. Bởi thế, trồng cần tây trở thành lựa chọn của nhiều người để đáp ứng cho nhu cầu của gia đình, hay phục vụ cho nhu cầu làm kinh tế. Tìm hiểu và tuân thủ theo kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cần tây phát triển khỏe mạnh, xanh tươi và cho năng suất cao, chất lượng lá tốt nhất.